Tin tức
Lợi ích của củ khúc khắc với sức khỏe và cách sử dụng hiệu quả
- 10/08/2021 | Củ dền đỏ có tác dụng gì và các lưu ý khi sử dụng thực phẩm này
- 24/11/2022 | Củ từ có dùng để chữa bệnh được không?
- 10/12/2020 | Nguyên tắc cơ bản khi xây dựng thực đơn giảm cân bằng rau củ quả
- 18/07/2021 | Củ gừng tươi có tác dụng gì và cách sử dụng như thế nào?
1. Giới thiệu đặc điểm về cây khúc khắc
Cây khúc khắc còn được gọi với nhiều cái tên khác như thổ phục linh, cẩm cù, cây linh phạn đoán, cây kim cang,... Loại cây này thuộc họ Hành Liliaceae với tên khoa học đầy đủ là Smilax glabra Roxb.
Cây khúc khắc có nhiều tên gọi khác nhau
Cây khúc khắc là một loại thân leo với chiều dài có thể lên đến 4 - 5m, nhiều cây còn dài đến cả 10m. Cây có khá nhiều cành nhỏ, không có gai nhọn với phần thân mảnh và thường có những tua cuốn dài.
Hoa của cây mọc thành từng tán, màu xanh nhạt vào tầm tháng 5 hoặc tháng 6. Những bông hoa đực và hoa cái thường mọc riêng rẽ. Cây kết trái vào tầm tháng 7 cho đến tháng 10, quả có hình cầu gồm 3 cạnh và có 3 hạt. Khi chín, quả khúc khắc sẽ có màu đỏ hoặc có màu tím đen. Phần rễ cây có hình khá đa dạng và không cố định.
Rễ của cây hay còn được gọi là củ khúc khắc thường được sử dụng nhiều trong nhiều bài thuốc Đông y. Phần thân rễ có thể thu hoạch được quanh năm. Tuy nhiên, để dược tính của củ có thể đạt mức cao nhất thì thời điểm thu hoạch tốt nhất là mùa thu hoặc mùa đông.
Củ thường sẽ có khối hình trụ dẹt với nhiều kích thước khác nhau. Lớp vỏ bên ngoài của củ có màu nâu và bên trong sẽ là màu nâu đỏ nhạt hoặc có màu trắng. Củ khá dai khi cắt lát và rất khó để bẻ gãy. Khi nhúng phần củ này vào nước sẽ thấy hơi trơn và hơi dính.
2. Cách bào chế củ khúc khắc
Những củ khúc khắc mới sau khi thu hoạch sẽ được làm sạch. Sau đó, các phần rễ con ở xung quanh sẽ được loại bỏ hết. Thân rễ của khúc khắc để sơ chế làm một vị thuốc có khá nhiều cách khác nhau như phơi hoặc sấy khô cả củ. Hoặc chúng cũng có thể được ngâm trong nước nóng khoảng vài phút rồi thái thành từng lát mỏng và phơi khô.
Củ khúc khắc được bào chế thành dược liệu
Hoặc, bạn cũng có thể ủ củ trong khoảng 3 ngày để chúng được mềm hơn rồi thái ra thành từng lát mỏng. Sau đó, những lát dược liệu này sẽ được phơi ở ngoài nắng hoặc sấy khô để có thể sử dụng lâu dài.
3. Những lợi ích nổi bật củ khúc khắc mang lại
Củ khúc khắc theo nghiên cứu có rất nhiều công dụng đặc biệt mà chúng ta có thể nhận được:
3.1. Tác dụng dược lý
Trong thân rễ khúc khắc có chứa các hoạt chất như flavonoids, flavonoid glycosides, saponin,... mang đến khá nhiều tác dụng đặc biệt. Những lợi ích này đã được nghiên cứu ở trên mô hình động vật, cụ thể:
-
Astilbin có thể làm giảm được hàm lượng các acid uric ở trong máu ở trên chuột. Các chất catalase có thể làm thuyên giảm được stress và sự oxy hóa do acid uric ở trong máu tăng cao.
-
Chứng viêm và tình trạng stress oxy hóa thận của chuột bị thận được cải thiện đáng kể với nguyên nhân là acid uric.
-
Các flavonoid của thân rễ khúc khắc còn có khả năng chống lại quá trình oxy hóa và chống tình trạng viêm tự nhiên khi đang điều trị độc thân vì nhiễm chì.
-
Glycoprotein có thể kháng được virus và chống tình trạng tăng sinh
-
Dịch chiết cồn còn có hiệu quả chống lại tình trạng dị ứng mạnh
-
Với một liều nhỏ dịch chiết cồn, chúng còn kích thích được quá trình tiêu hóa khá hiệu quả. Tuy nhiên, với liều dùng cao hơn thì chúng có thể gây nên tình trạng nôn mửa hay biếng ăn,...
