Tin tức
Chỉ số loãng xương là bao nhiêu, đo bằng cách nào?
Tìm hiểu ý nghĩa chỉ số loãng xương
Chỉ số loãng xương là một vấn đề được nhiều người quan tâm, nhất là người trưởng thành và phụ nữ sau mãn kinh. Nắm bắt được thông tin liên quan đến chỉ số này sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát, phòng ngừa nguy cơ loãng xương gây tác động không tốt đến sức khỏe.
1. Chỉ số loãng xương là bao nhiêu?
Hiện nay có 2 dạng chỉ số loãng xương được dùng để đánh giá là T-score và Z-score. Tuy nhiên, chỉ số T-score thường được dùng hơn và cũng là tiêu chuẩn được WHO đưa ra qua hình thức đo mật độ xương bằng DXA.
Bảng tham khảo về chỉ số loãng xương
Chỉ số T-score phản ánh mật độ xương như sau:
+ T-score ≧ -1 SD: mật độ xương bình thường
+ T-score -1 SD - -2.5 SD: bị thiếu xương.
+ T-score < -2.5 SD : bị loãng xương.
+ T-score < -2.5 kèm tiền sử hoặc đang bị gãy xương: loãng xương nặng.
Để đánh giá loãng xương, ngoài căn cứ về chỉ số loãng xương, bác sĩ còn dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm khác được thực hiện như: xét nghiệm máu xem xét nguy cơ đối với bệnh thận, xét nghiệm hormone đánh giá chức năng tuyến cận giáp hoặc đánh giá mức độ khoáng chất trong cơ thể,... để xác định nguyên nhân loãng xương.
2. Ý nghĩa của việc đo chỉ số loãng xương và phương pháp thực hiện
2.1. Ý nghĩa của việc đo chỉ số loãng xương
Thực tế cho thấy có nhiều người dù rất ý thức trong chế độ ăn uống để bảo vệ xương khớp nhưng do chưa thực hiện đúng cách nên hiệu quả không được như ý. Đơn giản như bổ sung canxi quá liều gây nguy hại cho sức khỏe hoặc không kèm vitamin D nên khả năng hấp thụ kém sinh ra thiếu canxi,... Đo mật độ xương giúp phát hiện để kịp thời có biện pháp điều trị, phòng ngừa hiệu quả bệnh loãng xương.
Chuyên gia xương khớp khuyến nghị, khám tổng quát định kỳ 6 tháng - 1 năm/lần giúp bảo vệ và phòng ngừa các vấn đề sức khỏe xương khớp cùng các mối nguy sức khỏe khác. Đặc biệt, người ở độ tuổi 40 - 60 nếu có dấu hiệu đau mỏi, nhức xương, dễ bị chấn thương khi va chạm nhẹ thì cần đi khám xương khớp để kiểm tra chỉ số loãng xương.
Mục đích của việc kiểm tra chỉ số loãng xương nhằm phát hiện các vấn đề về xương có thể gặp phải để tìm hướng điều trị tốt nhất. Điều trị sớm là giải pháp để ngăn ngừa gãy xương, điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Ngoài ra, đo mật độ xương còn nhằm: dự đoán nguy cơ gãy xương, xác định tỷ lệ mất xương và đánh giá hiệu quả điều trị loãng xương.
2.2. Phương pháp đo mật độ xương kiểm tra chỉ số loãng xương
Người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và giải thích cụ thể về phương pháp đo mật độ loãng xương
Có nhiều cách để đo mật độ xương nhưng hiện nay phương pháp phổ biến nhất là:
2.2.1. Phương pháp DEXA
Đây là quy trình đo mật độ loãng xương sử dụng phương pháp DEXA gồm các bước:
+ Người bệnh nằm ngửa trên bàn đệm trong tư thế duỗi thẳng hai chân, hoặc đặt một chân lên trên bục đệm.
