Tin tức
Hướng dẫn nặn mụn đúng cách để quên nỗi lo về sẹo
- 16/12/2022 | Top 10 cách trị mụn cám tại nhà hiệu quả các bạn gái nên thử
- 20/02/2023 | Mụn ẩn là gì và cách xử lý nhanh gọn mụn ẩn
- 03/01/2023 | Mách bạn cách dùng thuốc trị mụn sao cho hiệu quả
1. Phân loại mụn nên nặn và mụn không nên nặn
1.1. Mụn có thể nặn
Một số loại mụn sau có thể tìm hiểu cách nặn mụn tại nhà:
- Mụn đầu đen: có thể dùng thuốc không kê đơn như benzoyl peroxide hay axit salicylic bôi lên mụn để nới lỏng nốt mụn rồi mới nặn mụn.
- Mụn đầu trắng: dùng cồn khử trùng vùng da bị mụn rồi mới nặn mụn.
Mụn đầu đen nhỏ có thể tự nặn tại nhà
1.2. Mụn không nên tự nặn
Các trường hợp sau được khuyến cáo không nên tự nặn mụn để tránh bị viêm nhiễm:
- Mụn mủ: nặn mụn có thể làm mủ viêm lây sang vùng da lành kế cận.
- Mụn u nang viêm, nang mụn trứng cá: nên đến gặp bác sĩ da liễu để được lấy mụn và dùng thuốc giảm mụn an toàn.
2. Hướng dẫn nặn mụn đúng cách
2.1. Vì sao cần nặn mụn đúng cách?
Không phải trường hợp nào cũng nên nặn mụn và nếu được thì cũng cần biết nặn mụn đúng cách để tránh gặp phải những hệ lụy “đau thương” sau đây:
- Bị sẹo lõm, sẹo rỗ trong tương lai: nếu dùng dụng cụ nặn mụn thiếu vệ sinh hoặc không phù hợp rất dễ gặp phải tình trạng này.
- Dây thần kinh bị ảnh hưởng: miệng và mũi là những vùng tập trung nhiều dây thần kinh giác quan nên nếu không nặn mụn đúng cách sẽ gây đau đớn, tạo áp lực cho da và thậm chí còn tổn thương dây thần kinh.
- Nhiễm trùng máu: dùng dụng cụ đầu nhọn để nặn mụn dễ làm tổn thương da, tăng cơ hội cho vi khuẩn tấn công sâu trong da kết quả là nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng.
- Kích thích mụn mới mọc lên: bã nhờn, nhân mụn còn sót lại và vi khuẩn xâm nhập do quá trình nặn mụn sai có thể lây sang vùng da lân cận. Điều này kết hợp với việc da không được khử trùng sạch sẽ rất dễ làm da bị nhiễm khuẩn nên mụn mới mọc lên.
- Hệ lụy khác: cấu trúc da bị phá vỡ, mụn trở nên nặng hơn, tăng lượng vi khuẩn bám trên da,...
2.2. Thao tác nặn mụn đúng cách
Muốn nặn mụn đúng cách cần chọn được đúng thời điểm mụn đã “chín” để tác động lấy hết chân mụn ra ngoài bằng dụng cụ chuyên biệt đã được tiệt trùng. Bằng việc thực hiện các bước sau đây, bạn có thể dễ dàng nặn mụn đúng cách:
Cần thực hiện thao tác nặn mụn đúng cách để tránh tổn hại cho da
- Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ nặn và làm sạch da
Để đảm bảo an toàn và nặn mụn thuận tiện bạn cần có đầy đủ các dụng cụ: bông tẩy trang, tăm bông, găng tay y tế, khăn bông, chậu nước ấm, sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng ẩm cùng các sản phẩm sát khuẩn và tẩy tế bào da chết.
