Tin tức
Xác định lộ trình xét nghiệm thai kỳ theo các mốc quan trọng
- 08/06/2021 | Ghi lại các mốc thời gian trong thai kỳ nên thực hiện siêu âm màu
- 07/02/2020 | Xét nghiệm thai 20 tuần giúp chẩn đoán dị tật thai nhi
- 05/07/2021 | Thai nhi quay đầu ở thời điểm nào thai kỳ và các vấn đề liên quan
1. Khám thai lần đầu: tuổi thai nhi từ 5 - 8 tuần
Trong lần thăm khám đầu tiên này, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tiến hành kiểm tra tổng quát sức khỏe theo những biện pháp chẩn đoán dưới đây:
-
Siêu âm đầu dò: giúp xác định mẹ có mang thai hay không, thai nhi đã vào tử cung hay chưa.
-
Tính toán tuổi thai nhi: đã mang thai ở tuần thứ mấy và dự ngày sinh nở.
-
Đo huyết áp, cân nặng và chiều cao.
-
Xét nghiệm máu: kiểm tra nhóm máu, đánh giá nguy cơ thiếu máu, test viêm gan B, C, miễn dịch Rubella, giang mai và HIV, nhóm máu: Rh, ABO.
-
Xét nghiệm nước tiểu: chẩn đoán xem bạn có bị nhiễm trùng đường tiết niệu hay nhiễm trùng bàng quang hay không.
Xét nghiệm nước tiểu để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu và tăng huyết áp ở mẹ bầu
-
Khai thác bệnh sử và tư vấn:
-
Các loại thuốc thai phụ đang sử dụng là gì.
-
Có hút thuốc hoặc uống rượu bia không.
-
Đã từng tiêm các vắc xin phòng bệnh trước khi mang bầu hay chưa.
-
Nên bổ sung những vitamin, khoáng chất nào và các loại thực phẩm nên tránh trong thời gian mang thai.
-
Đặt lịch hẹn khám định kỳ cho lần khám thai tiếp theo hoặc khám lại khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào xảy ra.
2. Khám thai lần 2: khi mẹ mang bầu được 11 - 13 tuần 6 ngày
-
Mẹ bầu sẽ được thực hiện kiểm tra huyết áp, cân nặng.
-
Siêu âm thai 4D để cập nhật tình trạng tăng trưởng của thai nhi, phát hiện các dị tật bất thường nếu có (đo khoảng sau gáy).
-
Kiểm tra Double test (sàng lọc trước sinh): sàng lọc bệnh rối loạn đông máu, tan máu bẩm sinh Thalassemia, bệnh lý tuyến giáp.
-
Dựa vào kết quả siêu âm và xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ cho biết về tình trạng thai, hướng dẫn mẹ bầu về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, thuốc bổ cần dùng trong giai đoạn này.
3. Khám thai lần 3: thai nhi bước sang tuần thứ 16 - 22
-
Đo huyết áp, cân nặng cho mẹ bầu.
-
Siêu âm theo dõi tình trạng phát triển của bé.
-
Kiểm tra Triple test sàng lọc trước sinh.
-
Kiểm tra các chỉ số cần thiết qua xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu (nếu cần thiết).
4. Khám thai lần 4: khi thai được 22 - 28 tuần tuổi
-
Mẹ bầu cần thực hiện đo huyết áp, cân nặng.
-
Siêu âm hình thái thai nhi, kiểm tra sự tăng trưởng, phát triển của bé.
-
Nghiệm pháp dung nạp đường huyết để xác định xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không.
-
Đánh giá độ dài của cổ tử cung, sinh hoá máu, xét nghiệm nước tiểu để sàng lọc dấu hiệu sớm của tiền sản giật.
-
Tiêm phòng uốn ván VAT.
5. Khám thai lần 5: khi mẹ mang thai được 28 - 32 tuần tuổi
-
Đo huyết áp, cân nặng cho thai phụ.
-
Siêu âm kiểm tra hình thái thai, tình hình tăng trưởng của thai nhi, nhịp tim thai và chuyển động của bé trong bụng mẹ.
