Tin tức
Huyết áp cao có uống được sâm không và những lưu ý khi sử dụng
- 27/07/2021 | Những tác hại khi tự ý ngừng uống thuốc huyết áp cao bạn nên biết
- 24/09/2020 | Nguyên nhân gây huyết áp cao và những biến chứng của bệnh
- 12/12/2020 | Huyết áp cao là bao nhiêu và các biến chứng có thể gặp phải
Từ lâu nhân sâm đã được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe con người
1. Tìm hiểu về bệnh cao huyết áp
Việc tìm hiểu về bệnh cao huyết giúp chúng ta có đầy đủ kiến thức để phòng tránh bệnh cũng như biết được huyết áp cao có uống được sâm không.
Bệnh cao huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực dòng máu tác động vào thành mạch khi vận chuyển máu đi nuôi cơ thể. Để xác định được chỉ số huyết áp người ta thường sử dụng máy đo huyết áp điện tử, huyết áp cơ. Một người được cho là có huyết áp bình thường khi có các chỉ số dưới đây:
-
Huyết áp tâm thu không vượt quá 130 mmHg.
-
Huyết áp tâm trương không vượt quá 80 mmHg.
Khi chỉ số huyết áp tâm thu trên 140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương vượt quá 80 mmHg thì khả năng cao bạn đã bị cao huyết áp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp chỉ số huyết áp của bạn tăng cao chỉ là tạm thời, cụ thể:
-
Sau khi uống nhiều nước hoặc ăn quá no.
-
Vừa mới thực hiện các hoạt động thể dục thể thao như chạy bộ, nhảy dây, tập thể dục,...
-
Sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, trà đậm,...
-
Tâm trạng căng thẳng, hồi hộp, nôn nao.
Biểu hiện của cao huyết áp
Nói tóm lại, cao huyết áp là khi chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương vượt mức 140/90 mmHg. Ngoài ra, các chỉ số này duy trì ở mức bền vững chứ không thay đổi, nó kéo dài từ ngày này sang ngày khác chứ không xuất hiện tạm thời như các trường hợp trên. Ngoài chỉ số huyết áp tăng cao, nó còn có thể đi kèm với nhiều dấu hiệu do tổn thương cơ quan đích như:
-
Thị lực suy giảm, mờ mắt.
-
Xuất hiện tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu cam hoặc đi tiểu ra máu,...
-
Nhịp tim bị rối loạn, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đánh trống ngực, cảm giác hồi hộp, bồn chồn.
-
Suy giảm chức năng thận: tiểu ít, tiểu đạm, mặt phù,...
-
Suy tim: khó thở, mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức,...
-
Hệ thần kinh bị ảnh hưởng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng hơn có thể là rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng tập trung và ghi nhớ.
Có thể xác định tình trạng cao huyết áp bằng hai chỉ số chính là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
2. Người bị huyết áp cao có uống được sâm không?
Những người bị bệnh mạn tính, trong đó có cao huyết áp thường phải kiêng khem nhiều món ăn và thực phẩm khác nhau. Vì thế nên, nhiều người hay thắc mắc bị cao huyết áp có uống được sâm không?
Sâm có tác dụng gì đối với người bị cao huyết áp
Có thể nói rằng, đối với những người bị cao huyết áp nhân sâm có thể mang đến một số lợi ích. Cụ thể như:
-
Giảm căng thẳng, lo âu hạn chế trầm cảm. Qua đó gián tiếp cân bằng lại chỉ số huyết áp.
-
Bảo vệ tế bào gan thận khỏi các yếu tố có hại, cải thiện khả năng co bóp của cơ tim, tăng cường vận chuyển máu đi khắp cơ thể, giúp ổn định huyết áp hiệu quả.
-
Kết hợp với các loại thuốc Đông, Tây y trong việc hạn chế tình trạng kết tập tiểu cầu.
-
Giảm mỡ trong máu hạn chế tình trạng mỡ máu cao, giúp cải thiện và phòng chống tình trạng xơ vữa động mạch. Từ đó hạn chế được nguy cơ khiến tình trạng huyết áp cao chuyển biến nặng.
Nhân sâm giúp cải thiện và hỗ trợ điều trị tình trạng cao huyết áp
Qua những lý do trên, người bị cao huyết áp có thể sử dụng nhân sâm, tuy nhiên phải biết sử dụng đúng cách. Ngoài ra, không chỉ người bị cao huyết áp mà những đối tượng khác còn có thể sử dụng nhân sâm để nâng cao sức khoẻ.
Lưu ý khi sử dụng nhân sâm ở người cao huyết áp
Dẫu biết rằng nhân sâm mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, sử dụng sai cách nhân sâm vẫn có thể gây ra nhiều tác hại không mong muốn, đặc biệt là những người cao huyết áp. Vì thế, bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
-
Sử dụng nhân sâm với liều lượng vừa phải, không nên lạm dụng chúng để tránh gây hại cho sức khỏe.
-
Không được uống đồng thời hoặc có thời gian sử dụng gần nhau đối với nhân sâm và thuốc hạ áp để tránh giảm tác dụng thuốc.
-
Trước khi sử dụng nhân sâm trước 1 tháng, hãy thiết lập 1 thói quen luyện tập thể dục thể thao.
-
Thường xuyên đến bệnh viện để theo dõi các chỉ số huyết áp.
-
Nên ăn nhạt và bổ sung sữa đậu nành mỗi ngày.
-
Không dùng nhân sâm khi đói để hạn chế tình trạng hạ huyết áp quá mức.
-
Nhân sâm là thực phẩm chức năng không phải thuốc chữa bệnh và không thế thay thế thuốc chữa bệnh.
Nhân sâm tuy tốt nhưng không được quá lạm dụng chúng quá nhiều trong cuộc sống
Có thể thấy rằng, nhân sâm mang lại nhiều lợi ích đến sức khỏe cho người bị cao huyết áp. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng nhân sâm trong điều trị bệnh, mà cần phải kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, thói quen nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc điều trị đúng cách và đặc biệt là thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh.
Một địa chỉ thăm khám và điều trị cao huyết áp đáng tin cậy mà bạn nên lựa chọn là Khoa Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Không chỉ được biết đến với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn cao mà còn là cơ sở y tế uy tín sở hữu hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi tới thăm khám.
Nếu còn thắc mắc “huyết áp cao có uống được sâm không” hoặc các vấn đề liên quan đến sức khỏe, đặt lịch khám,... Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!