Tin tức
Khi nào nên nhổ răng khôn và chi tiết quy trình thực hiện
- 01/10/2023 | Nhổ răng khôn bao lâu thì há miệng được và cách tập há miệng sau nhổ răng
- 30/09/2023 | Khi nào có thể nhổ 2 răng khôn cùng lúc?
- 01/11/2023 | Hiểu đúng về tiểu phẫu răng khôn và cách chăm sóc nhanh lành thương
1. Răng khôn là gì?
Răng khôn (răng số 8) là những chiếc răng mọc cuối cùng, nằm phía bên trong hàm. Thông thường, răng khôn bắt đầu mọc trong giai đoạn 17 - 25 tuổi. Đây là những chiếc răng cuối cùng của khung hàm và thường không có đủ không gian để mọc nên dễ xảy ra tình trạng mọc lệch, kẹt, không mọc được hoặc đâm vào các răng kế bên, gây đau đớn, viêm nhiễm và làm hư hại răng lân cận.
Việc theo dõi và xử lý răng khôn là điều cần thiết để tránh gặp phải những biến chứng nghiêm trọng.
Răng khôn mọc ở vị trí cuối cùng của khung hàm
2. Khi nào nên nhổ răng khôn?
Do lo ngại về vấn đề sức khỏe răng miệng khi mọc răng khôn nên nhiều người vẫn băn khoăn không biết khi nào nên nhổ răng khôn. Chuyên gia răng hàm mặt khuyến cáo, răng khôn nên được nhổ trong các trường hợp:
2.1. Răng khôn mọc lệch
Do mọc sau, không có đủ không gian nên răng khôn thường mọc lệch hoặc chèn vào răng khác. Điều này có thể gây chèn ép, làm cho lên các răng lân cận bị hư hại và gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
Nếu bạn cảm thấy đau ở khu vực mọc răng khôn, nhất là khi nhai thì đó có thể là dấu hiệu của việc răng khôn đang mọc lệch, mọc kẹt hoặc gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này, việc nhổ răng khôn là giải pháp tối ưu để giảm thiểu cơn đau và tránh gặp phải các vấn đề răng miệng nghiêm trọng.
2.2. Răng khôn gây nhiễm trùng
Khi răng khôn mọc không mọc đúng cách có thể gây viêm nhiễm xung quanh khu vực mọc răng. Viêm lợi, viêm quanh chân răng hoặc nhiễm trùng mô mềm là những vấn đề thường gặp trong quá trình mọc răng khôn. Nhiễm trùng không được điều trị kịp thời có thể lan rộng và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, đây cũng là tình huống cần chú ý với những ai đang quan tâm khi nào nên nhổ răng khôn.
2.3. Răng khôn làm hư hại răng xung quanh
Răng khôn mọc lệch có thể đâm vào và làm hư hại các răng lân cận. Áp lực từ răng khôn có thể khiến các răng khác bị lệch, hư men răng hoặc gây viêm nhiễm. Trong trường hợp này, để bảo vệ sức khỏe của các răng lân cận thì việc nhổ răng khôn là cần thiết.
Răng khôn mọc lệch làm tổn hại răng lân cận cần được nhổ bỏ
3. Biến chứng có thể gặp phải khi không nhổ răng khôn kịp thời
Nếu không biết được khi nào nên nhổ răng khôn để xử trí kịp thời thì có thể gặp phải một số biến chứng như:
- Nhiễm trùng mạn tính: nhiễm trùng từ răng khôn có thể lan rộng, gây viêm tủy răng, viêm xương hàm thậm chí là áp xe răng khôn.
- Hỏng răng lân cận: răng khôn có thể gây áp lực và làm hỏng các răng lân cận, gây mất răng hoặc phải điều trị phục hồi răng tương đối phức tạp.
- U nang: trong một số trường hợp, răng khôn không mọc có thể hình thành u nang xung quanh răng, gây tổn thương đến xương hàm và các răng khác.
4. Quy trình nhổ răng khôn và chăm sóc sau khi nhổ răng khôn
4.1. Quy trình nhổ răng khôn
- Kiểm tra và chuẩn bị
Nha sĩ sẽ chụp X-quang để xác định vị trí và tình trạng của răng. Nếu cần thiết, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau hoặc thuốc kháng sinh trước khi tiến hành nhổ răng.
- Tiến hành nhổ răng
Người bệnh được gây tê cục bộ để không cảm thấy đau đớn trong quá trình nhổ răng. Tiếp sau đó, nha sĩ sẽ rạch một đường nhỏ ở lợi rồi nhổ bỏ răng khôn. Một số trường hợp sẽ phải chia nhỏ phần chân và thân răng khôn sau đó mới tiến hành nhổ bỏ để giảm thiểu tổn thương.
- Chăm sóc sau phẫu thuật
Sau khi nhổ răng bạn cần dùng thuốc và thực hiện các bước vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của nha sĩ để tránh nhiễm trùng.
Người bệnh cần khám nha sĩ để biết chính xác khi nào nên nhổ răng khôn
4.2. Chăm sóc sau nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng khôn, việc chăm sóc và theo dõi vết thương là rất quan trọng để đảm bảo quá trình phục hồi diễn ra thuận lợi:
- Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc chườm đá lạnh để giảm sưng và đau tại vùng đã phẫu thuật.
- Không thực hiện động tác đánh răng mạnh vào vùng răng vừa nhổ. Sau khi đánh răng cần dùng nước muối ấm để súc miệng nhẹ nhàng.
- Trong những ngày đầu, bạn nên ăn các loại thức ăn mềm, dễ nuốt và tránh các món ăn cứng, nóng hoặc gia vị cay.
- Nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào như sưng, đau kéo dài hoặc sốt, hãy liên hệ ngay với nha sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
4.3. Khi nào không cần nhổ răng khôn?
Bên cạnh việc tìm hiểu khi nào nên nhổ răng khôn, bạn cũng cần lưu ý rằng, một số trường hợp sau không nên nhổ răng khôn:
- Răng khôn mọc đúng vị trí và có sự liên kết chặt chẽ với các răng còn lại.
- Răng khôn không gây ảnh hưởng đến răng liền cạnh.
- Hình dạng răng khôn không phát triển theo chiều hướng đáng lo ngại.
- Có bệnh lý mạn tính: tim mạch, thần kinh, tiểu đường, đông máu,...
- Thai phụ, phụ nữ ở trong kỳ kinh hoặc đang cho con bú.
Nhổ răng khôn là một quyết định quan trọng khi bạn gặp phải các vấn đề như răng mọc lệch, mọc ngầm hoặc gây viêm nhiễm. Tuy nhiên, muốn biết chính xác khi nào nên nhổ răng khôn thì bạn cần đến nha sĩ thăm khám để được đánh giá về việc có nên nhổ răng khôn hay không.
Chuyên khoa Răng hàm mặt - Hệ thống Y tế MEDLATEC sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống máy móc hiện đại, là địa chỉ uy tín được khách hàng lựa chọn chăm sóc sức khỏe nha khoa. Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám sức khỏe Răng hàm mặt có thể liên hệ đặt trước lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!