Tin tức

Khó thở khi mang thai khi nào là bất thường - vấn đề mẹ bầu cần chú ý

Ngày 23/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Khó thở khi mang thai có thể xảy ra trong những tháng đầu hoặc suốt thai kỳ gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe cũng như khiến mẹ bầu lo lắng. Thực tế, nếu khó thở nhẹ thường là triệu chứng bình thường của thai kỳ và không gây hại cho mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên vẫn cần lưu ý khi khó thở đi kèm với triệu chứng khác là biểu hiện bệnh lý hô hấp hay tim phổi. Vậy khó thở khi mang thai khi nào là bất thường?

1. Khó thở có phải là triệu chứng bình thường khi mang thai?

Trong hầu hết trường hợp, khó thở là triệu chứng bình thường của thai kỳ do nhiều nguyên nhân.

Khó thở là dấu hiệu khá thường gặp trong thai kỳ

Khó thở là dấu hiệu khá thường gặp trong thai kỳ

Cụ thể như sau:

1.1. Khó thở trong tam cá nguyệt thứ nhất

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi kích thước còn nhỏ và chưa thấy rõ nhưng mẹ bầu vẫn có thể gặp phải tình trạng khó thở, nguyên nhân là do:

  • Do sự tăng nhanh hormone progesterone làm dày lớp niêm mạc tử cung, từ đó ảnh hưởng tới nhịp thở. Người mẹ có xu hướng hít vào và thở ra nhiều hơn, song nhiều mẹ bầu không cảm thấy sự thay đổi này mà chỉ thấy mình đang thở bình thường. Đôi khi tình trạng nhịp thở tăng nhanh khiến mẹ bầu có cảm giác như bị khó thở.

  • Do hoạt động của hệ hô hấp khi bắt đầu mang thai, dung tích phổi được mở rộng để thu được nhiều oxy hơn, một phần chia sẻ cho thai nhi thông qua máu nuôi thai. Sự thay đổi này cũng góp phần gây tình trạng khó thở ở mẹ bầu mang thai những tháng đầu.

Khó thở là một trong các dấu hiệu ốm nghén

Khó thở là một trong các dấu hiệu ốm nghén

1.2. Khó thở là dấu hiệu của ốm nghén

Thực tế khó thở không được cho là dấu hiệu mang thai nhưng ở nhiều phụ nữ, triệu chứng này đi kèm với các dấu hiệu thai nghén khác như: buồn nôn, đầy hơi, đi tiểu nhiều, chướng bụng, táo bón, chán ghét 1 số loại thực phẩm, khứu giác nhạy cảm,...

1.3. Khó thở tiến triển trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu vẫn có thể cảm thấy khó thở liên tục khi thai nhi lớn dần lên do mẹ cần cung cấp lượng oxy lớn cho thai phát triển. Ngoài ra, khi kích thước thai tăng lên, tử cung mở rộng có thể chèn ép lên các cơ quan khác.

Thường từ tuần thứ 31 của thai kỳ trở đi, thai lớn sẽ chèn ép lên phổi khiến bà bầu khó thở, có hiện tượng thở nông kéo dài. Cho đến vài tuần cuối của thai kỳ khi thai đã di chuyển sâu về phía khung chậu chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ, áp lực đến phổi nhỏ hơn và mẹ bầu cũng cảm thấy ít khó thở hơn.

Như vậy, khó thở là hiện tượng bình thường do ảnh hưởng của hormone progesterone trong thai kỳ hoặc do thai lớn chèn ép vào phổi. Song vẫn cần chú ý các trường hợp khó thở là dấu hiệu bệnh nguy hiểm cần phát hiện điều trị sớm.

Cẩn thận khó thở là dấu hiệu bệnh tim mạch ở thai phụ

Cẩn thận khó thở là dấu hiệu bệnh tim mạch ở thai phụ

2. Khó thở khi mang thai khi nào là bất thường?

Khó thở do ảnh hưởng của thai kỳ thường không nghiêm trọng, mẹ bầu có thể có cảm giác nhẹ khi nghỉ ngơi và tăng lên khi hoạt động gắng sức. Hơn nữa, tình trạng khó thở do thai kỳ thường không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày.

Nếu mẹ bầu bị khó thở nghiêm trọng, xảy ra đột ngột và đi kèm với các triệu chứng bất thường sau thì cần chú ý, đây có thể là dấu hiệu bệnh tim mạch hoặc hô hấp nguy hiểm.