- Bước 2: Vệ sinh làm sạch da
Lấy bông tẩy trang thấm dung dịch tẩy trang lau lên bề mặt da để loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn bám dính trên da sau đó rửa mặt bằng sản phẩm phù hợp với da và thoa toner để da được cân bằng.
- Bước 3: Xông hơi cho da
Hơ mặt trên chậu nước ấm với khoảng cách khoảng 30cm sau đó lấy một chiếc khăn bông to sạch trùm kín đầu để cho hơi ấm không thể thoát ra ngoài được. Bước này sẽ giúp da mặt được làm mềm, lỗ chân lông giãn nở ra, nhân mụn bị bít tắc được nới lỏng, quá trình nặn mụn sau đó trở nên dễ dàng và da cũng hạn chế được tổn thương.
- Bước 4: Sát khuẩn
Dùng dung dịch sát khuẩn hoặc nước muối sinh lý thấm ướt vào bông tẩy trang rồi lau toàn bộ mặt. Thông qua việc làm này da sẽ được sát trùng nhờ đó mà ngăn ngừa được sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
- Bước 5: Lấy nhân mụn
Đeo găng tay y tế rồi lấy tăm bông để nhấn và lấy nhân mụn, thao tác thực hiện cần thật nhẹ nhàng.
Trước và sau nặn mụn da cần được sát khuẩn để tránh viêm nhiễm
- Bước 6: Sát khuẩn da
Sau khi mụn đã được loại bỏ chân thì cần được sát trùng lại để ngăn không bị vi khuẩn xâm nhập.
- Bước 7: Bôi PHA (Axit polyhydroxy)
Dung dịch PHA có tác dụng tẩy tế bào chết, trị mụn và chống kích ứng da. Bằng việc bôi PHA bạn sẽ kiểm soát được nguy cơ nhiễm khuẩn và làm khô cồi mụn.
- Bước 8: Làm sạch da
Dùng nước thường để rửa sạch bề mặt da sao cho PHA không tồn đọng lại trên da.
- Bước 9: Bôi toner
Bước này không thể thiếu trong quy trình nặn mụn đúng cách vì toner giúp cho da được cân bằng, làm dịu lại và được tăng cường độ ẩm để trở nên khỏe mạnh hơn.
- Bước 10: Bôi kem dưỡng ẩm
Tốt nhất nên bôi serum HA cho da để cấp ẩm và tăng độ mịn màng, căng bóng cho làn da.
3. Lưu ý chăm sóc da sau khi nặn mụn
Dù bạn đã nặn mụn đúng cách nhưng sau khi nặn mụn bạn không chăm sóc da thì rất dễ bị sẹo thâm và khiến cho da khó phục hồi lại được. Muốn vậy, bạn cần:
- Không dùng tay chạm tay lên vùng da đã được nặn mụn để tránh tạo cơ hội cho tác nhân có hại ở tay bám vào da gây viêm nhiễm hoặc hình thành mụn mới.
- Không dùng mỹ phẩm trong vòng 24 giờ sau nặn mụn, chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa mặt và xịt khoáng cấp ẩm cho da.
- Không dùng bất cứ hoạt chất mạnh nào cho da trong thời gian đầu sau nặn mụn vì nó có thể làm tăng mức độ kích ứng, làm bào mòn và suy giảm miễn dịch tự nhiên của da.
- Bảo vệ da không bị tấn công bởi tia UV bằng cách dùng kem chống nắng trước khi đi ra ngoài 30 phút để da không bị hình thành sắc tố đen gây thâm sạm sau nặn mụn.
Tìm hiểu để nặn mụn đúng cách chỉ nên áp dụng với các trường hợp mụn đầu đen và đầu trắng ở mức độ nhẹ, ít khi tái diễn. Nếu mụn kéo dài, tiến triển nghiêm trọng và thường xuyên tái phát thì tốt nhất nên đến gặp bác sĩ da liễu để kiểm tra da và được hướng dẫn điều trị mụn an toàn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!