Tin tức
Ung thư tai: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 13/03/2025 | Tai bị bump do đâu? Cách chăm sóc lỗ xỏ nhanh lành
- 24/03/2025 | Đeo tai nghe khi ngủ có nên hay không? Tiềm ẩn những rủi ro gì?
- 28/03/2025 | Có nên áp dụng mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà không và gợi ý cách điều trị hiệu quả
- 29/03/2025 | Nhỏ oxy già vào tai có sao không và hướng dẫn vệ sinh tai đúng cách
- 29/03/2025 | Nhọt ống tai ngoài ở trẻ nhỏ: Triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
1. Ung thư tai là bệnh gì?
Ung thư tai là bệnh lý ác tính. Trong số các loại ung thư đầu mặt cổ, ung thư tai không thực sự phổ biến. Tế bào ác tính có thể phát triển ở mọi vị trí trong cấu trúc tai. Trong đó, phần lớn người bị ung thư tai ngoài đều thuộc nhóm đối tượng trung niên. Đây là một dạng ung thư da nhưng có khả năng lan đến khu vực bên trong và bên ngoài tai. Tiếp đó, chúng có thể lan đến ống tai, màng nhĩ. Thậm chí là di căn đến xương và các hệ cơ quan khác trong cơ thể.
Ung thư tai tương đối hiếm gặp nhưng lại có mức độ nguy hiểm cao
Ngoài ung thư tai ngoài, nhiều loại ung thư khác cũng có khả năng di căn đến tai, cụ thể như:
- Ung thư biểu mô bọc dạng tuyến: Mặc dù không phổ biến nhưng khi mắc bệnh, hệ cơ quan như mang tai và tuyến nước bọt dễ bị ảnh hưởng.
- Ung thư tuyến mang tai: Khởi phát từ chính tuyến mang tai, sau đó lan đến khu vực ống tai.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư tai
Cho đến nay, nguyên nhân dẫn đến ung thư tai vẫn chưa thể xác định chính xác. Mặc dù vậy theo một số nghiên cứu, thống kê, tỷ lệ người mắc căn bệnh ác tính này thường tập trung ở những đối tượng như:
- Người da trắng.
- Người hay phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Nhiễm trùng tai kéo dài.
- Người lớn tuổi.
3. Triệu chứng của người bị ung thư tai
Triệu chứng ung thư tai không phải lúc nào cũng giống nhau ở tất cả người mắc. Thực tế, biểu hiện triệu chứng thường thay đổi theo khu vực khởi phát khối u, chẳng hạn như:
- Ung thư tai ngoài: Người bệnh có xu hướng biểu hiện những triệu chứng như da tai bong vảy, xuất hiện khối u màu trắng đục, da bị lở loét hoặc chảy máu.
- Ung thư ống tai: Đối với loại ung thư này, người bệnh thường nhận thấy khối u xuất hiện trong tai hoặc gần với khu vực ống tai. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân còn bị suy giảm khả năng nghe, tai chảy dịch, khối u đẩy phồng 1 bên mặt khi phát triển.
- Ung thư tai giữa: Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là tai chảy dịch, dịch có thể lẫn máu hoặc màu nâu, mùi hôi. Ngoài ra, người bị ung thư tai giữa cũng có thể bị suy giảm khả năng nghe, đau nhức tai, đầu tê buốt, đau đầu 1 bên kéo dài. Khám tai thường có tổ chức u sùi, chạm dễ chảy máu.
- Ung thư tai trong: Các dấu hiệu cảnh báo phổ biến là đau tai, ù tai, mất khả năng nghe, chóng mặt kèm triệu chứng ù tai, đau đầu. Liệt mặt ngoại biên, thường ở giai đoạn muộn nhưng cũng có khi xuất hiện khá sớm.
Khi cảm thấy khó chịu tại vùng tai, bạn nên đi khám
Nếu cảm thấy khó chịu ở vùng tai, biểu hiện triệu chứng bất thường, mọi người tuyệt đối không nên chủ quan. Lúc này, bạn cần thận trọng theo dõi biểu hiện, đi kiểm tra sức khỏe để được xác định nguyên nhân, điều trị kịp thời.
