Tin tức

Làm thế nào để phòng tránh bệnh trĩ sau sinh cho mẹ bầu?

Ngày 30/10/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mang thai khiến cơ thể mẹ gặp rất nhiều biến đổi. Tuy nhiên, những khó khăn này chưa chắc sẽ kết thúc sau khi bé chào đời. Mẹ vẫn dễ dàng gặp các tình trạng bất thường khác, điển hình như bệnh trĩ sau sinh. Vì vậy, mẹ bầu không nên chủ quan và cần tích cực phòng tránh các tác nhân bất lợi đối với sức khỏe.

1. Tổng quan kiến thức về bệnh trĩ

bệnh trĩ xảy ra khi có sự suy giãn tĩnh mạch ở vị trí trực tràng và vùng da xung quanh hậu môn. Tình trạng bệnh thường được gọi là búi trĩ bởi vì các tĩnh mạch sưng phồng trông giống như những chùm nho hay viên bi. Đây là bệnh lý ảnh hưởng đến hầu hết các phụ nữ sau sinh với tỷ lệ mắc khoảng 48% với các triệu chứng thường gặp như sau:

  • Chảy máu khi đi vệ sinh, lượng máu lúc đầu tương đối ít nhưng có xu hướng gia tăng nhiều hơn qua từng ngày.

  • Sưng tấy vùng xung quanh hậu môn, có thể kèm theo ngứa ngáy.

  • Có cảm giác đau hoặc không đau (tùy thuộc vào vị trí phát triển bên trong hay bên ngoài).

  • Cảm nhận được khối sưng đau ở hậu môn: khi bệnh tiến triển ở giai đoạn muộn, bạn sẽ cảm nhận được cái búi trĩ sa xuống khỏi hậu môn.

  • Một số triệu chứng khác: ngứa ngáy, nóng rát, chảy dịch nhầy, nứt kẽ hậu môn, viêm trực tràng hoặc vùng da ở hậu môn,…

Mẹ bầu vẫn có thể mắc các bệnh lý sau khi sinh con

Mẹ bầu vẫn có thể mắc các bệnh lý sau khi sinh con

2. Yếu tố nào góp phần hình thành nên bệnh

Tăng áp lực vùng chậu

Bệnh trĩ sau sinh ở các bà mẹ thường xảy ra do áp lực tác động lên đáy vùng chậu trong những tháng trước sinh (thai lớn, bị táo bón, mắc bệnh trĩ,…) hoặc lúc sinh nở (rặn không đúng cách, chuyển dạ kéo dài,…). Các tĩnh mạch hoạt động giống như các van để đẩy máu trở về tim. Khi hoạt động này trở nên suy yếu, tác động đến các mạch máu khiến chúng bị sưng nề, kèm theo các triệu chứng khác.

Hormone

Ngoài ra, sự thay đổi của hormone trong cơ thể đều ảnh hưởng đến sự hoạt động của các mạch máu. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tăng sản xuất hormone progesterone, đây là nguyên nhân chính của sự giãn nở tĩnh mạch. 

Táo bón

Trong một số trường hợp người mẹ không tiện đi lại, thường xuyên nhịn đi vệ sinh, từ đó gây nên chứng táo bón. Bệnh diễn biến lâu ngày khiến các cơ vòng hậu môn suy yếu và hình thành các búi trĩ. Ngoài ra, sự gắng sức quá mức lúc đi vệ sinh cũng là một tác nhân có thể gây nên bệnh.

Một số lý do khác

  • Đã có tiền sử mắc bệnh trĩ trước hoặc sau khi mang thai.

  • Chế độ ăn không cân bằng hàm lượng dinh dưỡng, thiếu chất xơ có lợi cho tiêu hóa hoặc không uống đủ nước,… 

  • Thường xuyên phải hoạt động, lao động gắng sức.

  • Chịu ảnh hưởng từ các bệnh lý khác: viêm phế quản, rối loạn tiêu hóa,…

Chứng táo bón rất dễ dẫn đến bệnh trĩ cho bà mẹ sau sinh

Chứng táo bón rất dễ dẫn đến bệnh trĩ cho bà mẹ sau sinh

3. Bệnh có thể điều trị tại nhà không?

Nếu mới phát triển ở giai đoạn sớm, bạn có thể áp dụng một số phương pháp điều trị trĩ có thể thực hiện tại nhà như sau:

  • Chườm đá: Bọc đá vào khăn sạch và chườm trong khoảng 10 phút.

  • Ngâm mình trong chậu nước ấm hoặc bồn tắm.

  • Luân phiên xen kẽ giữa chườm đá và ngâm nước ấm.

