Tin tức
Làm cách nào để kiểm soát cơn đau do ung thư?
- 15/04/2022 | Góc giải đáp: Xét nghiệm ung thư sớm bằng những phương pháp nào?
- 07/05/2022 | Xuất hiện 3 dấu hiệu này kéo dài cảnh báo mắc 2 ung thư nguy hiểm
- 15/04/2022 | Giải đáp thắc mắc: Xét nghiệm gen ung thư có hiệu quả không?
1. Nguyên nhân gây đau do ung thư là gì?
Bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng đau và có khoảng 70% người bị ung thư sẽ có triệu chứng này khi bệnh tiến triển đến giai đoạn muộn. Mức độ đau do ung thư tỷ lệ thuận với tiên lượng về bệnh. Đặc biệt, bệnh càng trầm trọng thì người bệnh càng cảm nhận được quy luật đau và ám ảnh, sợ hãi với cơn đau.
Biện pháp điều trị bệnh là một trong những nguyên nhân gây đau cho bệnh nhân ung thư
Nguyên nhân gây đau do ung thư chủ yếu là:
- Khối u
Ung thư là do sự phát triển và sinh sản liên tục của các tế bào bất thường. Vì thế, khối u có kích thước càng lớn hoặc phát triển ra khỏi vị trí ban đầu và xâm lấn sang các cơ quan khác sẽ gây ra đau. Điển hình cho các trường hợp đau do khối u là:
+ Khối u chèn ép lên tủy sống và rễ thần kinh: người bệnh bị đau ở ngực, cột sống cổ, cột sống thắt lưng cùng; yếu hoặc tê bì các chi. Khi cử động cơn đau có thể tăng lên, đặc biệt khi khối u chèn tủy sống thì cần điều trị ngay để giảm thiểu nguy cơ rối loạn cơ vòng, yếu liệt hoặc gặp biến chứng nguy hiểm.
+ Đau ở xương: ung thư di căn hoặc xâm lấn xương sẽ gây đau xương. Lúc này, kiểm soát cơn đau do ung thư nhằm mục đích chính là giảm đau để bảo vệ xương.
+ Khối u xâm lấn cơ quan lân cận hoặc đám rối thần kinh: điều trị ung thư đôi khi cũng chính là điều trị cơn đau.
- Thực hiện xét nghiệm chẩn đoán
Có một số xét nghiệm dùng để đánh giá đáp ứng điều trị hay chẩn đoán bệnh ung thư khiến người bệnh bị đau như: sinh thiết tủy xương, chọc dịch não tủy, sinh thiết khối u,... Chính vì nguyên nhân này mà nhiều người bệnh e dè, từ chối xét nghiệm khiến cho việc điều trị hay chẩn đoán bệnh bị bỏ lỡ thời điểm vàng.
- Áp dụng phương pháp điều trị
Mỗi phương pháp điều trị ung thư đều có thể khiến người bệnh bị đau trong một khoảng thời gian nhất định, ví dụ như:
+ Phẫu thuật: cơn đau có thể từ vài ngày đến một tuần tùy theo phương pháp điều trị.
+ Xạ trị và hóa chất: tùy vào phác đồ hóa chất, vị trí xạ hay loại hóa chất sử dụng mà mức độ đau sẽ có sự khác nhau. Có những trường hợp không chịu nổi cơn đau nên bệnh nhân chấp nhận dừng điều trị.
2. Biện pháp kiểm soát cơn đau do ung thư
2.1. Cách thức xác định cơn đau của bệnh nhân ung thư
Muốn kiểm soát cơn đau do ung thư hiệu quả thì bác sĩ điều trị cần phải xác định được cơn đau của người bệnh. Khi điều trị cho người bệnh ung thư, trị liệu cơn đau được xem là một phần việc không thể thiếu.
Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về cơn đau của mình càng sớm càng tốt
Tuy nhiên, để bác sĩ có biện pháp kiểm soát cơn đau hiệu quả thì người bệnh cần nói sớm về việc mình bị đau và cung cấp chính xác các thông tin sau cho bác sĩ: thời điểm đau, vị trí đau, mức độ đau, thời gian cơn đau kéo dài, mức độ ảnh hưởng của cơn đau đến sinh hoạt thường ngày, tư thế nào gây đau mạnh hơn hay giúp giảm đau, các triệu chứng đi kèm cơn đau,... Bác sĩ thường dựa vào triệu chứng và các thông tin như bệnh nhân đã cung cấp để đánh giá cơn đau mà bệnh nhân đang gặp phải.
2.2. Kiểm soát cơn đau do ung thư bằng cách nào?
- Muốn kiểm soát cơn đau do ung thư cần đảm bảo nguyên tắc:
+ Tiếp nhận và tôn trọng than phiền của bệnh nhân về cơn đau.
+ Đánh giá đúng mức độ đau mà người bệnh gặp phải.
+ Đưa ra phác đồ điều trị đau do ung thư phù hợp với bệnh nhân.
+ Điều trị các rối loạn khác (nếu có) kết hợp với điều trị đau.
+ Điều trị đa phương thức.
+ Kết hợp các biện pháp điều trị với liệu pháp tâm lý.
- Mục đích chính của việc kiểm soát, điều trị cơn đau do ung thư là:
+ Tăng thời gian ngủ được mà không bị đau cho người bệnh.
+ Giúp người bệnh giảm hoặc không cảm thấy đau khi nghỉ ngơi.
+ Giảm đau khi hoạt động.
- Các biện pháp kiểm soát cơn đau do ung thư hiệu quả:
+ Điều trị nội khoa: dùng thuốc kháng viêm giảm đau opioid yếu, thông thường, thuốc phối hợp,...
+ Phẫu thuật: có thể là phẫu thuật dẫn lưu, tạm thời, nối tắt, cắt bỏ một phần khối u,... tùy từng trường hợp để ngăn ngừa ung thư gây đau.
+ Xạ trị chiếu ngoài: hiệu quả đối với trường hợp đau do ung thư xương.
Kiểm soát cơn đau do ung thư là một phần cơ bản của việc điều trị ung thư
Nói chung, đau do ung thư có rất nhiều loại. Vì thế việc kiểm soát cơn đau do ung thư cũng cần căn cứ trên tác nhân gây đau để lựa chọn biện pháp phù hợp. Có thể kiểm soát đau do ung thư không can thiệp hoặc can thiệp. Bên cạnh đó, chăm sóc giảm nhẹ cũng giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và giúp họ dễ dàng đối mặt với các vấn đề có thể xảy ra trong tương lai, điển hình là trường hợp bệnh đe dọa đến tính mạng.
Cơn đau do ung thư không nên kéo dài vì nó không những khiến bệnh thêm trầm trọng mà còn dễ làm cho bệnh nhân kiệt sức. Trao đổi với bác sĩ điều trị về những điều mà mình đang trải qua một cách kịp thời là cách tốt nhất để người bệnh tìm ra được phương pháp giúp kiểm soát cơn đau do ung thư hiệu quả. Bởi vậy, khi có các hiện tượng sau, người bệnh nên nhanh chóng tìm đến bác sĩ:
- Cơn đau dữ dội và không giảm khi đã dùng thuốc giảm đau.
- Thuốc giảm đau chỉ có hiệu quả trong thời gian ngắn.
- Bị lơ mơ không đánh thức dậy được.
- Mê sảng, lẫn.
- Không tiểu tiện được.
Ngoài những chia sẻ trên đây, nếu còn khúc mắc nào về vấn đề kiểm soát cơn đau do ung thư, bạn đọc có thể liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia Y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!