  • Tim mạch đập nhanh và mạnh.

  • Ho ra máu.

  • Ho liên tục, ho dai dẳng không dứt.

  • Cảm giác tức ngực, thở khò khè.

  • Chóng mặt, ngất xỉu.

  • Da, môi, đầu ngón tay và ngón chân xanh tái.

  • Triệu chứng của hen suyễn trở nên nghiêm trọng.

  • Sốt vừa đến sốt cao, ớn lạnh,...

Các bệnh lý hô hấp hoặc tim mạch nếu xảy ra khi bạn trong thai kỳ thường nghiêm trọng hơn, có thể đe dọa đến tính mạng của thai nhi. Do đó, không nên chủ quan nếu triệu chứng khó thở bất thường như trên, cần đi khám để tìm nguyên nhân chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

3. Nên làm gì khi bị khó thở khi mang thai?

Cảm giác khó thở khi mang thai trong suốt thai kỳ gây không ít khó chịu cho mẹ bầu, hơn nữa còn có xu hướng nặng lên khi thai phát triển lớn. Để giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, mẹ bầu có thể áp dụng một số cách dưới đây.

Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu để giảm tình trạng khó thở và triệu chứng thai kỳ khác

Tránh tiếp xúc với mùi khó chịu để giảm tình trạng khó thở và triệu chứng thai kỳ khác

3.1. Hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc mùi khó chịu

Mẹ bầu cần tuyệt đối tránh xa khói khói thuốc, tuyệt đối không hút thuốc khi mang thai vì có thể gây dị tật thai nhi và nhiều bất thường khác. Ngoài ra, tránh xa những chất gây mùi khó chịu cũng giúp mẹ giảm cảm giác khó thở hơn như: chất gây dị ứng, phấn hoa, chất gây ô nhiễm, mùi hương nhân tạo, chất độc,...

3.2. Vệ sinh không khí sạch sẽ

Không gian nhà ở và nơi làm việc nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Nếu mẹ bị khó thở nặng hoặc từng mắc bệnh hô hấp, tốt nhất nên sử dụng máy lọc không khí để giảm bụi bẩn, nấm mốc gây khó thở nghiêm trọng hơn.

3.3. Vận động và làm việc hợp lý

Việc nghỉ ngơi hoàn toàn khi gặp dấu hiệu khó thở khi mang thai là không phù hợp, mẹ vẫn nên vận động với cường độ phù hợp. Các bài tập nhẹ nhàng, vừa sức sẽ giúp tăng sức khỏe, giảm triệu chứng khó thở mệt mỏi và các triệu chứng thai kỳ khác.

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên tránh làm việc quá sức, thức khuya dậy sớm, để cơ thể nghỉ ngơi nhiều hơn cho thai kỳ khỏe mạnh.

 Nên đi khám nếu mẹ bị khó thở nặng kéo dài trong thai kỳ

Nên đi khám nếu mẹ bị khó thở nặng kéo dài trong thai kỳ

Mẹ bầu bị khó thở kéo dài trong thai kỳ nên chú ý theo dõi dấu hiệu bệnh đi kèm, di chuyển chậm nhẹ nhàng để tim và phổi hoạt động nhẹ nhàng, hiệu quả hơn.

Khi làm việc hoặc nghỉ ngơi, hãy duy trì tư thế ngồi hoặc đứng phù hợp để phổi mở rộng. Tư thế này giúp việc hít thở thoải mái hơn, cảm giác khó thở khi mang thai cũng được giảm bớt.

3.4. Một số tư thế thoải mái

Khi ngủ, tư thế thoải mái để mẹ cảm thấy bớt khó thở hơn là tư thế kê gối phía dưới lưng. Khi ở tư thế này, áp lực từ tử cung lên phổi được giảm nhẹ hơn, từ đó mẹ sẽ thấy bớt khó thở trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba.

Trong hoạt động hàng ngày, nếu bị khó thở nặng, mẹ có thể nâng hai cánh tay lên, đặt lên đỉnh đầu. Tư thế này sẽ giúp giảm áp lực cho khung xương sườn, từ đó việc hít thở sẽ dễ dàng hơn.

Hãy chú ý các dấu hiệu trên để nhận biết khó thở khi mang thai khi nào là bất thường và đi khám kiểm tra. Không nên chủ quan bởi các tình trạng khó thở bất thường này có thể là dấu hiệu của bệnh lý tim mạch, hô hấp nguy hiểm ảnh hưởng đến mẹ và thai.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.