  • Sử dụng các sản phẩm vệ sinh không mùi, không nhuộm màu, bao gồm giấy vệ sinh, băng vệ sinh,… Đảm bảo sự mềm mại của sản phẩm để không gây trầy xước làn da của bạn.

  • Nghỉ ngơi thường xuyên với tư thế nằm nghiêng, chỉ nên vận động nhẹ nhàng để giảm áp lực vùng chậu.

  • Điều chỉnh bữa ăn hằng ngày: tăng cường chất xơ với các loại rau xanh, trái cây,… bổ sung nước đầy đủ giúp thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón.

  • Sử dụng các thảo dược điều trị tại chỗ: lá bỏng, thiên lý, diếp cá,… có thể áp dụng hiệu quả mà an toàn cho các bà mẹ mắc bệnh trĩ sau sinh.

Mẹ bầu chỉ nên dùng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ với làn da

Mẹ bầu chỉ nên dùng các dung dịch vệ sinh dịu nhẹ với làn da 

Việc đến các cơ sở y tế để được thăm khám rất quan trọng nếu bạn đã áp dụng, duy trì các phương pháp điều trị tại nhà nhưng kết quả không khả quan, tình trạng vẫn diễn biến kéo dài hoặc có xu hướng nặng hơn. Lúc này, bệnh nhân cần được áp dụng các biện pháp, phác đồ điều trị khác như dùng thuốc, phẫu thuật, laser,… Điều này nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ, hạn chế các biến chứng cũng như di chứng về sau, đặc biệt không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con.

4. Làm sao để ngăn ngừa bệnh trĩ sau sinh?

Trong sinh hoạt

Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu sẽ khiến gia tăng áp lực cho vùng chậu. Mẹ nên nằm nghỉ ngơi khi sức khỏe chưa hồi phục. Sau đó, áp dụng những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,… hoặc các công việc nhà không quá gắng sức như tưới cây, rửa tách trà,…

Vệ sinh

Mẹ bầu cần chú ý giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, hạn chế nguy cơ bị xâm nhập bởi các vi khuẩn bên ngoài. Đồng thời, việc duy trì đi vệ sinh vào giờ cố định có thể giúp cân bằng, điều hòa chức năng tiêu hóa. Không nên cố gắng nhịn sẽ kiến tình trạng bệnh nghiêm trọng, có thể gây tổn thương các cơ vùng hậu môn.

Ăn uống

Mẹ bầu có thể tham khảo những loại thức ăn tốt cho hệ tiêu hóa, giúp phòng tránh bệnh trĩ sau sinh hiệu quả như sau:

  • Nhóm thực phẩm tinh bột: khoai lang, yến mạch,…

  • Nhóm chất đạm: trứng, sữa, tôm, cua, cá hồi, cá ngừ, cá bơn,…

  • Nhóm thực phẩm giàu magie: rau chân vịt, bơ, các loại hạt sấy khô (hạt điều, mè đen, quả hạnh,…),...

  • Các loại rau xanh tốt cho mẹ bầu sau sinh: rau ngót, mồng tơi, bông cải xanh, giá đỗ,…

  • Một số loại trái cây: chuối, bí đỏ, táo, dâu tây, kiwi,…

Nên tăng cường chất xơ, cân bằng dinh dưỡng hợp lý trong mỗi bữa ăn

Nên tăng cường chất xơ, cân bằng dinh dưỡng hợp lý trong mỗi bữa ăn

Đặc biệt, mẹ bầu cần cân nhắc khi sử dụng các thực phẩm khó tiêu, chế biến nhiều dầu mỡ như chiên, rán,… không có lợi cho quá trình hấp thu. Không nên sử dụng gia vị quá cay có thể gây tác động xấu đến dạ dày và ruột già. Tuyệt đối không tiếp xúc với các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá,… nhằm đảm bảo sức khỏe mẹ phục hồi tốt sau khi sinh.  

Việc điều dưỡng, chăm sóc tốt cho mẹ bầu sau sinh không chỉ giúp chất lượng sữa nâng cao, mà còn hạn chế các bệnh tật hoặc di chứng về sau. Bệnh trĩ sau sinh mặc dù có tỷ lệ mắc phải cao, nhưng nếu có thể duy trì các biện pháp ngăn ngừa, không có tâm lý chủ quan với bệnh, mẹ bầu hoàn toàn có thể yên tâm phục hồi sức khỏe. Khi gặp mọi vấn đề bất thường nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ chăm sóc, đem lại cho bạn kết quả điều trị tốt nhất. Hãy gọi đến số 1900.56.56.56 để được tư vấn thông tin chi tiết.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