Tin tức
Khoai sọ và khoai môn có phải là một không - Tác dụng của từng loại
- 04/12/2020 | Gợi ý thực đơn giảm cân với hạt chia, yến mạch, khoai lang và trứng
- 12/12/2021 | Bất ngờ trước 8 lợi ích của khoai sọ đối với sức khỏe
- 01/07/2022 | Góc giải đáp: tiểu đường ăn khoai lang được không?
- 22/11/2022 | Khoai mỡ - món ngon dân dã nhưng lại rất giàu dưỡng chất
- 25/04/2023 | Tác dụng của khoai lang là gì? Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang
1. Khoai sọ và khoai môn có phải là một không?
Thực tế, phần lớn mọi người đều cho rằng khoai môn và khoai sọ là một loại khoai. Thế nhưng, chúng thực chất là 2 loại khoai khác nhau.
Củ khoai môn tương đối to
Theo đó, khoai môn và khoai sọ đều thuộc họ thực vật Araceae, gọi chung là loài Colocasia Esculenta nhưng khác biệt đôi chút về mặt kích thước và màu sắc. Cụ thể:
- Kích thước: Cả hai giống khoai đều cây ăn củ, củ thì lại được phân chia thành củ cái và củ con. Trong đó, củ khoai môn tương đối to, chủ yếu là củ cái và rất ít củ con, cân nặng trung bình từ 1.5 đến 2 kg. Còn củ khoai sọ loại nhỏ hơn, gồm nhiều củ con, mỗi củ cũng chỉ to bằng khoảng nắm tay.
- Màu sắc bên ngoài: Lớp vỏ bên ngoài khoai môn màu nâu, gồm nhiều đường vân ngang và vân dọc, bề mặt tương đối nhẵn. Trong khi đó, lớp vỏ bên ngoài của khoai sọ lại sẫm màu hơn, gồm nhiều lông dài, bề mặt nhám hơn khoai môn.
- Màu sắc bên trong: Màu sắc phần ruột của khoai môn là màu trắng, màu vàng hoặc hơi tím. Còn khoai sọ lại có phần thịt bên trong chủ yếu là màu trắng.
Củ khoai sọ nhỏ hơn khoai môn
Mặc dù khác biệt đôi chút về hình dáng bên ngoài nhưng cả hai loại khoai này đều có thành phần và tác dụng tương tự nhau. Chúng hay được sử dụng để chế biến thành một số món ăn như canh xương, bánh ngọt, lẩu,...
2. Thành phần dinh dưỡng của khoai sọ, khoai môn
Tuy rằng khác biệt đôi chút về mặt hình dạng, màu sắc bên trong và bên ngoài nhưng cả khoai môn và khoai sọ đều có thành phần dinh dưỡng khá tương đồng. Sau đây là thành phần dinh dưỡng cơ bản trong 100g khoai môn và khoai sọ theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA):
- Đạm: 1.2g
- Tổng chất béo lipid: 0.2g
- Carbohydrate: 26.5g
- Chất xơ: 4.1g
- Tổng lượng đường: 0.4g.
- Khoáng chất Canxi: 43mg
- Khoáng chất sắt: 0.55mg
- Khoáng chất Magie: 33mg
- Khoáng chất Kali: 591mg
- Natri: 11 mg
- Khoáng chất kẽm: 0.23mg
- Khoáng chất đồng: 0.172mg
- Selen: 0.7µg
- Vitamin C: 4.5mg
- Vitamin B1: 0.095mg
- Vitamin B2: 0.025 mg
- Vitamin B3: 0.6mg
- Vitamin B5: 0.303mg
- Vitamin B6: 0.283 mg
- Vitamin A: 4µg
- Vitamin E: 2.38 mg
- Vitamin K: 1µg
Tổng chất béo lipid trong 100g khoai môn và khoai sọ chỉ vào khoảng 0.2g
Ngoài ra, trong thành phần của khoai môn và khoai sọ còn chứa nhiều dưỡng chất tốt khác như axit béo không bão hòa, Lysin, Glycin, Caroten,... Năng lượng trong 100g khoai môn và khoai sọ tương đương 112 kcal, lượng nước tương ứng 70.6g.
3. Vì sao nên sử dụng khoai môn và khoai sọ?
3.1. Tốt cho hệ tiêu hóa
Lượng chất xơ trong khoai môn tương đối cao. Đây là nhóm dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn.
Bổ sung chất xơ hàng ngày thông qua những thực phẩm như khoai môn, khoai sọ giúp phòng ngừa hiệu quả chứng táo bón, các hội chứng đường ruột nguy hiểm, tạo điều kiện để lợi khuẩn phát triển.
Chất xơ trong khoai môn, khoai sọ tốt cho đường tiêu hóa
3.2. Giúp giảm huyết áp
Theo phân tích, trong cả khoai môn và khoai sọ đều chứa các khoáng chất như Magie, Kali, kẽm,.... Trong đó, Kali là khoáng chất tham gia vào quá trình cân bằng chất lỏng trong tế bào, hỗ trợ ổn định nhịp tim, giúp giảm huyết áp.
