Tin tức
Hướng dẫn mẹ chuẩn bị đồ đi sinh mổ từ A - Z
- 10/08/2022 | Cách kích thích chuyển dạ nhanh nhất trong giai đoạn cuối thai kỳ
- 14/12/2022 | Cách kích thích nhũ hoa gây chuyển dạ mẹ bầu nên biết
- 24/07/2024 | Mẹ sinh mổ nên ăn gì? Gợi ý món ăn ở cữ cho mẹ sinh mổ
1. Lưu ý trước khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ
Trước khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ thì mẹ cần có sự chuẩn bị tốt nhất về tâm lý, sức khỏe cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Tìm hiểu về sinh mổ
Sinh mổ là phương pháp phẫu thuật mổ lấy thai, nhau và màng ối qua vết mổ ở thành tử cung. Mẹ cần tìm hiểu kỹ về phương pháp sinh mổ, đặc biệt là chi phí phẫu thuật, quy trình thực hiện, cách chăm sóc sau phẫu thuật để cơ thể mau chóng hồi phục, phòng tránh biến chứng.
Giữ tâm lý thoải mái
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì tâm lý chung của các mẹ là hồi hộp, lo lắng, căng thẳng. Tuy nhiên, mẹ không nên để mình rơi vào trạng thái tinh thần này mà hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ, chuyên gia hay sự chia sẻ của người thân để cảm thấy bớt áp lực và dễ chịu hơn.
Mẹ cần giữ tinh thần vui vẻ và thoải mái trước khi sinh mổ
Chú ý đến sức khỏe
Sức khỏe của mẹ trong giai đoạn này là rất quan trọng, đảm bảo ca phẫu thuật được thuận lợi, suôn sẻ và phòng tránh được những rủi ro, biến chứng cho cả mẹ lẫn thai nhi. Vì vậy, hãy chú ý nhiều hơn đến sức khỏe bằng cách ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc và tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ.
Vận động và tập luyện
Vào cuối thai kỳ, trước lúc chuẩn bị đi sinh, mẹ không nên nằm hay ngồi một chỗ, thay vào đó, vẫn duy trì việc vận động và tập luyện. Việc này giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh biến chứng sinh mổ. Nhưng lưu ý là việc tập luyện lúc này cần hết sức cẩn thận, mẹ hãy tập những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp dưới sự tư vấn của bác sĩ và huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Phương án di chuyển sau sinh mổ
Sau sinh mổ 5 - 7 ngày, nếu sức khỏe mẹ và bé ổn định thì 2 mẹ con sẽ được xuất viện. Nếu nhà xa bệnh viện, gia đình cần có phương án di chuyển sao cho thuận tiện và an toàn nhất vì sức khỏe của mẹ và bé lúc này vẫn còn yếu. Tốt nhất là nên có người thân hỗ trợ trong quá trình di chuyển về nhà.
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ
Trước khi đi sinh nói chung, mẹ hãy vệ sinh cơ thể sạch sẽ vì việc tắm gội sau sinh sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là với mẹ sinh mổ. Ngoài ra, mẹ cũng cần chú ý cắt tỉa móng tay gọn gàng, kể cả sau khi sinh xong cũng cần cắt tỉa móng tay để thuận tiện trong việc chăm em bé.
Mẹ bầu chú ý vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước khi đi sinh
Nhịn ăn theo hướng dẫn
Trước khi mổ đẻ, mẹ sẽ được hướng dẫn nhịn ăn để đảm bảo ca phẫu thuật thành công, phòng tránh biến chứng nôn mửa, khó tiêu, viêm phổi hay tràn dịch phổi trong và sau khi gây tê, gây mê. Thường thì mẹ sẽ phải nhịn uống nước lọc trước mổ khoảng 2 - 4 giờ, nhịn ăn từ 6 - 8 giờ, đặc biệt là tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc (nếu có) trước khi phẫu thuật.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể trao đổi với bác sĩ, chuyên gia y tế về tình trạng ăn uống của mình, chẳng hạn như nhịn ăn quá lâu có thể làm choáng váng, mệt mỏi, ngất xỉu, không đảm bảo sức khỏe cho ca mổ. Tùy vào tình trạng thực tế của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp. Mẹ tuyệt đối không tự ý thay đổi hướng dẫn nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
2. Hướng dẫn mẹ chuẩn bị đồ đi sinh mổ
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ là việc rất quan trọng để quá trình sinh và lưu viện được thuận lợi, thoải mái nhất. Vậy mẹ cần chuẩn bị những gì?
Các loại giấy tờ quan trọng
Dù sinh thường, sinh mổ hay điều trị bệnh lý nào tại bệnh viện thì cũng cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ quan trọng. Với mẹ sinh mổ, ngoài giấy tờ cá nhân (thẻ CCCD, thẻ BHYT,…) thì mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ sổ khám thai, kết quả khám thai, kết quả xét nghiệm, chỉ định mổ thai chủ động từ bác sĩ,…
Đồ dùng cho em bé
Khi chuẩn bị đồ đi sinh mổ, không thể bỏ qua việc chuẩn bị đồ dùng cho em bé. Có rất nhiều thứ của em bé mà mẹ cần chuẩn bị, bao gồm:
- Trang phục: Trang phục cho bé bao gồm quần áo, tất vớ, bao tay, mũ,… Nên chọn trang phục có chất liệu an toàn, mềm mại, thoáng mát.
- Các loại khăn: Bao gồm khăn quấn bé, khăn tắm, khăn sữa,… Riêng đối với khăn ướt thì cần chọn loại không mùi, lành tính để tránh gây kích ứng.
- Tã bỉm: Mẹ chuẩn bị càng nhiều càng tốt vì trẻ sơ sinh đi tiểu và đi ngoài rất nhiều lần trong ngày.
- Băng rốn: Để băng rốn cho bé trong những ngày đầu sau sinh, khi rốn của bé chưa rụng.
- Bình sữa, núm vú và sữa công thức: Mẹ sinh mổ thường chưa được tiếp xúc với con ngay sau sinh nên sữa có thể về chậm và không thể cho bé bú ngay. Do đó, cần chuẩn bị bình sữa, núm vú và sữa công thức cho trẻ mới sinh để bé bú tạm thời.
- Túi đựng đồ dùng của bé: Tất cả đồ dùng của bé cần được giữ trong túi để vừa đảm bảo sạch sẽ, vừa thuận tiện trong quá trình sử dụng và di chuyển trong bệnh viện.
Một số đồ dùng cần thiết cho bé khi đi sinh
Đồ dùng cho mẹ
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ không chỉ là đồ dùng của em bé mà còn có cả đồ dùng của mẹ, bao gồm:
- Đồ dùng cá nhân: Bàn chải đánh răng, kem đánh đánh răng, sữa tắm, dầu gội khô, băng vệ sinh,…
- Giày, dép chống trơn trượt.
- Áo ngủ, áo khoác.
- Áo lót, áo cho con bú.
- Quần lót.
- Gối nằm thoải mái.
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ bao gồm đồ dùng cho cả mẹ và bé
Trên đây là những hướng dẫn chuẩn bị đồ đi sinh mổ để bạn tham khảo và áp dụng. Nếu vẫn còn thắc mắc cần được tư vấn thêm hoặc bạn đang quan tâm đến dịch vụ khám sức khỏe phụ khoa, theo dõi thai kỳ tại Chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!