Tin tức

Khi nào thì bị sốt nóng lạnh và ăn gì để mau khỏi?

Ngày 07/11/2020
Tham vấn y khoa: ThS.BS Hoàng Thị Thúy
Sốt là hiện tượng thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn mức thân nhiệt cơ thể bình thường. Có rất nhiều trạng thái sốt khác nhau, trong đó có thể gặp tình trạng sốt nóng lạnh. Vậy sốt nóng lạnh có phải là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm gì không? Dưới đây là một số thông tin cần biết để quý đọc giả hiểu hơn về tình trạng sốt nóng lạnh!

1. Sốt nóng lạnh là gì? Nguyên nhân gây ra sốt nóng lạnh?

Sốt nóng lạnh cũng giống các triệu chứng sốt khác (thân nhiệt tăng lên) tuy nhiên biểu hiện ban đầu của triệu chứng này lại khá đặc biệt. Ban đầu người bệnh sẽ cảm thấy lạnh người chứ chưa hề có hiện tượng thân nhiệt nóng lên, dần dần bệnh nhân sẽ cảm thấy thân nhiệt trở lại bình thường rồi sau đó lại tăng trở lại. Thường người bệnh bị sốt nóng lạnh sẽ có những triệu chứng đi kèm khác như: cơ thể mệt mỏi, ăn uống khó khăn, đầy bụng, da dẻ xanh xao thiếu sức sống, thân nhiệt cơ thể lúc tăng lúc giảm,...

Nguyên nhân gây ra triệu chứng sốt nóng lạnh có thể đến từ:

  • Yếu tố ngoại cảnh: Sốt nóng lạnh có thể bắt nguồn từ các biến đổi của môi trường như thời tiết thay đổi đột ngột, những cơn gió mùa, những cơn gió độc hại, ô nhiễm môi trường,...

Thời tiết thay đổi đột ngột dễ gây ra tình trạng sốt nóng lạnh

Thời tiết thay đổi đột ngột dễ gây ra tình trạng sốt nóng lạnh

  • Yếu tố bệnh lý: Tình trạng sốt nóng lạnh cũng có thể là biến chứng do người bệnh có những căn bệnh nền. Một số trường hợp khác sốt nóng lạnh còn là dấu hiệu để nhận biết bạn có thể đang mắc chứng bệnh nào đó.

  • Yếu tố hệ miễn dịch: Không phải lúc nào tình trạng sốt nóng lạnh cũng là do các tác nhân bên ngoài gây ra mà có thể chính là triệu chứng kèm theo khi hệ miễn dịch của chúng ta đang hoạt động tích cực. Ví dụ như trẻ em vừa tiêm phòng xong cũng có thể bị sốt nóng lạnh do hệ miễn dịch hoạt động mạnh.

2. Các bệnh lý có thể gặp phải khi người bệnh có dấu hiệu sốt nóng lạnh?

Sốt nóng lạnh chỉ đơn thuần là một cơn sốt giao mùa khi thời tiết thay đổi đột ngột, hay do các virus vi khuẩn gây ra, hay có thể là dấu hiệu cho thấy người bệnh đang mắc phải những căn bệnh khá nguy hiểm như: Thương hàn, lao phổi, sốt phát ban,... hay thậm chí là do ung thư gan, não, phổi, tủy sống,...

Ung thư gan, não, phổi,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn sốt nóng lạnh

Ung thư gan, não, phổi,... cũng có thể là nguyên nhân gây ra những cơn sốt nóng lạnh

Trong một số trường hợp, sốt nóng lạnh còn được coi là việc có lợi do hệ miễn dịch của chúng ta đang hoạt động tích cực để đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, hầu hết các cơn sốt nóng lạnh, đặc biệt khi chúng kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và gia đình. Sự mệt mỏi, đau nhức có thể kéo dài mãi nếu chúng ta không có biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.

Sốt nóng lạnh ở phụ nữ có thai thì phải làm sao?

Có không ít trường hợp các mẹ bầu bị sốt nóng lạnh. Việc này khá nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi vì vậy người bệnh và gia đình phải thực sự lưu ý.

Một số trường hợp do chủ quan về việc sốt ở mẹ bầu mà dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thai nhi có thể sẽ bị dị tật ống thần kinh trong trường hợp người mẹ bị sốt cao, kéo dài mà không điều trị dứt điểm, đặc biệt là trong giai đoạn thai sản dưới 4 tháng.

3. Điều trị sốt nóng lạnh tại nhà có được không?

Sốt nóng lạnh hay bất kỳ dạng sốt nào khác thì chúng ta đều có thể có các phương pháp điều trị ở nhà hiệu quả. Việc quan trọng trong việc điều trị sốt tại nhà đầu tiên là tải phải tìm cách giúp người bệnh hạ sốt. Một số cách hạ sốt dân gian có thể sẽ giúp ích ít nhiều như: Xông hơi bằng nước các loại lá chữa bệnh (ví dụ như lá chanh, bưởi, ngải cứu), ăn cháo nóng (cháo hành, cháo tía tô, cháo đậu xanh, cháo thịt bằm gừng tươi),...

Xông hơi bằng nước lá cũng là một cách làm dân gian hiệu quả giúp cải thiện tình trạng sốt nóng lạnh

Xông hơi bằng nước lá cũng là một cách làm dân gian hiệu quả giúp cải thiện tình trạng sốt nóng lạnh

Người thân cũng nên giúp đỡ bệnh nhân hạ sốt bằng cách:

  • Nấu các loại thức ăn loãng cho người bệnh như cháo, canh, súp hay cho bệnh nhân uống các loại nước ép trái cây, rau củ để bù nước cho cơ thể.

  • Để người bệnh ở phòng thoáng mát, không bí và tránh đưa nhiều người thân thăm nom gây ngột ngạt không khí.

  • Hạn chế dùng các miếng dán hạ sốt cho bệnh nhân (nhất là đối với trẻ em) vì nếu dán quá nhiều sẽ khiến da người bệnh bị tổn thương.

  • Cho bệnh nhân dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng do các y bác sĩ kê đơn.

  • Chỉ cho bệnh nhân kiêng ăn các loại thực phẩm không tốt theo sự hướng dẫn của các bác sĩ, tránh tình trạng kiêng cữ quá đà dẫn tới việc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể người bệnh.

Có nên đến viện khi bị sốt nóng lạnh?

Đa số các trường hợp sốt nóng lạnh có thể điều trị tại nhà hoặc nhận tư vấn từ các bác sĩ để tự điều trị. Bệnh nhân có thể vẫn có thể sinh hoạt bình thường trong gia đình mà không cần thiết phải đi viện. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bệnh nhân sốt nóng lạnh kéo dài trong nhiều ngày, hoặc có kèm các triệu chứng nguy hiểm khác, hoặc có biểu hiện sốt tăng cao đột ngột,... Người thân nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để khám và điều trị.

Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế uy tín và chuyên nghiệp mà gia đình ta có thể tin tưởng. Một trong số đó ta phải nhắc tới bệnh viện MEDLATEC, đây là bệnh viện với kinh nghiệm thăm khám và điều trị sức khoẻ cho người bệnh trên 24 năm. Ngoài ra, bệnh viện còn sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn tay nghề cao và máy móc y tế cập nhật, hiện đại. Hãy liên hệ ngay tới tổng đài 1900565656 của chúng tôi để đặt lịch hẹn khám các bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.