Tin tức
Hướng dẫn xử trí khi thấy người bị trụy tim mạch
- 24/05/2021 | Tầm soát bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh nâng cao hiệu quả điều trị
- 02/04/2021 | Bệnh tim bẩm sinh sống được bao lâu và chế độ chăm sóc khoa học
- 10/06/2021 | Các bệnh tim mạch thường gặp ở người cao tuổi và cách phòng ngừa
- 31/05/2021 | Cảnh báo mức độ nguy hiểm của bệnh tim mạch do béo phì
1. Trụy tim mạch do những nguyên nhân nào gây ra?
Trụy tim mạch xảy ra khi nhịp tim bị rối loạn hoặc tim đột nhiên ngừng đập hẳn hoặc ngừng tạm thời trong một khoảng thời gian. Tình trạng này có thể làm giảm lưu lượng máu vận chuyển Oxy lên não khiến não bị tổn thương vĩnh viễn. Trụy tim có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng đột tử.
Xơ vữa động mạch có thể gây trụy tim
- Trụy tim mạch có thể do những nguyên nhân dưới đây:
+ Rung thất: Thay vì thực hiện chức năng bơm máu, các buồng tim của người bệnh lại co bóp liên tục mà không thể kiểm soát được, rung động một cách vô ích. Chính vì điều này dẫn tới nhịp tim bị giảm đáng kể, huyết áp cũng hạ thấp đột ngột. Những trường hợp nghiêm trọng sẽ gây ra tình trạng cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các cơ quan trong cơ thể. Cuối cùng, dẫn đến đột tử.
+ Rung nhĩ: Nút xoang có nhiệm vụ tập chung các tế bào cơ tim biệt hóa, phát ra những xung động điện, truyền đến các tế bào tim và chỉ huy tim co bóp đều đặn, nhịp nhàng.
Tuy nhiên trong trường hợp xung động không do sự chỉ huy của nút xoang mà do một số vị trí khách của hai buồng tâm nhĩ thực hiện. Điều này khiến cho buồng tâm nhĩ kích thích liên tục cơ nhĩ. Khi đó, tâm thất không thể bơm máu đến các cơ quan của cơ thể một cách hiệu quả nhất. Đây được gọi là tình trạng tâm nhĩ.
Trụy tim mạch có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, những trường hợp có nguy cơ cao bao gồm:
- Những bệnh nhân từng mắc một số bệnh lý về tim mạch.
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình về trụy tim.
- Sử dụng chất kích thích.
- Mất cân bằng dinh dưỡng, nhất là các trường hợp không cung cấp đầy đủ magie và kali.
Người cao tuổi có nguy cơ bị trụy tim mạch cao hơn người trẻ
- Những người thường xuyên hút thuốc lá.
- Người đang trong chế độ thừa cân, béo phì.
- Người có bệnh lý nền, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, cao huyết áp,…
- Nam giới có nguy cơ bị trụy tim và dẫn đến đột tử cao hơn nam giới.
- Người ở độ tuổi trung niên sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
2. Trụy tim gây ra những triệu chứng như thế nào và cách xử trí ra sao?
Khi bị trụy tim, bệnh nhân có thể gặp phải một số triệu chứng như sau: Đột nhiên bị ngã mà không có bất cứ va chạm nào, khó thở, ngừng thở, choáng ngất hoặc đau ngực, đau hàm dưới, đau hai cánh tay, đau lưng và toát mồ hôi.
Trong trường hợp gặp người nào đó có dấu hiệu bị trụy tim, việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bạn cần làm đó là gọi cấp cứu và gọi người thân của bệnh nhân để đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có thể xảy ra tình trạng tổn thương não hoặc tử vong trong một thời gian rất ngắn (từ 4 đến 6 phút).
Không giống như những tế bào khác, nếu tế bào não đã tổn thương thì sẽ không thể tái tạo trở lại. Ở điều kiện bình thường, tế bào nào chỉ có thể chịu đựng tình trạng thiếu oxy trong thời gian khoảng 5 phút. 5 phút đặc biệt này còn được gọi là chết lâm sàng. Do vậy, để cứu sống bệnh nhân cần cung cấp lại máu não và oxy trong thời gian nhanh nhất có thể.
Với những trường hợp bệnh nhân đã ngừng thở và mất ý thức, có thể thực hiện các bước cấp cứu ngay trong thời gian chờ xe cấp cứu để tăng cơ hội sống cho người bệnh. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách xử trí:
- Làm thông đường thở: Trước hết, đặt người bệnh nằm ngửa trên mặt phẳng. Lưu ý, mặt quay về một bên và đầu cổ người bệnh ưỡn ra.. Sau đó, dùng tay để mở miệng bệnh nhân và móc sạch đờm dãi và dị vật.
Cần sơ cứu kịp thời để tăng cơ hội sống cho người bệnh
- Thổi ngạt: Có thể dùng miệng - miệng hoặc miệng-mũi, ưu tiên thổi miệng-miệng vì hiệu quả tốt hơn. Cách thổi ngạt cho bệnh nhân như sau:
+ Trước hết, dùng tay đặt lên trán của người bệnh, đồng thời kịp mũi của bệnh nhân bằng ngón cái và ngón trỏ.
+ Sau đó dùng bàn tay còn lại để nâng hàm dưới của bệnh nhân đồng thời mở miệng của bệnh nhân. Tiến hành thổi miệng – miệng khoảng 10-12 lần/phút.
+ Nếu làm đúng cách sẽ thấy lồng ngực bệnh nhân nở vồng lên.
- Ép tim ngoài lồng ngực:
+ Chọn vị trí thích hợp nhất ở một bên của người bệnh.
+ Sau đó, đặt một bàn tay lên chính giữa xương ức, bàn tay còn lại đặt lên bàn tay trước, các ngón tay xen kẽ với nhau.
+ Ép vuông góc lồng ngực. Lực ép sao cho độ lún của xương ức từ 4 đến 5cm.
+ Sau đó nhấc tay và thực hiện tiếp lần ép sau.
- Cần thực hiện đan xen 2 động tác ép tim và thổi ngạt. Quy trình thực hiện là 30 lần ép tim rồi đến 2 lần thổi ngạt.
Duy trì lối sống lành mạnh để phòng ngừa bệnh lý về tim mạch
Nếu cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường, bạn không nên chủ quan. Đặc biệt là một số triệu chứng như đau ngực, đau đầu, chóng mặt, khó thở, ngất xỉu,... Cách tốt nhất là hay đến các cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán tình trạng sức khỏe hiện tại.
Nếu có nguy cơ về một số bệnh lý tim mạch. Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên giúp bạn điều chỉnh chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt để cải thiện sức khỏe tim mạch. Nên loại bỏ thói quen hút thuốc, không ăn các món ăn có quá nhiều dầu mỡ, chất béo và muối. Đồng thời, nên tích cực vận động thể thao để tăng cường sức khỏe tim mạch.
Mọi thắc mắc cần được giải đáp và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, nhân viên tổng đài của chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!