Tin tức
Khi mang bầu bị ngứa vùng kín là do đâu, phải làm thế nào?
- 15/04/2022 | Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn ổi được không?
- 13/04/2022 | Cẩm nang sức khỏe: bà bầu bị táo bón nên ăn gì?
- 30/05/2022 | 8 nhóm thực phẩm nên đưa vào thực đơn cho bà bầu bị cao huyết áp
1. Tại sao khi mang bầu bị ngứa vùng kín?
1.1. Nội tiết tố nữ thay đổi
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến nhiều thai phụ bỗng nhiên bị ngứa vùng kín. Thời điểm bắt đầu mang thai, cơ thể sẽ tiết ra nhiều hormone estrogen và progesterone làm cho độ cân bằng pH của âm đạo bị thay đổi từ đó làm cho âm đạo bị khô và ngứa. Đặc biệt, với những thai phụ có tiền sử khô âm đạo hoặc bị chàm bội nhiễm thì càng dễ gặp tình trạng này.
Sự thay đổi nội tiết tố nữ là lý do khiến cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín
1.2. Bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa có thể là tác nhân gây ngứa vùng kín ở thai phụ như:
+ Viêm âm đạo: vi khuẩn, vi nấm tấn công khiến cho vùng kín bị ngứa, sưng đỏ, đau rát, ra khí hư bất thường và có mùi hôi,...
+ Viêm nhiễm đường tiết niệu: sự tồn tại của vi khuẩn E. coli gây nên hiện tượng ngứa rát khi tiểu tiện. Ngoài ra, mẹ bầu còn bị đi tiểu rắt, đau bụng, đi tiểu nhiều lần, tiểu có máu,...
+ Viêm lộ tuyến tử cung: vùng kín bị ngứa rát, nóng và đau bụng dưới.
+ Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: giang mai, lậu,... khiến cho mẹ bầu bị ngứa vùng kín, đau buốt khi tiểu tiện, sưng tấy và mẩn đỏ âm đạo,...
+ Rận lông mu: do rận mu gây ra, khiến cho vùng kín bị ngứa rát.
1.3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài những tác nhân trên đây thì ngứa vùng kín khi mang thai còn có thể xuất phát từ:
- Thực hiện thao tác vệ sinh vùng kín chưa đúng cách.
- Bị dị ứng với thành phần có trong dung dịch vệ sinh, sữa tắm,...
- Đồ lót có chất liệu bí bách, mặc quá chật,...
2. Hiện tượng ngứa vùng kín khi mang thai có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?
Tùy theo mức độ ngứa ngáy, nguyên nhân gây ra hiện tượng này mà sức ảnh hưởng của nó đến thai phụ và thai nhi sẽ có sự khác nhau. Ở cấp độ thấp nhất, bà bầu bị ngứa vùng kín sẽ có tâm lý rất khó chịu, cảm thấy bất tiện dù làm bất cứ việc gì. Những điều này sẽ khiến cho hoạt động thường ngày dễ bị gián đoạn vì khó tập trung, tâm trạng mẹ bầu căng thẳng hơn.
Ngứa vùng kín khiến thai phụ gãi ngứa, làm trầy xước “cô bé” và tạo cơ hội cho tác nhân gây hại tấn công gây ra bệnh phụ khoa
Không chỉ có vậy, cảm giác ngứa ngáy còn làm nhiều mẹ bầu phải gãi ngứa và kết quả là vùng kín dễ bị tổn thương, trầy xước, vi khuẩn gây hại có điều kiện xâm nhập và gây ra các bệnh lý phụ khoa. Nếu mẹ bầu bị ngứa vùng kín do các bệnh lý phụ khoa mà không được phát hiện và điều trị sớm thì sức khỏe thai nhi có thể bị ảnh hưởng, nặng nhất sẽ gây sảy thai hoặc sinh non.
Một điều đáng nói nữa là ngứa vùng kín ở thai phụ do vi nấm, vi khuẩn,... khi trẻ sinh thường sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa, da liễu, thị giác bị ảnh hưởng,... vì lây nhiễm từ mẹ. Riêng những mẹ bầu tự dùng thuốc trị ngứa vùng kín mà không có chỉ định của bác sĩ sẽ có nguy cơ gặp tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ xương, não bộ và tim mạch của thai nhi.
3. Mẹ bầu bị ngứa vùng kín cần làm gì?
Khi mang bầu bị ngứa vùng kín, việc trước tiên thai phụ cần làm là hàng ngày cần vệ sinh “cô bé” đúng cách:
- Mỗi ngày rửa vệ sinh vùng kín 2 lần bằng nguồn nước sạch và không được thụt rửa sâu vào phía trong âm đạo.
- Luôn nhớ vệ sinh sạch vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh hoặc sau quan hệ tình dục.
- Tìm hiểu kỹ về thành phần có trong dung dịch vệ sinh và sữa tắm trước khi sử dụng để tránh dùng phải sản phẩm có chứa thành phần gây kích ứng da.
Nếu tình trạng ngứa ngáy vùng kín khi mang thai kéo dài tốt nhất thai phụ nên khám bác sĩ phụ khoa để tìm ra căn nguyên. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm cần thiết để có căn cứ đưa ra chẩn đoán về hiện tượng mẹ bầu bị ngứa vùng kín như: soi tươi dịch âm đạo dưới kính hiển vi, cấy dịch âm đạo, cấy nước tiểu,...
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín thường xuyên hoặc kéo dài cần khám bác sĩ phụ khoa để biết hướng xử lý an toàn
Khi đã có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ kết hợp với kết quả thăm khám để đưa ra phác đồ điều trị chấm dứt tình trạng ngứa ngáy vùng kín cho từng thai phụ mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Ngoài ra, trong quá trình bị ngứa vùng kín, thai phụ cũng cần:
- Chọn mặc quần lót được làm từ chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giúp cho vùng kín luôn khô thoáng.
- Thay quần lót ít nhất mỗi ngày 2 lần.
- Không gãi ngứa để tránh tạo điều kiện cho viêm nhiễm thêm trầm trọng.
- Có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để cơ thể được tăng cường sức đề kháng tốt nhất.
- Không dùng chất kích thích và hạn chế ăn đồ ngọt để giảm thiểu cơn ngứa vùng kín.
- Tham vấn ý kiến bác sĩ để chọn đúng loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng trong thai kỳ.
Mẹ bầu bị ngứa vùng kín tuyệt đối không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào, dù chỉ là thuốc bôi bên ngoài âm đạo. Mang thai là một giai đoạn nhạy cảm, cần đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc tự ý dùng thuốc rất dễ khiến thai nhi đứng trước các nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, sinh non,...
Nếu bị ngứa âm đạo trong thai kỳ và chưa biết hướng xử trí, thai phụ có thể đến trực tiếp Chuyên khoa Sản - phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC kiểm tra. Tại bệnh viện, các bác sĩ chuyên khoa đầu ngành sẽ trực tiếp thăm khám và chỉ định những xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra nguyên nhân và có hướng xử trí hiệu quả, an toàn với hiện tượng ngứa vùng kín trong thai kỳ.
Để đặt lịch thăm khám và tư vấn về sức khỏe thai kỳ, quý khách hàng có thể liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!