+ Một máy quét đi qua phần cột sống và hông dưới của người bệnh đồng thời có thêm một máy quét khác chạy ngay phía trước cơ thể người bệnh. Hình ảnh thu được từ cả hai máy quét được gửi đến máy tính để xử lý dữ liệu. Toàn bộ quá trình xử lý và cung cấp dữ liệu đo được sẽ được kỹ thuật viên theo dõi qua màn hình máy tính.
+ Trong quá trình máy tiến hành thao tác đo mật độ loãng xương, người bệnh cần nằm yên, nếu cần, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nín thở.
Phương pháp DEXA có thể áp dụng cho các trường hợp cần đo mật độ loãng xương ở những vị trí nhất định như: bàn chân, bàn tay, ngón tay, cẳng tay,...
2.2.2. Phương pháp DXA (sử dụng tia X)
Đo mật độ xương bằng phương pháp DXA dùng tia X năng lượng kép để định lượng mất xương và theo dõi hiệu quả điều trị loãng xương, thường áp dụng đo ở cổ xương đùi và cột sống. Trường hợp cần thiết cũng có thể đo DXA toàn thân.
Phương pháp đo mật độ loãng xương DXA phù hợp với:
- Phụ nữ sau tuổi mãn kinh kèm yếu tố nguy cơ mắc bệnh loãng xương như: chỉ số khối cơ thể thấp, tiền sử gia đình loãng xương, hút thuốc lá, dùng một số loại thuốc có thể gây mất xương.
- Phụ nữ sau tuổi 65.
- Người bị gãy xương có căn nguyên từ loãng xương.
- Người đã có chẩn đoán hình ảnh xác định xẹp đốt sống, giảm mật độ xương.
- Người có nguy cơ bị loãng xương thứ phát.
- Người cần được đánh giá nguy cơ gãy xương.
3. Đo mật độ xương có hại không, khi nào cần thực hiện?
Các phương pháp kiểm tra chỉ số loãng xương hầu như an toàn trong mọi trường hợp vì chỉ sử dụng liều bức xạ rất thấp. Tuy nhiên, do kỹ thuật này không phù hợp để sử dụng cho thai phụ, vì thế, người đang nghi ngờ mang thai nên thông báo cho bác sĩ về tình trạng của mình để có hướng xử trí phù hợp.
Đo mật độ loãng xương là phương pháp an toàn, giúp chẩn đoán đúng tình trạng loãng xương
Các trường hợp sau đây được khuyến nghị nên thực hiện đo mật độ loãng xương:
- Người ở độ tuổi trên 65.
- Phụ nữ sau mãn kinh không bổ sung estrogen.
- Người có tiền sử gia đình về bệnh loãng xương.
- Người dùng thuốc steroid trong thời gian dài.
- Người mắc các bệnh lý về xương khớp, thận, gan, tiểu đường type 1, cường cận giáp hoặc cường giáp.
- Phụ nữ đã trải qua thời gian trị liệu hormone thay thế trong 10 năm.
- Người thường xuyên uống bia rượu.
- Người bị suy giảm tuyến sinh dục nam.
Đại đa số mọi người có tâm lý chủ quan trong việc phòng ngừa bệnh lý xương khớp. Điều này kết hợp với chế độ dinh dưỡng không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất thường xuyên sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh lý nhóm này.
Vì thế, kiểm tra chỉ số loãng xương là biện pháp giúp chủ động đề phòng các nguy cơ gặp phải, phát hiện để điều trị sớm vấn đề về xương khớp, đảm bảo chất lượng cuộc sống và khả năng vận động như ý muốn.
Quý khách hàng cần kiểm tra, chẩn đoán bệnh loãng xương có thể đến thăm khám tại Chuyên khoa Cơ xương khớp - Hệ thống Y tế MEDLATEC hoặc liên hệ đặt trước lịch khám qua hotline 1900 56 56 56. Để đo mật độ loãng xương, bên cạnh các thiết bị máy móc truyền thống như máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy chụp CT-scanner, MEDLATEC còn sở hữu máy DEXA scan đáp ứng tốt nhất nhu cầu chẩn đoán loãng xương, giúp khách hàng yên tâm về kết quả thăm khám của mình.
BS Thanh Tuấn đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!