-
Thành phần hóa học của thân rễ khúc khắc còn có thể chống lại sự oxy hóa và bảo vệ sức khỏe của gan trên những con chuột đã bị tổn thương lá gan.
Củ khúc khắc có nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe
3.2. Tác dụng theo nghiên cứu Đông y
Từ xa xưa, các thầy thuốc Đông y cũng đã tiến hành nghiên cứu về lợi ích của củ khúc khắc như sau:
-
Tính vị và quy kinh: Củ có vị hơi ngọt, nhạt và hơi chát. Củ có tình bình, quy kinh Can - Vị.
-
Công năng và chủ trị: Thân rễ khúc khắc có thể thanh nhiệt và trừ thấp, khử được chứng phong thấp, rất có lợi cho gân cốt, giúp giải độc cơ thể.
-
Điều trị chứng tiêu chảy, những cơn đau nhức xương khớp hoặc các vết thương mụn nhọt khó lành,...
-
Liều dùng cơ bản là khoảng 10 - 60g thân rễ khúc khắc để sắc uống.
-
Khi dùng ngoài da, bạn chỉ cần tán nhuyễn phần củ này rồi đắp lên vùng bị đau với một liều lượng thích hợp.
3. Những lưu ý cần rõ khi sử dụng củ khúc khắc
Củ khúc khắc mặc dù có nhiều ưu điểm nổi bật và lợi ích không thể bàn cãi đối với sức khỏe. Thế nhưng, để dược tính phát huy hiệu quả tốt nhất thì bạn cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng cần nắm rõ những vấn đề sau đây:
-
Những người bị can thận âm hư không nên hoặc cần cẩn trọng hơn trong việc sử dụng các loại dược liệu này.
-
Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình cho con bú sữa mẹ thì cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
-
Người bị dị ứng với bất cứ hoạt chất nào trong khúc khắc thì không nên sử dụng.
-
Người đang có bệnh lý hoặc bị rối loạn vì vấn đề nào đó cũng không nên sử dụng khúc khắc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
Người bệnh cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng dược liệu
4. Một số bài thuốc sử dụng củ khúc khắc
Củ khúc khắc được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông y để điều trị một số bệnh lý, cụ thể:
4.1. Chữa bệnh vảy nến
Bạn cần chuẩn bị những loại dược liệu sau đây:
-
80g hạ khô thảo nam.
-
40g khúc khắc.
Bạn mang hai loại dược liệu này sắc chung với khoảng 500ml nước trong thời gian 3 tiếng đồng hồ ở nhiệt độ 150oC cho đến khi cô lại còn 300ml. Với phần nước thuốc thu được, bạn chia ra làm 3 hoặc 4 phần để uống trong ngày.
4.2. Chữa chứng phong thấp, xương khớp
Dưới đây là hai bài thuốc với thân rễ khúc khắc mà bạn có thể tham khảo để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đau nhức xương khớp:
-
Bài thuốc 1: 20g củ khúc khắc, 12g các loại dược liệu gồm tục đoạn - dây đau xương - cốt toái bổ và cẩu tích. Bạn cho toàn bộ các loại dược liệu trên vào sắc chung với nước và chia làm 3 phần để uống trong ngày. Thời điểm vàng để uống thuốc là 1 giờ đồng hồ trước khi ăn.
-
Bài thuốc 2: 20g thân rễ khúc khắc, 16g các loại dược liệu gồm hy thiêm - cỏ nhọ nồi, 12g các vị thuốc gồm ngưu tất - ngải cứu và thương nhĩ tử. Bạn cho tất cả các loại dược liệu đã được chuẩn bị ở trên vào sắc với nước rồi chia làm 3 phần thuốc để uống dần trong ngày.
4.3. Chữa chứng đau thần kinh tọa
Bài thuốc này cần có những loại dược liệu sau đây:
-
30g thân rễ khúc khắc.
-
20g vị thuốc khoan cân đằng.
-
20g vị thuốc ngưu tất nam.
-
20g vị thuốc tầm gửi dâu.
-
10g vị thuốc cốt toái bổ.
Bạn sắc tất cả những dược liệu đã được chuẩn bị trên với nước. Sau khi sắc thuốc, bạn chia phần nước thuốc này thành 3 phần để uống trong ngày.
Những bài thuốc từ củ khúc trong Đông y
Tóm lại, củ khúc khắc có khá nhiều công dụng và lợi ích tốt đối với các bài thuốc điều trị Đông y. Tuy nhiên, bạn không nên uống quá nhiều và cũng không nên tự ý sử dụng thuốc. Thay vào đó, bạn nên tham khảo trước ý kiến của các bác sĩ để có được liều dùng và cách thức sử dụng thuốc một cách phù hợp và hiệu quả nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!