Tin tức

Hướng dẫn cách phát hiện và chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Ngày 08/09/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến và rất dễ lây lan. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ là những thông tin hướng dẫn các phụ huynh cách phát hiện sớm và chăm sóc khi trẻ mắc phải căn bệnh này. 

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Loại bệnh này có thể xuất hiện ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi, do sức đề kháng của trẻ trong giai đoạn này còn yếu. 

tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi

Bệnh có 2 thể, một thể do virus đường ruột Enterovirus 71 (EV71) gây ra và một thể do virus đường ruột coxsackievirus  A16 gây ra. Cụ thể: 

Thể do virus đường ruột coxsackievirus  A16 (CA16) gây ra thì trẻ có thể tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần phải điều trị. Bé sẽ xuất hiện tình trạng tổn thương ở da và kèm theo sốt nhẹ, nhiều trường hợp có thể không sốt. Trong trường hợp này, cha mẹ có thể chăm sóc con tại nhà. 

Thể do virus đường ruột Enterovirus 71 (EV71)  Đây là trường hợp nguy hiểm và cần phải điều trị kịp thời. Nếu để lâu, trẻ bị bệnh sẽ gặp nguy hiểm hoặc rất dễ bị những biến chứng về sau như các vấn đề về thần kinh, viêm não hoặc bị ảnh hưởng lớn đến hệ hô hấp. 

2. Triệu chứng Bệnh tay chân miệng 

Những triệu chứng của bệnh khá đặc trưng nên bố mẹ có thể dễ dàng nhận biết để kịp thời cho con đi khám. Thông thường, trẻ có thể ủ bệnh khoảng 2 ngày và đến ngày thứ 3, những triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Dưới đây là một số triệu chứng bệnh được cho là phổ biến: 

tay chân miệng có triệu chứng là <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/khi-nao-thi-bi-sot-nong-lanh-va-an-gi-de-mau-khoi-s75-n20410'  title ='Sốt'>Sốt</a>
Sốt là dấu hiệu phổ biến của bệnh

2.1. Sốt

Khi bị virus, vi khuẩn tấn công, sốt chính là phản ứng thường gặp của cơ thể nhằm chống lại những yếu tố gây bệnh này. Vì thế, sốt là một triệu chứng phổ biến khi trẻ bị bệnh tay chân miệng. Nhưng tùy thuộc vào mỗi trường hợp, tùy thuộc vào mức độ bệnh, bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao. 

Vì thế, nếu đã áp dụng một số cách hạ sốt nhưng trẻ vẫn sốt cao không đỡ, cha mẹ nên nhanh chóng đưa con đến thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Sốt cao cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm và nếu không khắc phục sớm, bé có thể gặp phải những biến chứng khó lường. 

2.2. Các tổn thương trên da

Các bé mắc bệnh này thường xuất hiện những tổn thương trên da, chẳng hạn như các nốt mẩn đỏ, mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân hay trong khoang miệng hoặc lưỡi,…

tay chân miệng với những nốt phồng trên da
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng thường xuất hiện những tổn thương trên da

Những tổn thương này có thể khiến trẻ bị ngứa rát và càng khó chịu hơn khi mụn nước bị vỡ ra. Cha mẹ cần chăm sóc để hạn chế việc trẻ có thể dùng tay để gãi vào những vết đỏ trên da và các loại đồ chơi của bé đều cần được vệ sinh sạch sẽ. Đây là cách giúp bé tránh nguy cơ bị nhiễm trùng. 

2.3. Mệt mỏi, chán ăn

Ngoài các triệu chứng như sốt và các tổn thương trên da, cha mẹ cũng có thể nhận ra một dấu hiệu khác của bệnh tay chân miệng là trẻ bị đau ở miệng, ăn kém và luôn trong tình trạng mệt mỏi. Một số trẻ có biểu hiện bị tiêu chảy. 

2.4. Lưu ý

Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu đặc biệt nghiêm trọng dưới đây, cha mẹ nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt: 

  • Liên tục quấy khóc: Cha mẹ thường chủ quan cho rằng vì đau nên con quấy khóc nhưng cũng nhiều trường hợp trẻ liên tục khóc, thậm chí khóc cả đêm, cứ 20 phút lại dậy và liên tục quấy khóc. Hiện tượng này còn có thể là dấu hiệu cho thấy bé bị nhiễm độc thần kinh. Rất nguy hiểm.

  • Sốt cao liên tục: Trường hợp trẻ sốt cao mà không hạ dù bạn đã thực hiện những phương pháp hạ sốt thì bạn nên ngay lập tức đưa trẻ đi khám và làm theo chỉ định của bác sĩ, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng cho trẻ. 

  • Hay giật mình: Cho dù đang chơi đùa hoặc đang ngủ, bé cũng thường xuyên bị giật mình. Đây là một dấu hiệu không tốt, nó có thể là cảnh bảo của tình trạng nhiễm độc thần kinh ở trẻ.

Vì thế, nếu xuất hiện những triệu chứng đặc biệt kể trên, cha mẹ cần đưa trẻ đến thăm khám tại bệnh viện uy tín để trẻ được xử trí kịp thời. 

3. Hướng dẫn cách phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ

Để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần phải chú ý những điều dưới đây: 

  • Giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ: Thực hiện quy định ăn chín uống sôi, cần phải rửa tay sạch sẽ trước khi cho trẻ ăn hoặc trước khi chế biến đồ ăn của trẻ. Đồng thời, cần phải chú ý vệ sinh sạch sẽ các vật dụng ăn uống của trẻ, mẹ có thể ngâm các vận dụng này với nước sôi để đảm bảo diệt khuẩn tốt nhất. 

  • Đảm bảo trẻ được sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

  • Mẹ không nên nhai, mớm thức ăn cho bé để hạn chế lây nhiễm khuẩn bệnh.

  • Không tạo cho trẻ thói quen mút tay hoặc ngập đồ chơi. 

  • Không cho bé dùng chung cốc, bát, thìa, đồ chơi, khăn tay,… với những trẻ khác. 

  • Mẹ nên chú ý đến không gian của trẻ bằng cách thường xuyên vệ sinh bề mặt của các vật dụng mà trẻ tiếp xúc nhiều như đồ chơi, sàn nhà, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế,...

  • Nên cách ly bé với những trường hợp đang nghi ngờ hoặc đã mắc bệnh. Trường hợp, bé bị nghi nhiễm hoặc đã nhiễm bệnh, cha mẹ không nên để trẻ đến trường hoặc đến những nơi công cộng.

tay chân miệng nên đưa trẻ đi khám sớm phòng ngừa biến chứng
Nên đưa trẻ đi khám sớm để phòng ngừa biến chứng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ có thể chữa khỏi mà không để lại biến chứng nếu cha mẹ phát hiện sớm và nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế uy tín. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những gợi ý cho các mẹ. Khoa Nhi của bệnh viện có thể tiếp nhận và thăm khám nhiều trường hợp bệnh lý ở trẻ nhỏ. 

Bệnh viện được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại, không gian trong lành và được vô trùng để phòng ngừa nguy cơ lây chéo. Đặc biệt, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm với trẻ nhỏ sẽ giúp bố mẹ bớt đi phần nào sự lo lắng cho tình trạng sức khỏe của con em mình

Cha mẹ có thể gọi tới số 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn về vấn đề sức khỏe của trẻ và hỗ trợ đặt lịch khám sớm nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.