Tin tức
Khô cổ họng khi ngủ dậy là do đâu? Phòng tránh bằng cách nào?
- 20/01/2025 | Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là do đâu? Có nguy hiểm không?
- 02/03/2025 | Vì sao bị hôi miệng từ cổ họng và cách xử trí bệnh hiệu quả
- 18/03/2025 | Lý do đau họng tái đi tái lại và cách phòng ngừa
- 03/04/2025 | Nuốt nước bọt đau họng uống thuốc gì mau khỏi?
1. Vì sao bị khô cổ họng khi ngủ dậy?
Không chỉ gây khó chịu mà tình trạng khô cổ họng khi ngủ dậy còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và là biểu hiện của một số bệnh lý. Dưới đây là những lý do phổ biến dẫn đến tình trạng này:
- Do cơ thể bị thiếu nước: Nếu cơ thể không tiết đủ nước bọt, bạn sẽ bị khô miệng, khô cổ họng. Trong khi đó, nước chính là yếu tố chính tạo ra nước bọt. Nếu bạn không cung cấp đủ nước cho cơ thể, lượng nước bọt tiết ra sẽ ít hơn và dẫn đến tình trạng khô cổ họng.
Khô cổ họng sau khi thức dậy có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Uống bia rượu trước khi ngủ: Đây là nguyên nhân có thể dẫn đến mất nước nhẹ và gây khô miệng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại chất kích thích khác, chẳng hạn như hút thuốc lá có thể tác động lên hệ thần kinh, làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt và dẫn đến khô cổ họng khi ngủ dậy.
- Thở bằng miệng khi ngủ: Nếu bạn mở miệng trong lúc đang ngủ, các mô trong miệng sẽ bị khô. Đặc biệt, những trường hợp bị nghẹt mũi thường phải thở chủ yếu bằng miệng. Đó chính là lý do họ thức dậy với cảm giác khô hoặc đau rát cổ họng.
- Chứng ngưng thở khi ngủ: Những người thường xuyên ngủ ngáy và mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường gặp phải tình trạng khô miệng vào mỗi sáng. Chứng ngưng thở khi ngủ có biểu hiện là hơi thở gián đoạn, bệnh nhân thở hổn hển, ngáy to. Không chỉ thường xuyên thở bằng miệng dẫn đến tình trạng khô cổ họng khi ngủ dậy, người bệnh còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đau đầu, dễ cáu kỉnh và giảm khả năng tập trung.
- Các tác nhân môi trường: Nguyên nhân khiến cổ họng của bạn bị khô khi vừa thức dậy, có thể là do những yếu tố bên ngoài môi trường như do thời tiết lạnh và hanh khô, phòng ngủ sử dụng máy điều hòa nhiệt độ và để mức nhiệt quá thấp, không gian phòng ngủ có nhiều bụi bẩn, nấm mốc,...
- Do bệnh lý: Một số bệnh mạn tính có thể gây khô cổ họng khi ngủ dậy, bao gồm:
+ Bệnh tiểu đường: Lượng đường trong máu tăng cao chính là một trong những nguyên nhân khiến bạn tăng cảm giác khát nước và bị khô họng.
+ Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng axit dịch vị từ dạ dày trào ngược lên thực quản cũng là một trong nguyên nhân khiến bạn khô và đau rát họng. Trong khi đó, những cơn trào ngược rất dễ xảy ra khi người bệnh nằm ngủ.
Trào ngược dạ dày có thể gây khô cổ họng
+ Bệnh Alzheimer: Đây là bệnh lý gây ra tình trạng suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, người bệnh không nhận biết được cảm giác khát nước,... từ đó có thể dẫn đến tình trạng khô họng.
- Hội chứng Sjogren: Đây là một dạng bệnh tự miễn có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến lệ và cũng có thể là nguyên nhân khiến cơ thể tiết quá ít nước bọt. Kết quả là người bệnh thường xuyên thức dậy với cảm giác khô miệng, khô cổ họng.
- Do thuốc điều trị: Một số loại thuốc như thuốc dị ứng, thuốc cao huyết áp, thuốc chống trầm cảm,... có thể khiến người bệnh bị khô cổ họng khi thức dậy. Ngoài ra, bệnh nhân ung thư đang trong quá trình xạ trị hay hóa trị cũng có thể gặp phải tác dụng phụ là đau rát họng, khô họng.
2. Phòng ngừa khô cổ họng khi ngủ dậy
Dưới đây là một số biện pháp đơn giản giúp bạn phòng tránh tình trạng khô cổ họng khi ngủ dậy để tăng chất lượng giấc ngủ và hạn chế những ảnh hưởng do vấn đề này gây ra:
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Mỗi người nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày. Lưu ý, ưu tiên lựa chọn nước lọc và nước ép trái cây. Bên cạnh đó, bạn cần tránh dùng bia rượu và các loại đồ uống có chứa cồn.
Mỗi người nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
- Tránh xa những chất độc hại, đặc biệt không nên uống bia rượu và hút thuốc lá trước giờ đi ngủ.
- Điều trị tích cực các bệnh lý về đường hô hấp: Nếu bạn mắc phải những bệnh về đường hô hấp, gây ra tình trạng khó thở, thở bằng miệng khi ngủ, bạn nên tích cực điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để giảm triệu chứng và phòng ngừa nguy cơ biến chứng của bệnh.
Điều trị tích cực bệnh đường hô hấp để hạn chế tình trạng khô cổ họng khi ngủ dậy
Một số biện pháp có thể giúp bạn kiểm soát những vấn đề về đường hô hấp như súc miệng bằng nước muối, dùng thuốc nhỏ mũi để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, uống thuốc kháng viêm để giảm sưng đau ở họng, thường xuyên uống nước ấm,…
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Đây là lưu ý rất quan trọng để có thể đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế tối đa tác dụng phụ của thuốc. Trong trường hợp thường xuyên bị đau cổ họng về đêm và gặp phải những triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc, bạn nên nhanh chóng thông báo với bác sĩ về tình trạng này để được hướng dẫn xử trí kịp thời.
- Sắp xếp lại không gian phòng ngủ: Bạn nên thường xuyên vệ sinh phòng ngủ để hạn chế gặp phải những vấn đề sức khỏe do vi khuẩn, bụi bẩn gây ra, đặc biệt là những trường hợp có cơ địa nhạy cảm, dễ bị dị ứng với thời tiết, nước hoa, lông động vật,...
Nếu dùng máy lạnh, bạn nên để mức nhiệt phù hợp, tránh để mức nhiệt quá thấp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng kết hợp với máy tạo ẩm để độ ẩm không khí trong phòng ngủ luôn được cân bằng.
Trên đây là một số nguyên nhân khiến bạn bị khô cổ họng khi ngủ dậy và một số gợi ý giúp bạn khắc phục tình trạng này. Nếu thường xuyên bị khô cổ họng sau khi thức dậy và có kèm theo những triệu chứng khác thường, bạn không nên chủ quan mà cần đi khám sớm.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy mà bạn có thể lựa chọn để thăm khám và điều trị bệnh. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt đặt lịch khám, quý khách có thể gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn nhanh chóng, chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
