Tin tức

Mật nhân: Công dụng và lưu ý khi sử dụng thảo dược này

Ngày 11/03/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mật nhân là loài thực vật phát triển tương đối mạnh tại Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á. Từ lâu, mật nhân vốn nổi tiếng với tác dụng tăng cường sinh lý nam, được phái mạnh tin dùng. Không chỉ phổ biến trong Đông Y mà loài thực vật này còn ứng dụng trong y học hiện đại. 

1. Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của cây mật nhân

Mật nhân hay còn được biết đến với danh pháp khoa học Eurycoma Longifolia, nằm trong họ Simaroubaceae.

1.1. Nguồn gốc

Mật nhân là loài thực vật bản địa tại khu vực Đông Nam Á. Chúng tập trung chủ yếu tại Malaysia, Indonesia, Việt Nam,.. Ngoài ra, cây cũng mọc nhiều tại khu vực Ấn Độ, Bắc Mỹ và Tây Âu.

Hình ảnh một cây mật nhân trong thực tế

Hình ảnh một cây mật nhân trong thực tế

1.2. Đặc điểm hình thái

Giống cây mật nhân sở hữu phần thân khá dài (15 đến 20m), lông bao bọc quanh thân. Thân cây thường chia thành các nhánh nhỏ hơn.

Lá của cây mật nhân là dạng lá kép, hình dáng gần giống lông chim. Số lượng lá nhỏ trên mỗi lá kép thường là trên 10 lá, sắp xếp cân xứng với nhau thành 2 hàng. Từng chiếc lá nhỏ khá cứng, mặt bên trên xanh nhạt, mặt bên dưới xanh lục đậm hơn.

Lá mật nhân mọc theo dạng lông chim, đối xứng 

Lá mật nhân mọc theo dạng lông chim, đối xứng

Hoa mật nhân tập trung theo từng cụm, hoa màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm hơi nâu một chút. Phía bên ngoài mỗi bông hoa luôn kèm theo phần lông bao phủ, mỗi bông hoa có 5 hoặc 6 cánh.

Đến khi hoa tàn, quả mật nhân sẽ xuất hiện. Quả của loài cây này tương tự quả trứng nhưng dẹt, kèm theo phần rãnh rộng từ 1cm đến 2cm. Quả chuyển sang màu nâu đỏ khi già đi, bên trong quả luôn chứa 1 hạt.

Phần rễ của mật nhân là dạng rễ cọc với màu vàng nhạt. Người ta chủ yếu sử dụng bộ phận rễ để điều chế thành các loại thuốc.

2. Tác dụng của cây mật nhân với sức khỏe

Cây mật nhân nổi tiếng với khả năng cải thiện đời sống sinh lý nam, giảm căng thẳng, phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị xơ gan,... cùng hàng loạt tác dụng nổi bật với sức khỏe khác.

2.1. Cải thiện sinh lý nam

Thành phần E. longifolia trong cây mật nhân có khả năng kích thích hoạt động lưu thông khí huyết, tăng cường khả năng sản sinh testosterone. Khi nồng độ testosterone, chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống sinh lý cho nam giới nói chung.

Mật nhân giúp tăng cường khả năng sinh lý nam

Mật nhân giúp tăng cường khả năng sinh lý nam

Sản phẩm hỗ trợ sinh lý chứa thành phần E. longifolia ngày càng phổ biến trên thị trường.

2.2. Giảm căng thẳng

Theo Đông Y, mật nhân vốn sở hữu tính thanh mát, có khả năng giảm căng thẳng. Vì trong thành phần của loại cây này chứa một lượng lớn anxiolytic giúp thư giãn tinh thần, giảm tình trạng lo âu.

Ngoài ra, một số nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nam giới sử dụng mật nhân không những chỉ tăng lượng testosterone mà lượng cortisol gây căng thẳng cũng giảm xuống đáng kể.

2.3. Phòng ung thư

Ngoài tác dụng tăng cường chức năng sinh lý nam và giảm căng thẳng, thành phần trong mật nhân còn hỗ trợ chống ung thư. Trong đó sử dụng rễ mật nhân là một trong những cách hiệu quả phòng ngừa ung thư phổi, ung thư cổ tử cung thường gặp.

Qua quá trình phân tích, các nhà khoa học đã tìm ra hơn 60 hợp chất trong mật nhân có khả năng tham gia chống Oxy hóa, ngăn chặn hoạt động của các gốc tự do. Chúng đặc biệt có ích trong việc phòng ngừa ung thư.

2.4. Hỗ trợ điều trị xơ gan

Tính chất trong lá, thân cây mật nhân chứa một lượng acetone, hợp chất có khả năng chống lại hoạt động của vi khuẩn. Tính chất kháng khuẩn của loài thực vật này rất cần thiết trong hỗ trợ điều trị xơ gan, viêm loét dạ dày.

Chính vì vậy mà trong một số loại thuốc hỗ trợ điều trị hiện nay, người ta đã tìm cách bổ sung thành phần mật nhân.

