Tin tức

Tìm hiểu về phương pháp điều trị loãng xương

Ngày 12/01/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Loãng xương là tình trạng không hiếm gặp, có nguy cơ gia tăng theo tuổi tác làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy điều trị loãng xương bằng cách nào, những thông tin liên quan đến vấn đề này sẽ được chia sẻ ngay sau đây.

1. Như thế nào là loãng xương và phân loại loãng xương

Loãng xương là tình trạng suy giảm độ cứng chắc của xương xảy ra do rối loạn chuyển hóa. Dựa trên nguyên nhân gây loãng xương có thể phân loãng xương thành 2 loại:

Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác là nguyên nhân gây loãng xương

Quá trình lão hóa tự nhiên theo tuổi tác là nguyên nhân gây loãng xương

1.1. Loãng xương nguyên phát

Đây là loại loãng xương xuất phát từ nguyên nhân tuổi tác hoặc phụ nữ giai đoạn mãn kinh. Loãng xương trong trường hợp này là do lão hóa tạo cốt bào làm mất cân bằng quá trình tạo và hủy xương.

Có 2 type loãng xương nguyên phát:

- Type 1: do giảm nội tiết tố oestrogen, giảm tiết hormone cận giáp, giảm hoạt động của enzym 25 hydroxylase, tăng thải canxi niệu,... Trường hợp này chủ yếu gặp ở phụ nữ mãn kinh. Lúc này, chất khoáng ở xương xốp bị mất đi nên sinh ra tình trạng lún hoặc gãy đốt sống hoặc xương quay cổ tay.

- Type 2: do tuổi tác và mất cân bằng tạo xương, thường gặp ở độ tuổi trên 70. Cơ chế gây loãng xương type 1 là do giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào gây cường cận giáp thứ phát. Trường hợp này, chất khoáng toàn thể ở xương đặc và xương xốp đều bị mất nên dễ bị gãy cổ xương đùi.

1.2. Loãng xương thứ phát

Dạng loãng xương này thường do dùng một số loại thuốc, mắc một số bệnh mạn tính,...

2. Phương pháp điều trị loãng xương là gì?

2.1. Mục tiêu loãng xương 

Hiện chưa có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn loãng xương. Hầu hết các phương pháp loãng xương hiện nay đều nhằm mục đích ngăn chặn và phòng ngừa nguy cơ gãy xương do loãng xương. Để đạt được mục đích đó, quá trình điều trị bệnh được thực hiện theo nguyên tắc:

- Phục hồi khoáng hóa xương và cấu trúc xương bị loãng.

- Tăng khối lượng xương.

- Ngăn chặn sự tiếp diễn của hiện tượng mất xương.

2.2. Các biện pháp loãng xương

Phương pháp loãng xương sẽ được bác sĩ cân nhắc dựa trên hiện trạng sức khỏe và mức độ loãng xương ở người bệnh:

2.2.1. Điều trị không dùng thuốc

- Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần duy trì chế độ ăn giàu canxi và vitamin D để cung cấp nguyên liệu cho quá trình tái tạo và làm tăng tính bền chắc cho xương. Muốn được như vậy, trong thực đơn của người bị loãng xương nên có: sữa, thực phẩm từ sữa, rau lá xanh, hải sản, cá hồi, quả óc chó,...

Chế độ ăn giàu vitamin D và canxi góp phần tăng hiệu quả điều trị loãng xương

Chế độ ăn giàu vitamin D và canxi góp phần tăng hiệu quả điều trị loãng xương 

- Sinh hoạt, vận động

Các bài tập với mức độ luyện tập vừa phải như: khiêu vũ, dưỡng sinh, chạy bộ, đi bộ,... cũng có thể áp dụng với người bị loãng xương nhưng nên tập trong ngưỡng chịu đựng của xương khớp.

2.2.2. Điều trị bằng thuốc

Các loại thuốc điều trị loãng xương có tác dụng ức chế quá trình hủy và kích thích quá trình tạo xương. Điển hình có thể kể đến một số thuốc như:

- Bisphosphonates

Việc sử dụng nhóm thuốc này có thể chống hủy xương nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ như ợ chua, đau bụng,... khi dùng đường uống. Nếu dùng đường tiêm tĩnh mạch có thể gây đau cơ, đau đầu, sốt. Thuốc chống chỉ định với người bị suy thận nặng, thai phụ, người đang cho con bú.

- Denosumab

Đây là thuốc dùng khi người bệnh loãng xương không thể dùng Bisphosphonates. Thuốc được dùng tiêm định kỳ 6 tháng/lần. Trường hợp dừng thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ để tránh nguy cơ gãy xương.

- Các thuốc tăng tạo xương

Thường dùng nhất là: abalo paradise, teriparatide, romosozumab. Thuốc chủ yếu áp dụng với người bị loãng xương nặng và nguy cơ gãy xương rất cao, đã dùng các loại thuốc điều trị loãng xương khác nhưng không có tác dụng.

Thuốc tăng tạo xương chủ yếu dùng ở dạng tiêm và hết tác dụng vào thời điểm dừng sử dụng. Vì thế, nếu dừng nhóm thuốc này thì bác sĩ sẽ chỉ định một loại thuốc phù hợp để duy trì sự phát triển cho xương.

2.2.3. Liệu pháp thay thế estrogen

Liệu pháp này thường áp dụng cho phụ nữ có nguy cơ bị loãng xương. Điều đáng nói là liệu pháp thay thế estrogen làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, tử cung, đột quỵ. Vì thế, bác sĩ sẽ cân nhắc cẩn thận giữa hiệu quả và tác hại trước khi đưa ra chỉ định điều trị.

Trường hợp điều trị loãng xương bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Trường hợp điều trị loãng xương bằng thuốc cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

2.2.4. Điều trị biến chứng

- Điều trị đau: áp dụng công thức điều trị theo bậc thang giảm đau của WHO và Calcitonin.

- Gãy xương: bơm xi măng thân đốt sống, đeo nẹp hoặc thay đốt sống nhân tạo, thay khớp,...

2.2.5. Điều trị lâu dài

Người bị loãng xương thường cần trải qua quá trình điều trị 3 - 5 năm. Sau đó 1 - 2 năm, bác sĩ sẽ khám lại để đo mật độ xương giúp đánh giá tổng thể tình trạng bệnh và đưa ra phương hướng điều trị kế tiếp.

Việc điều trị loãng xương cần thời gian dài. Trong thời gian này, người bệnh nên chủ động theo dõi sức khỏe của mình, nếu có dấu hiệu bất thường cần tới bác sĩ chuyên khoa thăm khám càng sớm càng tốt.

Thăm khám xương khớp định kỳ hoặc khi có dấu hiệu suy giảm sức khỏe xương khớp để có kế hoạch điều trị phù hợp được xem giải pháp tốt nhất cho sức khỏe xương của bạn. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC với sự tham gia làm việc của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ Cơ xương khớp giỏi, giàu kinh nghiệm; sự hỗ trợ của Trung tâm Xét nghiệm tiêu chuẩn quốc tế và Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh được trang bị máy móc hiện đại; là địa chỉ uy tín để chẩn đoán và điều trị loãng xương hiệu quả.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch khám cùng chuyên gia, bác sĩ đầu ngành của Hệ thống Y tế MEDLATEC, có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.