Tin tức
Không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít và hướng dẫn cách xử lý
- 23/11/2024 | Xỏ khuyên tai kiêng ăn gì? Những thực phẩm cần tránh để đảm bảo mau lành vết thương
- 11/03/2025 | Xỏ khuyên tai bao lâu thì lành? Các lưu ý quan trọng
- 31/03/2025 | Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ: Liệu có đáng lo không?
- 31/03/2025 | Ung thư tai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 02/04/2025 | Tìm hiểu về thuốc nhỏ tai Ofloxacin và một số lưu ý cần nắm được
1. Trả lời câu hỏi: Không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít?
Sau một thời gian không đeo khuyên tai, lỗ tai có xu hướng bị bít lại. Theo đó trong phần lớn trường hợp, lỗ bấm trên tai dễ bị bít lại sau khoảng 6 tháng nếu bạn không đeo khuyên tai. Ở một số người, thời gian lỗ tai bị bít lại hoàn toàn có thể sẽ lâu hơn.
Nếu vẫn tiếp tục muốn đeo khuyên tai, bạn cần tìm cách thông lỗ tai bị bít lại. Tuy nhiên nếu thao tác, vệ sinh không đúng cách, tai có nguy cơ bị nhiễm trùng.
Lời giải đáp cho câu hỏi không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít là sau khoảng vài tháng
2. Cách xử lý khi bị bít lỗ tai
Như vậy, bạn đã được giải đáp câu hỏi "không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít". Tương tự như khi bấm lỗ tai mới, nếu thông lỗ tai bị bít không đúng cách, bạn dễ phải đối mặt với tình trạng nhiễm trùng. Để hạn chế tối đa rủi ro, bạn không nên tự thao tác tại nhà mà hãy tìm đến trung tâm thẩm mỹ uy tín để được chuyên viên hỗ trợ. Quy trình thông lại lỗ tai bị bít thường diễn ra theo ba bước, cụ thể:
- Bước 1: Tiến hành làm mềm vùng da quanh khu vực dái tai. Trong quá trình này, chuyên viên cần dùng đến nước ấm hoặc thuốc mỡ kháng sinh để làm mềm da.
- Bước 2: Đánh dấu vị trí xỏ khuyên. Dùng dụng cụ bấm khuyên 1 lần bấm dứt khoát vị trí xỏ đã được đánh dấu. Với lỗ xỏ bị thu nhỏ mà không bị bít, có thể dùng hoa tai đã được khử trùng và tẩm thuốc bôi trơn, xoay nhẹ nhàng vào lỗ xỏ cũ từ trước ra sau. Tai vừa thông lỗ đeo khuyên cần được vệ sinh bằng dung dịch diệt khuẩn chuyên dụng, phòng tránh tình trạng nhiễm trùng.
- Bước 3: Khi lỗ tai đã thông và khô lại, không còn nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần khử trùng khuyên tai trước khi đeo.
Bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên viên khi cần thông lỗ tai bị bít
3. Lưu ý khi chăm sóc lỗ tai vừa thông lại
Lỗ tai bị bít sau khi thông lại vẫn cần được chăm sóc kỹ lưỡng để phòng tránh tình trạng nhiễm trùng, dị ứng không mong muốn.
3.1. Vệ sinh tai đúng cách
Nếu vừa thông lỗ đeo khuyên tai, bạn không nên dùng chất tẩy rửa mạnh mà hãy sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai. Lúc này, bạn hãy tham khảo tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ, vệ sinh tai nhẹ nhàng.
Bạn nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai sau khi vừa thông lại lỗ đeo khuyên tai
3.2. Lựa chọn khuyên tai phù hợp
Sau khi vừa bấm lỗ tai, bạn sẽ sử dụng loại khuyên tai hỗ trợ, chưa nên đeo các loại khuyên kim loại khác ngay. Khi lỗ tai đã khô lại, không còn nguy cơ nhiễm trùng, bạn mới nên bắt đầu đeo khuyên tai cố định.
Trong quá trình lựa chọn trang sức đeo tai, bạn nên chọn loại khuyên phủ bạc, không quá dài cũng không quá nặng. Trường hợp nhận thấy tai bị dị ứng, bạn nên đổi loại khuyên tai phù hợp hơn. Nếu cần làm sạch khuyên tai, bạn không nên dùng những loại hóa chất tẩy rửa mạnh như Alcohol, Hydrogen Peroxide.