2.5. Một số tác dụng khác

Ngoài những tác dụng chính kể trên thì sản phẩm chiết xuất từ cây mật nhân còn tác động tích cực đến sức khỏe theo nhiều khía cạnh khác. Cụ thể như:

  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng đau bụng kinh hay đang ở phụ nữ.

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa.

  • Trị bệnh ngoài da thường gặp như ghẻ lở, ngứa rát chân tay.

  • Kích thích cảm giác ngon miệng, giúp đường tiêu hóa hoạt động ổn định.

  • Điều triệu chứng đau mỏi xương khớp.

  • Hỗ trợ giải độc cơ thể, giải rượu.

3. Các dạng điều chế phổ biến của mật nhân

Trong thực tế, mật nhân có thể điều chế thành nhiều dạng, phục vụ nhu cầu sử dụng của từng đối tượng.

  • Điều chế thành dạng viên: Chủ yếu là các loại thuốc tây.

  • Điều chế tình trạng bột: Rễ cây sau khi phơi khô được nghiền thành bột.

  • Sắc lấy phần nước cốt: Rễ mật nhân phơi khô cắt thành từng khúc nhỏ. Sau đó, đem sắc cùng nước, uống tương tự như trà.

  • Điều chế thành dạng cao: Rễ cây thái thành từng sợi nhỏ, nghiền thành bột rồi trộn cùng mật ong và đem đun nóng ở nhiệt độ 55 độ C. Phần cao sau khi đun để nguội, bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh, dùng dần.

  • Ngâm cùng sáp mật ong: Mật nhân ngâm cùng sáp mật ong từ 3 đến 4 ngày là đã ngấm vào có thể dùng.

  • Ngâm rượu: Rễ của cây mật nhân sau khi phơi khô ngâm cùng rượu cũng là một một dạng điều chế khá phổ biến. Thời gian ngâm tối thiểu phải từ 1 tháng.

Mật nhân sấy khô có thể sử dụng trong nhiều trường hợp

Mật nhân sấy khô có thể sử dụng trong nhiều trường hợp

Ngoại trừ phấn hoa thì hầu hết bộ phận trên cây mật nhân đều phù hợp một điều chế thành thuốc. Trong số này, rễ chính là bộ phận sở hữu nhiều tác dụng dược tính nhất, với mùi thơm mát đặc trưng.

Rễ của loài thực vật này phải trải qua quá trình phơi khô. Sau đó mới tiến hành điều chế thành dạng bột, dạng cao, ngâm rượu hoặc ngâm mật ong.

Còn những bộ phận khác vẫn có tác dụng nhất định nhưng không chưa sử dụng phổ biến như phần rễ.

4. Lưu ý trong quá trình sử dụng mật nhân

Mật nhân mặc dù sở hữu dược tính khá mạnh, hỗ trợ điều trị khá nhiều căn bệnh. Thế nhưng, không vì vậy mà bạn lạm dụng. Loại thảo dược này vẫn gây ít nhiều tác dụng phụ nếu không sử dụng cho đúng đối tượng, không đúng liều lượng.

4.1. Đối tượng chống chỉ định

Chính bởi khả năng thúc đẩy hoạt động học sinh hormone testosterone nên mật nhân không thích hợp sử dụng với người bị tim mạch, đái tháo đường, bệnh lý liên quan đến thận,... Thành phần kích thích sản sinh testosterone dễ ảnh hưởng đến hiệu quả phục hồi.

Mật nhân không thích hợp dùng cho người bị tim mạch 

Mật nhân không thích hợp dùng cho người bị tim mạch

Đặc biệt người vừa điều trị bệnh không nên dùng mật nhân, bởi có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị.

Sau đây là những đối tượng không nên áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ mật nhân:

  • Người gặp vấn đề liên quan đến nội tạng.

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

  • Trẻ nhỏ dưới 9 tuổi.

  • Người dị ứng với thành phần trong mật nhân.

4.2. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nếu lạm dụng quá mức, mật nhân dễ gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng. Trong đó, tác dụng phụ thường gặp nhất phải kể đến như:

  • Cơ thể nôn nao, chóng mặt.

  • Dị ứng da.

  • Đường huyết đột ngột giảm bất thường.

  • Nôn ói khi cơ thể không thể hấp thụ thành phần dưỡng chất trong mật nhân.

Chính bởi có thể gặp phải tác dụng phụ không mong muốn nên bạn tuyệt đối không tự ý áp dụng bất kỳ bài thuốc nào từ cây mật nhân. Thay vào đó, bạn cần khám sức khỏe định kỳ và tham khảo tư vấn của bác sĩ nếu có ý định sử dụng mật nhân.

Cây mật nhân đã và đang ứng dụng trong cả Đông y lẫn Tây y. Nói chung, sản phẩm điều chế từ loài cây này đặc biệt tốt cho sinh lý nam. Tuy vậy, bạn vẫn cần trân trọng trong quá trình sử dụng.

Từ khoá: ung thư mật ong

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.