4. Phương pháp chẩn đoán và điều trị
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị quyết định dựa vào tình trạng bệnh lý thực tế. Cụ thể:
4.1. Chẩn đoán
Khi thăm khám, bác sĩ sẽ kết hợp kiểm tra triệu chứng, tiền sử bệnh lý và chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm cận lâm sàng chuyên sâu khác. Trong đó, sinh thiết khối u sẽ cho phép bác sĩ xác định bệnh nhân có bị ung thư hay không.
Xét nghiệm sinh thiết giúp xác định khối u có chứa tế bào ác tính hay không
Mặc dù vậy nếu khối u nằm ở vị trí trong tai, khó lấy mẫu sinh thiết, bệnh nhân thường được chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI hoặc cắt lớp vi tính CT có tiêm thuốc cản quang. Đây là những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, cung cấp nhiều thông tin hữu ích hỗ trợ xác định bệnh lý.
4.2. Điều trị
Phác đồ điều trị ung thư tai được quyết định dựa trên những yếu tố như kích thước, vị trí của khối u, thể trạng sức khỏe của người bệnh, dạng ung thư. Trong đó:
- Với ung thư tai ngoài: Nếu khối u phát triển ở ngoài tai, phẫu thuật loại bỏ khối u sẽ được cân nhắc chỉ định. Để không ảnh hưởng đến thẩm mỹ bên ngoài, bác sĩ có thể lựa chọn hình thức phẫu thuật ghép da.
- Với ung thư ống tai hoặc ung thư thái dương: Phẫu thuật kết hợp xạ trị thường được chỉ định cho người bị ung thư ống tai hoặc ung thư thái dương. Nếu khối u đã phát triển lớn, bệnh nhân có thể phải phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ ống tai, khoét chũm tiệt căn nhằm lấy hết khối u, tạo điều kiện để tia xạ có hiệu quả.
Phẫu thuật loại bỏ khối u có thể được chỉ định cho người bị ung thư tai
5. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư tai?
Ung thư tai là một dạng bệnh lý ác tính tương đối hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, có khả năng gây suy giảm thính lực, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và nhiều hệ cơ quan khác. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này vẫn chưa được xác định rõ. Để phòng ngừa phần nào nguy cơ dẫn đến ung thư tai, bạn nên chú ý vệ sinh tai đúng cách, điều trị kịp thời bệnh lý về tai.
Bạn nên duy trì lịch khám tai mũi họng định kỳ 1 đến 2 lần/năm
Ngoài ra, bạn hãy cố gắng duy trì khám tai mũi họng định kỳ 1 - 2 lần/năm. Như vậy, nếu không may mắc phải bệnh lý nguy hiểm, bạn có thể phát hiện sớm, kịp thời điều trị trong giai đoạn đầu, hạn chế tối đa biến chứng không mong muốn.
Nếu chưa tìm được địa chỉ y tế hỗ trợ thăm khám uy tín, bạn có thể tham khảo lựa chọn chuyên khoa Tai Mũi Họng thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Sau gần 30 năm xây dựng và phát triển, MEDLATEC đang khẳng định uy tín vững chắc nhờ những ưu điểm sau:
- Quy tụ đội ngũ y bác sĩ giỏi chuyên môn, tận tâm cùng nhiều chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực y tế.
- Trung tâm Xét nghiệm của đơn vị đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022, được trao tặng chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
- Các trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại như máy nội soi tai mũi họng ống mềm Olympus tích hợp NBI, chụp X-quang, máy siêu âm, máy chụp vi tính cắt lớp (CT Scan), máy chụp cộng hưởng từ (MRI),... nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Thụy Sĩ.
Hy vọng thông qua chia sẻ trong bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về triệu chứng cũng như cách điều trị và chẩn đoán ung thư tai. Để chủ động điều trị, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm, bạn hãy duy trì lịch khám sức khỏe định kỳ, khám tầm soát thường xuyên. Nếu cần đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
