Tin tức
Lao màng phổi có lây không và cách phòng tránh như thế nào?
- 21/11/2020 | Các phương pháp điều trị lao xương hiệu quả nhất
- 21/12/2020 | Bạn hiểu gì về bệnh lao? Người bị HIV có nguy cơ lây nhiễm Lao cao hơn hay không?
1. Tìm hiểu về bệnh lao màng phổi
Trước khi đi tìm câu trả lời cho nghi vấn lao màng phổi có lây không cũng như cách phòng tránh, bạn cần phải biết bản chất căn bệnh này là gì? Điều này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn cũng như tự tìm ra phương pháp phù hợp cho bản thân trước bệnh lao màng phổi.
Lao màng phổi là bệnh như thế nào?
Xếp sau lao hạch bạch huyết, lao màng phổi chiếm khoảng 5% và đứng thứ 2 trong số các thể lao bên ngoài phổi. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ mắc phải lao màng phổi đang có xu hướng tăng cao và trẻ hóa. Nhóm tuổi từ 16 - 30 hiện nay chiếm tỷ lệ mắc cao nhất.
Lao màng phổi là căn bệnh phổ biến do trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis gây ra
Tác nhân gây ra bệnh lao màng phổi là một loại trực khuẩn có tên Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn này có khả năng sinh sản rất chậm, từ 20 - 24 giờ mới trải qua một lần sinh sản. Chúng có tính kháng cồn và acid, thuộc vi khuẩn hiếu khí hoàn toàn.
Sau khi xâm nhập vào cơ thể, Mycobacterium Tuberculosis sẽ di chuyển đến nơi cư trú, sinh sản và phát triển, chuyển hóa thành nhiều dạng khác nhau, từ đó tác động đến các cơ quan. Đặc biệt, các tế bào viêm và chất lỏng sẽ tập trung tại màng phổi và gây ra nhiều tổn thương.
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc lao màng phổi
Dù chưa hiểu được lao màng phổi có lây không những nếu biết nhóm đối tượng có khả năng bị bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong biện pháp phòng tránh. Thông thường, những đối tượng sau cần phải cảnh giác cao với bệnh lao màng phổi.
-
Trẻ em với một hệ miễn dịch yếu, nhất là các bé chưa tiêm phòng có nguy cơ mắc bệnh cao và dường như có thể không có khả năng để chống lại sự tấn công của vi khuẩn. Do đó, tiêm phòng cho trẻ phòng ngừa các bệnh lao theo từng giai đoạn đúng quy định là cách để bảo vệ sức khỏe một cách tích cực cho con.
-
Những người vừa bị cảm lạnh hoặc mới chấn thương lồng ngực do bất kỳ nguyên nhân nào cũng là đối tượng cần chăm sóc đặc biệt để hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh lao màng phổi.
-
Ngoài ra, người bị suy giảm miễn dịch hoặc có tiền sử mắc bệnh đều không được chủ quan với bệnh lao màng phổi. Khả năng các trường hợp này bị lao màng phổi khá cao nếu không chăm sóc và quan tâm bảo vệ sức khỏe cơ thể đúng cách.
Triệu chứng khi bị lao màng phổi
Nhiều người mặc dù không biết bệnh lao màng phổi có lây không nhưng khi thấy ai đó xuất hiện những triệu chứng điển hình thì vội vã né tránh. Quan niệm này thực sự là một sai lầm và đôi khi còn khiến người bệnh trở nên mặc cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý. Một số biểu hiện phổ biến ở những người bị lao màng phổi bao gồm:
-
Người bệnh ho nhiều, ho liên tục, ho khan hoặc có đờm. Cơn ho xuất hiện với tần suất nhiều hơn thường vào buổi tối và khi gần sáng, lúc đổi tư thế.
-
Nếu bệnh nhân bị lao màng phổi đi kèm với tràn dịch sẽ có biểu hiện đau tức ngực, khó thở do hô hấp bị cản trở.
-
Người bệnh sốt từ 38 - 39 độ với tần suất tăng dần, người mệt mỏi, xanh xao, it đi tiểu, tim đập nhanh, đánh trống ngực.
Đau tức ngực dữ dội là biểu hiện thường gặp khi bị lao màng phổi có xuất hiện tràn dịch
2. Bệnh lao màng phổi có lây không và các phòng tránh
Bệnh lao màng phổi có lây không?
Có rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh lao màng phổi có lây không nếu tiếp xúc? Thực tế, lao màng phổi đơn thuần chỉ là một dạng thuộc thể lao ngoài phổi và không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó, lao màng phổi sẽ không lây nhiễm từ người sang người nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với bệnh nhân. Chính vì vậy mà những người không hiểu biết thường có thái độ xa lánh, kỳ thị người bệnh.
Lao màng phổi chỉ có khả năng lây nhiễm trong trường hợp đi kèm với lao phổi. Trường hợp này, bạn cần hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân, nhất là các ca nặng. Trực khuẩn Mycobacterium Tuberculosis có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa, mẹ sang con hoặc tiếp xúc với dịch đờm hay những dụng cụ cá nhân có chứa mầm bệnh.
Lao màng phổi có thể phát hiện thông qua chụp phim hoặc các chẩn đoán cận lâm sàng khác
Làm sao để phòng tránh bệnh lao màng phổi?
Mặc dù lao màng phổi không lây nhiễm những bạn cũng không thể chủ quan vì vi khuẩn có thể đi vào cơ thể theo những cách nào đó mà chúng ta không hề hay biết. Tự chủ động phòng tránh là cách tốt nhất để bạn tự bảo vệ sức khỏe của chính mình.
-
Hạn chế tiếp xúc hoặc có biện pháp bảo hộ cơ thể khi ở gần các bệnh nhân bị lao phổi. Đặc biệt là nhân viên y tế và người nhà khi chăm sóc bệnh nhân lao phổi nặng.
-
Thường xuyên đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn mỗi khi ra đường hoặc ở nơi công cộng.
-
Hành động nhỏ đưa tay lên mũi, miệng,... như một thói quen bình thường đôi khi lại gián tiếp đưa vi khuẩn đi vào cơ thể theo đường hô hấp.
-
Tăng cường sức đề kháng cho có thể là điều vô cùng quan trọng để hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khẩu phần dinh dưỡng phù hợp với đầy đủ nguồn dưỡng chất kết hợp chế độ luyện tập thân thể đều đặn sẽ giúp bạn có một cơ thể săn chắc, sức khỏe dẻo dai để chống lại mọi tác nhân gây bệnh.
Vậy thì địa chỉ nào khám và điều trị bệnh lao màng phổi hiệu quả, an toàn hiện nay? Đây cũng chính là mỗi quan tâm của cả bệnh nhân và người nhà khi có người mắc bệnh lao màng phổi. Bởi không chỉ lo lắng về vấn đề lao màng phổi có lây không mà hầu hết ai cũng muốn chữa trị nhanh chóng và hiệu quả trước khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Luyện tập thể thao kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp để giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch và có sức khỏe dẻo dai
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là gợi ý về địa chỉ kiểm tra tình hình bệnh lao màng phổi uy tín hiện nay dành cho bạn. MEDLATEC đảm bảo sẽ mang lại sự hài lòng tối đa cho từng đối tượng quý khách hàng với mọi loại hình dịch vụ tại bệnh viện. Để liên hệ đặt lịch kiểm tra sức khỏe với bác sĩ chuyên khoa, khách hàng có thể gọi theo hotline: 1900.56.56.56, nhân viên bệnh viện sẽ nhanh chóng hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!