Tin tức
Loãng xương ở người cao tuổi: những vấn đề cần lưu tâm
- 01/12/2023 | Chỉ số loãng xương là bao nhiêu, đo bằng cách nào?
- 01/12/2023 | Loãng xương ở người trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp phòng ngừa
- 01/12/2023 | Tìm hiểu về phương pháp điều trị loãng xương
1.
Nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là một tình trạng xương mất đi mật độ và sự khỏe mạnh vốn có nên bị giòn và dễ gãy. Tình trạng này thường xuất phát từ sự biến đổi tự nhiên của cơ thể, tác động từ yếu tố môi trường và lối sống:
Lão hóa cơ thể tự nhiên theo độ tuổi là nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi
1.1. Tuổi tác và sự suy giảm hormone estrogen
Một trong những nguyên nhân chính gây loãng xương ở người cao tuổi là sự suy giảm hormone, đặc biệt là estrogen ở phụ nữ sau khi qua thời kỳ mãn kinh. Estrogen đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự đàn hồi và mật độ của xương. Sự suy giảm này khiến xương trở nên yếu và dễ bị gãy.
Loãng xương xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác là một vấn đề không tránh khỏi khi người cao tuổi trải qua quá trình lão hóa cơ thể. Sau độ tuổi mãn kinh, cùng với sự suy giảm estrogen, cơ thể bắt đầu mất đi khả năng sản xuất và duy trì mô xương.
Ở độ tuổi này, quá trình tái tạo xương giảm dần, xương trở nên mỏng và dễ gãy hơn. Sự giảm chất lượng mô xương cũng làm tăng nguy cơ loãng xương.
1.2. Thiếu canxi và vitamin D
Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với cung cấp canxi và vitamin D để xây dựng hệ xương chắc khỏe. Người cao tuổi thường gặp khó khăn trong việc hấp thụ canxi từ thức ăn và có thể trải qua sự thiếu hụt vitamin D do ít tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Sự thiếu hụt dưỡng chất này làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
1.3. Yếu tố di truyền
Đây cũng là yếu tố góp phần gây loãng xương. Các nghiên cứu chỉ ra rằng yếu tố di truyền có thể ảnh hưởng đến mức độ sản xuất và giữ canxi trong cơ thể. Nếu gia đình có tiền sử loãng xương thì người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh này.
1.4. Ít tập thể dục
Lối sống ít vận động cũng là nguyên nhân loãng xương ở người cao tuổi. Tập thể dục thường xuyên giúp kích thích sản xuất và tăng cường sức mạnh của mô xương. Vì thế, người cao tuổi ít vận động thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng sản xuất mô xương, tăng nguy cơ bị loãng xương.
1.5. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc dùng trong thời gian dài, điển hình như corticosteroids, có thể tăng nguy cơ loãng xương. Nếu người cao tuổi đang sử dụng những loại thuốc này, cần xin tư vấn bác sĩ về tác động của chúng và cách giảm thiểu nguy cơ.
Một số loại thuốc nếu dùng lâu dài có thể khiến người cao tuổi bị loãng xương
2. Nhận diện triệu chứng loãng xương ở người cao tuổi
Người cao tuổi bị loãng xương thường có các triệu chứng sau:
- Đau xương và cơ:
Người cao tuổi có thể trải qua cảm giác đau xương và cơ, đặc biệt là ở vùng cổ, lưng và hông. Cơn đau có thể gia tăng khi thực hiện các hoạt động hàng ngày hoặc nâng đồ nặng.
- Giảm chiều cao:
Mất khả năng duy trì chiều cao là một triệu chứng phổ biến của loãng xương. Xương cột sống bị co lại và gãy, làm giảm chiều cao của người cao tuổi.
- Dễ gãy xương:
Người cao tuổi bị loãng xương dễ gặp chấn thương gãy xương từ những va chạm nhẹ. Các khu vực có nguy cơ bị gãy xương cao như cổ đùi, cột sống và cổ tay.
- Chậm lành vết thương:
Mô xương yếu do loãng xương khiến cho quá trình lành vết thương trở nên chậm hơn. Người cao tuổi bị loãng xương cần nhiều thời gian hơn để hồi phục dù chỉ là chấn thương nhỏ.
- Vận động kém:
Loãng xương có thể làm giảm sự linh hoạt của xương nên người cao tuổi thường vận động kém, dễ bị ngã và gãy xương.
3. Phương pháp phòng ngừa và điều trị loãng xương ở người cao tuổi
3.1. Chế độ ăn giàu canxi và vitamin D
Bổ sung canxi và vitamin D qua chế độ ăn giúp cung cấp nguồn dự trữ cho xương. Sữa, chế phẩm từ sữa, cá hồi,... là những thực phẩm giàu vitamin D tốt cho xương nên được bổ sung vào chế độ ăn của người cao tuổi.
Ngoài canxi và vitamin D, việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các khoáng chất như photpho, magie, vitamin K cũng rất cần đối với quá trình xây dựng và duy trì cấu trúc xương.
Bổ sung đa dạng dinh dưỡng vào chế độ ăn giúp phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi
3.2. Tập thể dục đều đặn
Hoạt động vận động vừa sức như đi bộ, tập aerobic nhẹ nhàng,... có thể kích thích tái tạo mô xương. Đây là cách giúp tăng sức mạnh cơ bắp và duy trì linh hoạt của xương để phòng ngừa loãng xương ở người cao tuổi.
3.3. Ngừng hút thuốc và đồ uống chứa cồn
Hút thuốc và tiêu thụ nhiều rượu bia có thể tăng nguy cơ loãng xương. Vì thế, dừng những thói quen này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe xương khớp và giảm nguy cơ gãy xương.
3.4. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Một số loại loãng xương có tác dụng tăng cường mật độ xương. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc nên có chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo việc sử dụng an toàn và mang lại hiệu quả như mong muốn.
3.5. Khám sức khỏe thường xuyên
Định kỳ kiểm tra mật độ xương để đánh giá mức độ loãng xương và quyết định liệu pháp điều trị phù hợp là giải pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Người cao tuổi nên thảo luận với bác sĩ về tiền sức sức khỏe, yếu tố rủi ro cá nhân để xây dựng kế hoạch phòng ngừa và điều trị phù hợp.
Phòng ngừa và loãng xương không chỉ giúp người cao tuổi duy trì sức khỏe hệ xương mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống. Sự kết hợp linh hoạt giữa thay đổi lối sống và chăm sóc y tế sẽ tạo ra kết quả tích cực trong việc đối phó với bệnh lý này.
Loãng xương ở người cao tuổi là một vấn đề sức khỏe phổ biến nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát và điều trị hiệu quả thông qua các biện pháp đúng đắn. Bài viết này hy vọng mang đến thông tin chi tiết và hữu ích để giúp người cao tuổi biết cách chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe xương khớp của mình.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hoặc đặt lịch khám loãng xương cho người cao tuổi có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hướng dẫn xác nhận lịch hẹn chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!