Tin tức
Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định khi nào và các thông tin cần lưu ý
- 25/10/2024 | Sau khi khoét chóp cổ tử cung cần kiêng gì để bảo vệ sức khỏe
- 17/10/2024 | Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán
- 23/10/2024 | Tầm soát ung thư cổ tử cung và những điều cần biết
1. Khoét chóp cổ tử cung là phẫu thuật gì?
Khoét chóp cổ tử cung (hay còn gọi là phẫu thuật cắt chóp cổ tử cung) là một thủ thuật y khoa nhằm loại bỏ một phần mô hình nón từ cổ tử cung. Phần mô này thường bao gồm các tế bào bất thường được phát hiện qua xét nghiệm Pap hoặc sinh thiết, cho thấy nguy cơ tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung. Thủ thuật này không chỉ mang tính chất chẩn đoán mà còn nhằm mục đích điều trị, vì ngoài việc xác định mức độ tổn thương, nó còn giúp loại bỏ tế bào bất thường, ngăn chặn chúng phát triển thành ung thư.
Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung cần được thực hiện để ngăn chặn ung thư cổ tử cung tiến triển
Phẫu thuật khoét chóp cổ tử cung thường được thực hiện bằng cách sử dụng vòng điện LEEP (Loop Electrosurgical Excision Procedure). Quá trình này diễn ra dưới gây tê cục bộ hoặc gây mê toàn thân, tùy thuộc vào mức độ can thiệp và sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Sau khi thực hiện, mẫu mô sẽ được gửi đi xét nghiệm giải phẫu bệnh để đánh giá sự hiện diện của tế bào ung thư hoặc ung thư.
Điểm quan trọng của phương pháp này là khả năng điều trị tận gốc các tổn thương viêm hoặc ung thư mà không ảnh hưởng quá nhiều đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, nó đòi hỏi bệnh nhân tuân thủ chế độ theo dõi sức khỏe định kỳ sau phẫu thuật, để đảm bảo không có nguy cơ tái phát hoặc biến chứng.
2. Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định thực hiện khi nào?
2.1. Chỉ định thực hiện
Khoét chóp cổ tử cung thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Tổn thương ung thư (CIN 2, CIN 3): Khi có tế bào bất thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư, khoét chóp giúp loại bỏ chúng kịp thời.
- Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm: Thủ thuật có thể được sử dụng để điều trị triệt để nếu phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu và khối u còn khu trú tại cổ tử cung.
- Khi kết quả từ xét nghiệm Pap và sinh thiết không phù hợp như: kết quả PAP cho thấy có tế bào bất thường, nhưng không phù hợp với kết quả mô bệnh học, khoét chóp giúp lấy mẫu mô sâu hơn để đánh giá chính xác hơn.
2.2. Chống chỉ định
Một số trường hợp không nên thực hiện khoét chóp cổ tử cung bao gồm:
- Phụ nữ đang mang thai
- Phụ nữ đang bị viêm nhiễm vùng chậu, vùng cổ tử cung cấp tính
- Người bị rối loạn đông máu nghiêm trọng
- Người đang mang mắc một số bệnh lý nền như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường,...
Việc chỉ định khoét chóp cổ tử cung cần sự đánh giá kỹ lưỡng và quyết định từ bác sĩ chuyên khoa.
3. Các bước tiến hành khoét chóp cổ tử cung
Phương pháp điều trị tổn thương cổ tử cung này được thực hiện qua các bước cơ bản sau:
Bước 1: Thăm khám và chuẩn bị
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe, giải thích quy trình, nguy cơ và biến chứng. Đồng thời, hướng dẫn bệnh nhân chuẩn bị (chẳng hạn ngừng sử dụng thuốc chống đông nếu cần) hoặc nhịn ăn ít nhất 8h.
Nhận biết dấu hiệu và thăm khám, điều trị kịp thời là điều quan trọng với bệnh lý ung thư cổ tử cung
Bước 2: Gây tê
Thủ thuật thường được thực hiện dưới gây tê cục bộ để giảm đau. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng gây mê toàn thân.
Bước 3: Thực hiện khoét chóp
Bác sĩ đặt một mỏ vịt vào âm đạo để quan sát cổ tử cung rõ hơn. Sau đó, sử dụng vòng dây diện (LEEP) để loại bỏ mô chóp ở cổ tử cung. Thời gian thực hiện khoảng 10-30 phút, tùy vào mức độ tổn thương.
Bước 4: Kiểm tra và lấy mẫu mô
Mô được khoét chóp sẽ được kiểm tra và gửi đến phòng xét nghiệm để xác định mức độ tổn thương.
Bước 5: Hướng dẫn sau thủ thuật
Bệnh nhân sẽ được theo dõi và nhận hướng dẫn chăm sóc sau thực hiện thủ thuật, bao gồm cách nhận diện dấu hiệu bất thường cần thăm khám và kiểm tra ngay lập tức.
4. Nguy cơ sau khi khoét chóp cổ tử cung
Mặc dù khoét chóp cổ tử cung là một thủ thuật tương đối an toàn và hiệu quả, nhưng như bất kỳ phẫu thuật nào, nó cũng đi kèm với một số nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra. Dưới đây là một số nguy cơ phổ biến mà bệnh nhân cần lưu ý:
4.1. Chảy máu
Chảy máu sau thủ thuật là một biến chứng thường gặp. Một lượng máu nhỏ có thể xuất hiện trong vài ngày đầu, nhưng nếu chảy máu nhiều hoặc kéo dài, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
4.2. Nhiễm trùng
Triệu chứng nhiễm trùng có thể bao gồm sốt, đau đớn, và dịch tiết có mùi hôi. Việc giữ gìn vệ sinh và theo dõi dấu hiệu nhiễm trùng là rất quan trọng sau thủ thuật.
4.3. Tổn thương mô lân cận
Trong quá trình khoét chóp, có thể xảy ra tổn thương cho các mô lân cận, như âm đạo hoặc niệu đạo. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề như đau hoặc khó chịu khi chị em đi tiểu hoặc khi quan hệ tình dục.
4.4. Hẹp cổ tử cung
Đây là biến chứng muộn sau thực hiện thủ thuật khoét chóp cổ tử cung. Hẹp cổ tử cung có thể gây ra những bất thường về kinh nguyệt, khiến việc thụ thai gặp khó khăn vì tinh trùng khó gặp trứng hơn. Đồng thời, thủ thuật ngày cũng làm gia tăng nhẹ nguy cơ sinh non, vỡ ối sớm, sản phụ phải mổ đẻ mổ đẻ vì cổ tử cung không tiến triển hoặc sinh con nhẹ cân.
Nhìn chung, việc hiểu về quy trình, các nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra sau khoét chóp cổ tử cung là rất cần thiết. Điều này giúp bệnh nhân chuẩn bị tâm lý và thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp để bảo vệ sức khỏe phụ khoa của mình.
Chị em có thể đến MEDLATEC thăm khám ngay khi phát hiện các vấn đề phụ khoa bất thường
Nếu nhận thấy các vấn đề phụ khoa bất thường như: đau vùng xương chậu, đau lưng dưới, khó chịu khi đi tiểu, chảy máu âm đạo bất thường, đau và ra máu khi quan hệ,... chị em nên đến ngay cơ sở y tế uy tín như MEDLATEC để được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại và dịch vụ chăm sóc chu đáo, Hệ thống y tế MEDLATEC là địa chỉ tin cậy trong thăm khám và điều trị các bệnh lý liên quan đến Sản phụ khoa.
Quý khách hàng có thể đặt lịch qua ứng dụng My Medlatec hoặc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh nhất!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!