3.3. Duy trì đeo khuyên tai liên tục
Trường hợp lỗ đeo khuyên tai đã thông lại, không còn nguy cơ nhiễm trùng, bạn cần duy trì đeo khuyên liên tục. Như vậy, lỗ tai mới không bị bít lại.
4. Cách phòng ngừa nhiễm trùng sau khi mới bấm lỗ đeo khuyên tai
Khi vừa bấm lỗ đeo khuyên, tai thường bị kích ứng tại chỗ, những triệu chứng khó chịu này thường biến mất sau vài tuần. Thế nhưng trong một số trường hợp, bạn có thể gặp phải vấn đề nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:
- Dị ứng: Nếu vừa bấm lỗ tai hoặc đeo khuyên tai Niken, bạn đôi khi sẽ cảm thấy tai bị ngứa, ửng đỏ, phát ban hoặc đóng vảy tại vết thương. Lúc này, bạn không tự xử lý tại nhà mà hãy đi khám bác sĩ để được kiểm tra, hướng dẫn xử lý.
- Nhiễm trùng dái tai: Sau khi bấm lỗ tại dái tai, vết thương cần khoảng 6 tuần để lành lại. Nếu dái tai bị nhiễm trùng, bạn thường cảm thấy triệu chứng như vết thương sưng đỏ, chảy máu hoặc mưng mủ, đau nhức, có thể lên cơn sốt. Khi nhận thấy những triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay.
- Nhiễm trùng sụn tai: Một số người lựa chọn bấm lỗ tai tại vùng sụn. Bởi khu vực này không tập trung mạch máu hay dây thần kinh. Tuy nhiên, vết thương khi bấm lỗ tại đây lại lâu lành hơn khu vực khác. Nếu vệ sinh, chăm sóc không đúng cách, sụn tai dễ bị nhiễm trùng. Các biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng phải kể đến là tai bị sưng, chảy máu, cơ thể lên cơn sốt.
Tai dễ bị kích ứng sau khi vừa bấm lỗ đeo khuyên tai
Để phần nào hạn chế tình trạng nhiễm trùng, dị ứng nghiêm trọng kể trên, bạn hãy ghi nhớ thực hiện các lưu ý quan trọng dưới đây:
- Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chạm vào lỗ tai: Trước khi chạm vào vùng đeo khuyên tai, bạn phải rửa sạch tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, yếu tố dễ gây nhiễm trùng.
- Vệ sinh vùng xỏ khuyên tai bằng nước muối sinh lý: Trong khoảng một vài tuần đầu kể từ khi mới bấm lỗ tai, bạn cần duy trì vệ sinh tai bằng nước muối sinh lý đều đặn 2 lần mỗi lần. Khi tiến hành vệ sinh, bạn nên dùng dùng tăm bông để thấm nước muối sinh lý và thao tác nhẹ nhàng.
- Giữ nguyên khuyên tai hỗ trợ cho đến khi vết thương lành lại: Khuyên tai hỗ trợ ở đây là loại nhỏ nhẹ, có tác dụng giữ cho lỗ tai không bị bịt lại trong khoảng 6 tuần đầu tiên. Nếu thấy vết thương chưa lành lại, bạn cần giữ yên phần khuyên tai này.
- Tránh để tai tiếp xúc với nước: Nếu mới bấm lỗ tai, bạn không nên bơi lội, hạn chế để tai tiếp xúc với nước, nhằm phòng ngừa tình trạng dị ứng, nhiễm trùng.
- Thận trọng theo biểu hiện của vết thương: Nếu thấy vết thương bị sưng đỏ, đau nhức hoặc sốt cao liên tục sau 2 ngày đeo khuyên tai, bạn tốt nhất hãy đi khám.
Bạn cần rửa sạch tay trước khi chạm vào tai vừa bấm lỗ
Nói chung, việc bấm lỗ tai mới hay thông lại lỗ đeo khuyên tai bị bít đều tiềm ẩn rủi ro nhất định. Chính vì vậy bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà hãy tìm đến trung tâm thẩm mỹ, các cơ sở y tế để được trợ giúp. Trong khoảng 6 tuần đầu kể từ khi bấm lỗ tai, bạn cần tiến hành vệ sinh tai theo đúng hướng dẫn, không tác động mạnh vào tai.
Chắc hẳn sau những chia sẻ trong bài viết này, bạn có thể biết chính xác không đeo khuyên tai bao lâu thì bị bít. Nếu nhận thấy tai bị nhiễm trùng, bạn hãy tìm đến cơ sở y tế để được trợ giúp. Một địa chỉ uy tín bạn nên lựa chọn lúc này là chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để được tư vấn và đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