Mẹ bầu cần tuân thủ lộ trình xét nghiệm thai kỳ để con sinh ra được khỏe mạnh
-
Xét nghiệm nước tiểu: định kỳ 1 tháng/lần.
-
Tiêm phòng VAT lần 2.
-
Thảo luận về kế hoạch sinh nở.
6. Khám thai lần 6: khi thai ở tuần tuổi thứ 32 - 34
-
Mẹ bầu kiểm tra huyết áp, cân nặng.
-
Siêu âm thai nhằm đánh giá hình thái và các chỉ số của cơ thể thai nhi, nước ối, cân nặng, phần phụ thai.
-
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
7. Khám thai lần 7: Tuần thai thứ 34 - 36
-
Đo huyết áp cho mẹ bầu.
-
Kiểm tra sự tăng trưởng của thai nhi qua biện pháp kiểm tra nhịp tim, chuyển động của bé trong bụng mẹ, sờ nắn bụng, siêu âm,...
-
Kiểm tra sự tồn tại của liên cầu khuẩn nhóm B (GBS) qua xét nghiệm dịch âm đạo.
-
Xét nghiệm nước tiểu kiểm tra định kỳ.
8. Khám thai lần 8, 9, 10: khi em bé được 36 - 39 tuần tuổi
-
Đo huyết áp cho mẹ bầu.
-
Các kiểm tra thường quy: kiểm tra sự phát triển của thai nhi, nhịp tim thai, chuyển động trong bụng,
-
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
-
Đo monitoring: kiểm tra nhịp tim thai và cơn co tử cung.
9. Khám thai lần 11: mẹ mang bầu được 39 tuần
-
Đo huyết áp.
-
Siêu âm: kiểm tra tim thai, chuyển động thai nhi, sự tăng trưởng của bé, lượng nước ối.
-
Xét nghiệm nước tiểu định kỳ.
-
Đo monitoring.
Siêu âm thai giúp phát hiện những bất thường nếu có ở thai nhi
Các xét nghiệm sàng lọc trước sinh có thể thực hiện bao gồm:
-
Xét nghiệm không xâm lấn trước sinh (NIPT): giúp phát hiện hội chứng Down cũng như các bất thường khác. Có thể được thực hiện từ tuần thai thứ 9 hoặc ở thời điểm khác nếu bác sĩ nghi ngờ thai bất thường.
-
Siêu âm đo độ mờ da gáy hoặc vùng da phía sau cổ thai nhi: đánh giá khả năng mắc hội chứng Down, thực hiện trong tuần thai thứ 11 - 13 tuần 6 ngày.
-
Sinh thiết nhau thai: kiểm tra các vấn đề về nhiễm sắc thể trên mẫu nhau thai để chẩn đoán khả năng mắc hội chứng Down và những bất thường khác. Thời điểm thực hiện: tuần thai thứ 10 - 11 hoặc khi nghi ngờ bất thường thai kỳ.
-
Chọc dò nước ối: nước ối là dịch bao bọc quanh em bé, bác sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ dịch nước ối để kiểm tra liệu rằng thai nhi có gặp bất thường về nhiễm sắc thể hoặc vấn đề nào khác hay không. Thông thường khi thai được 16 - 22 tuần tuổi hoặc bất cứ thời điểm nào xảy ra bất thường sẽ tiến hành chọc dò nước ối.
Bên cạnh sưu tầm những kiến thức quan trọng liên quan đến lộ trình xét nghiệm thai kỳ, các cặp vợ chồng cũng cần cân nhắc lựa chọn các địa chỉ thăm khám uy tín và thuận tiện nhất, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những điểm đến chất lượng được rất nhiều gia đình tin tưởng để đồng hành trong lộ trình xét nghiệm thai kỳ cũng như chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.
Với việc cung cấp các gói khám đầy đủ những xét nghiệm cần thiết, MEDLATEC còn sở hữu cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế, máy móc hiện đại, quy trình thăm khám nhanh chóng cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp mẹ bầu luôn cảm thấy thoải mái, thuận tiện và an tâm khi sử dụng dịch vụ. Trao đổi và đặt lịch hẹn với chúng tôi qua tổng đài 1900565656 ngay hôm nay bạn nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!