3.3. Hỗ trợ hoạt động của hệ miễn dịch
Khoai môn và khoai sọ đều chứa một lượng lớn vitamin C, cùng hàng chất chống oxy hóa khác. Chúng sẽ tham gia hiệu quả vào hoạt động hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống đỡ tốt hơn trước tác nhân gây bệnh.
3.4. Giúp giảm cân hiệu quả
Chất xơ trong khoai môn và khoai sọ có tác dụng giúp cơ thể cảm thấy no lâu hơn. Năng lượng trong 2 loại củ này không quá cao rất thích hợp cho người cần giảm cân.
Ăn khoai môn, khoai sọ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, hỗ trợ giảm cân
Mặt khác, lượng chất xơ cao còn tham gia vào quá trình trao đổi chất, hỗ trợ cơ thể đào thải nhanh chóng các chất cặn bã, ngăn ngừa tích mỡ, giúp cơ thể phần nào thon gọn hơn.
3.5. Thúc đẩy lưu thông khí huyết
Lượng tinh bột trong khoai là thành phần quan trọng tham gia vào quá trình lên men, tổng hợp axit béo cần thiết cho cơ thể. Nhiều dưỡng chất trong cả hai loại củ này sẽ thúc đẩy phản ứng giữa Insulin và đường huyết, từ đó giúp điều chỉnh lượng Insulin về ngưỡng phù hợp, duy trì lưu thông khí huyết hiệu quả.
3.6. Tăng cường khả năng trao đổi chất
Khoáng chất Magie và vitamin E trong khoai môn, khoai sọ giữ vai trò như thành phần hỗ trợ hoạt động trao đổi chất. Ngoài ra, trong hai loại củ này còn chứa Carbohydrate giúp hồi phục cơ bắp, bổ sung năng lượng cần thiết duy trì hoạt động thể chất.
3.7. Giúp làm đẹp da
Vitamin A, vitamin E cùng hàng loạt chất chống oxy hóa khác tìm thấy trong khoai môn và khoai sọ được chứng minh là có khả năng tái tạo tế bào da. Nhờ đó, các nếp nhăn, khuyết điểm trên da sẽ phần nào giảm bớt.
Các loại vitamin trong khoai môn giúp làm đẹp da
Mặt khác, chất chống oxy hóa tìm thấy trong khoai môn và khoai sọ còn giúp kìm hãm hoạt động của gốc tự do, ngăn chặn tổn thương da.
3.8. Phòng ngừa ung thư
Lượng Quercetin (một Polyphenol) tìm thấy trong khoai sọ và khoai môn được xếp vào nhóm chất chống Oxy hóa, có khả năng phòng ngừa ung thư. Hợp chất này có thể ngăn chặn phần nào sự phát triển của tế bào gây bệnh, kìm hãm tế bào ung thư theo từng giai đoạn.
Một số nghiên cứu cho thấy chất chống Oxy hóa cho khoai môn và khoai sọ ngăn chặn khá tốt hoạt động của tế bào gây ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
4. Đối tượng không nên ăn khoai môn, khoai sọ
Tuy rằng có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng phù hợp sử dụng khoai môn, khoai sọ thường xuyên.
Cụ thể, dưới đây là một vài nhóm đối tượng không nên ăn hai loại củ này:
- Người bị tiểu đường: Lượng đường cao trong khoai môn và khoai sọ ảnh hưởng đến người bị tiểu đường. Nếu ăn nhiều loại củ này, lượng đường trong máu có thể tăng lên.
- Trẻ nhỏ: Tốc độ tiêu hóa của khoai môn thường chậm hơn một số loại thực phẩm khác. Vì thế, trẻ nhỏ có đường ruột còn non nớt không nên ăn nhiều hai loại củ này.
- Người bị đờm: Khoai sọ, khoai môn không thích hợp với người bị đờm.
- Người bị dị ứng: Đối tượng dễ bị dị ứng, hay bị nổi mề đay, hen suyễn không nên ăn khoai môn và khoai sọ.
Ngoài ra trong quá trình chế biến, bạn cần sơ chế khoai môn và khoai sọ đúng cách, không chạm tay trực tiếp vào phần thịt của loại củ này khi còn sống. Bởi dịch nhựa tiết ra từ khoai môn, khoai sọ thường gây ngứa.
Khoai sọ và khoai môn đều thuộc họ thực vật Araceae. Mặc dù khác biệt đôi chút về mặt kích thước, màu sắc nhưng thành phần dinh dưỡng trong cả 2 loại củ này đều khá tương đồng. Hi vọng rằng với góc tổng hợp chi tiết của MEDLATEC, bạn nắm rõ một vài dưỡng chất cơ bản và lợi ích khi bổ sung khoai sọ, khoai môn vào chế độ ăn. Nếu cần tư vấn thêm về dinh dưỡng hoặc đặt lịch thăm khám sức khỏe, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!