Tin tức
Ung thư cổ tử cung: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán
- 21/08/2024 | Xét nghiệm PAP - Phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung hiệu quả hiện nay
- 09/09/2024 | Từ A đến Z thông tin xét nghiệm HPV Genotype PCR tầm soát sớm ung thư cổ tử cung tại MEDLATEC
- 07/10/2024 | Xét nghiệm HPV tự lấy mẫu - Phát hiện sớm nguy cơ ung thư cổ tử cung một cách riêng tư và ch...
1. Tổng quan về bệnh
Ung thư cổ tử cung hình thành khi các tế bào trong cơ quan này phát triển một cách mất kiểm soát, tạo nên các khối u ác tính. Các khối u này sau một thời gian sẽ di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ung thư cổ tử cung xảy ra do sự tăng sinh quá mức của tế bào tạo nên khối u
2. Đâu là dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung?
Như các căn bệnh ác tính khác, ung thư cổ tử cung ở giai đoạn đầu rất khó để nhận biết. Các khối u phát triển một cách âm ỉ và đôi khi mất khoảng vài năm để bắt đầu vào giai đoạn di căn, trở nặng.
Có hai nguyên nhân phổ biến dẫn tới ung thư cổ tử cung đó chính là virus HPV và môi trường âm đạo bị thay đổi. Những vi khuẩn này phát triển, gây ra nhiều đột biến trong tế bào là tác nhân dẫn tới loạn sản và viêm lộ tuyến cổ tử cung.
Một số dấu hiệu giúp nhận biết bệnh là:
- Chảy máu bất thường ở âm đạo, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài lâu hơn bình thường.
- Quan hệ dễ bị xuất huyết.
- Đau ở vùng chậu.
- Tiểu tiện bất thường.
- Ra khí hư bất thường.
Khi bệnh trở nặng, khối u bắt đầu lớn và có xu hướng chèn ép các bộ phận xung quanh, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức bàng quang, tắc tĩnh mạch. Ngoài ra nếu bệnh đã lan tới các cơ quan lân cận và ảnh hưởng các hạch bạch huyết thì cơ thể bệnh nhân sẽ luôn trong trạng thái suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, đau ở vùng bụng dưới liên tục không thuyên giảm.
Có nhiều dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung
3. Đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung
Nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh này đó là virus HPV. Những đối tượng dễ nhiễm virus bao gồm:
- Người có nhiều bạn tình, bạn tình quan hệ tình dục với nhiều người khác.
- Quan hệ tình dục ở tuổi vị thành niên, không có biện pháp bảo vệ thích hợp.
- Bệnh nhân từng có tiền sử bị loạn sản cổ tử cung.
- Gia đình từng có bệnh nhân mắc ung thư, đặc biệt là ung thư cổ tử cung.
- Người sử dụng chất kích thích thường xuyên và hút thuốc.
- Mắc các bệnh lây qua đường tình dục.
- Hệ thống miễn dịch kém hoặc bị rối loạn hệ miễn dịch.
- Phụ nữ từng sử dụng thuốc ngăn ngừa sảy thai khi mang thai có thể để lại tác dụng phụ cho em bé sơ sinh.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư cổ tử cung
Pap smear là phương pháp phổ biến giúp các bác sĩ kiểm tra các dấu hiệu bất thường liên quan đến cổ tử cung, đặc biệt là các tế bào tăng sinh bất thường, giúp phát hiện và ngăn chặn các tế bào này hình thành khối u ác tính.
Ngoài ra, bác sĩ có thể sử dụng xét nghiệm HPV để đánh giá người bệnh có nhiễm virus hay không cùng với xét nghiệm Pap smear để sàng lọc và theo dõi nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Nếu nghi ngờ mắc bệnh thì bác sĩ có thể áp dụng phương pháp sinh thiết để đánh giá đầy đủ và chính xác về sức khỏe của bệnh nhân. Sau khi xác định được bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá kích thước, mức độ lây lan của khối u bằng cách:
- Khám phụ khoa, kiểm tra buồng trứng, cổ tử cung và một số cơ quan liên quan.
- Nội soi bàng quang để thấy rõ tình trạng bên trong bàng quang và niệu đạo.
- Nội soi đại tràng bằng dụng cụ nội soi ống mềm.
Phương pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Ở giai đoạn đầu tiên, tế bào ung thư chỉ tồn tại ở lớp trên cùng của cổ tử cung, chưa đi sâu vào mô, tế bào và lan sang các cơ quan khác. Ở giai đoạn tiếp theo, bệnh nhân không được điều trị và can thiệp thì tế bào ung thư sẽ xâm lấn vào sâu trong các lớp của cổ tử cung. Nhiều bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ tử cung, xạ trị, hóa trị để tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn không cho các tế bào này di căn sang các bộ phận khác.
Xạ trị là một phương pháp phổ biến giúp điều trị ung thư cổ tử cung
Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thêm các loại thuốc khác nhằm tăng cường hệ miễn dịch, các thuốc ngăn ngừa các tế bào ung thư khác. Sau các liệu pháp điều trị, bệnh nhân cũng cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo các tế bào ung thư đã được loại bỏ và khối u không tái phát trở lại.
5. Cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung
Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bạn cần tiêm vắc xin HPV. Đây được xem là biện pháp an toàn, giúp chống lại virus HPV gây ra bệnh ung thư, mụn cóc sinh dục. Độ tuổi lý tưởng để vắc xin đạt hiệu quả cao nhất là 9-26 tuổi.
Bệnh nhân phát hiện bệnh kịp thời khi thăm khám định kỳ 6 tháng có thể điều trị hoàn toàn. Việc sàng lọc ung thư có thể nói là chìa khóa giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Chị em cũng cần trang bị kiến thức về sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản từ sớm để bảo vệ bản thân khỏi những yếu tố gây bệnh. Đồng thời, cần tăng cường hệ miễn dịch bằng cách ưu tiên sử dụng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chăm chỉ luyện tập, tạo thói quen giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
Như vậy, ung thư cổ tử cung là nỗi lo lắng của nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đã bước vào thời kỳ mãn kinh. Để phòng ngừa và phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm, hơn hết chị em cần thăm khám định kỳ 6 tháng và tiêm vắc xin ngăn ngừa virus HPV.
Tiêm vaccine HPV là biện pháp phòng tránh bệnh an toàn và hiệu quả
Bên cạnh đó, chị em cần chủ động tìm kiếm cơ sở y tế uy tín để theo dõi sức khỏe và thăm khám định kỳ. MEDLATEC là một gợi ý cho những ai đang có nhu cầu khám và tầm soát ung thư cổ tử cung. MEDLATEC quy tụ nhiều bác sĩ giỏi, có nhiều năm kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh. Bệnh viện còn có dịch vụ tầm soát ung thư, giúp bệnh nhân phát hiện bệnh từ sớm và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.
Ngoài ra, các cơ sở của MEDLATEC còn được trang bị nhiều trang thiết bị máy móc kỹ thuật hiện đại và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP (Hoa Kỳ), giúp mang lại kết quả thăm khám chính xác.
Quý khách vui lòng liên hệ số 1900 56 56 56 để được tổng đài viên hỗ trợ đặt lịch khám tại các cơ sở của Hệ thống Y tế MEDLATEC trên toàn quốc.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!