Tin tức

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu nên cải thiện thế nào?

Ngày 22/07/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu khá thường gặp nhưng không nên xem nhẹ. Tình trạng này có thể bắt nguồn từ thay đổi nội tiết, thai nghén hoặc tâm lý bất ổn. Việc hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng đúng cách chăm sóc sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

1. Dấu hiệu nhận biết mẹ bầu mất ngủ trong 3 tháng đầu

Mang thai 3 tháng đầu có thể ví như một hành trình thay đổi toàn diện về thể chất lẫn tâm lý của người phụ nữ. Trong số những rối loạn thường gặp, mất ngủ là tình trạng phổ biến nhưng dễ bị bỏ qua. Để bảo vệ sức khỏe toàn diện của mẹ bầu, kịp thời cải thiện tình trạng mất ngủ khi mang thai 3 tháng đầu thì dưới đây là những dấu hiệu nhận biết mẹ bầu cần lưu ý:

  • Thức giấc nhiều lần trong đêm: Thay đổi nội tiết tố, cảm giác lo âu, căng thẳng không kiểm soát được diễn ra liên tục trong nhiều đêm khiến giấc ngủ của mẹ bầu gián đoạn, hay tỉnh giấc.
  • Khó đi vào giấc ngủ dù cảm thấy mệt: Sự thay đổi hormone progesterone trong giai đoạn đầu thai kỳ, làm xáo trộn nhịp sinh học và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu.
  • Cảm giác mệt mỏi, lừ đừ vào buổi sáng: Nếu mẹ bầu thường xuyên thức dậy trong trạng thái uể oải, thiếu năng lượng dù ngủ đủ giấc thì cần xem xét lại chất lượng giấc ngủ vào ban đêm.
  • Đau đầu, căng cơ vai gáy khi thức dậy: Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể gây ra đau đầu âm ỉ, đau mỏi cổ - vai - gáy vào buổi sáng. 
  • Tăng cảm giác lo âu và dễ cáu gắt: Mất ngủ không chỉ ảnh hưởng đến thể trạng mà còn gây xáo trộn về cảm xúc. Thiếu ngủ có thể khiến mẹ bầu thấy mình dễ căng thẳng, hay cáu gắt vô cớ hoặc lo lắng thái quá về những vấn đề nhỏ.

Trằn trọc khó ngủ là dấu hiệu mất ngủ thường thấy ở mẹ bầu

Trằn trọc khó ngủ là dấu hiệu mất ngủ thường thấy ở mẹ bầu

2. Tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là do đâu?

Tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Xác định rõ nguyên do sẽ giúp mẹ bầu tìm cách khắc phục và cải thiện giấc ngủ hiệu quả, từ đó bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và thai nhi. Theo đó, những nguyên nhân thường gặp gây tình trạng mất ngủ ở mẹ bầu là:

2.1. Thay đổi nội tiết tố

Ngay từ những tuần đầu của thai kỳ, hormone progesterone tăng mạnh để hỗ trợ thai nhi. Tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, gây cảm giác buồn ngủ ban ngày và mất ngủ ban đêm ở mẹ bầu. Đồng thời, sự rối loạn của melatonin và serotonin khiến giấc ngủ kém ổn định, dễ bị gián đoạn.

2.2. Ảnh hưởng từ việc thai nghén

Thai nghén là một phần tự nhiên của quá trình mang thai. Các triệu chứng như buồn nôn, ợ nóng, đầy hơi thường xuất hiện nhiều hơn vào buổi tối, gây khó ngủ. Ngoài ra, mẹ bầu phải đi tiểu nhiều lần trong đêm do tử cung chèn ép bàng quang, dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn, không liền mạch.

2.3. Tâm lý lo âu, bất an trong thai kỳ

Cảm giác bất an về sức khỏe thai nhi, nỗi sợ hãi trước sinh nở hay các áp lực khác trong cuộc sống là những yếu tố khiến mẹ bầu thường xuyên suy nghĩ, mất tập trung và khó đi vào giấc ngủ. Tâm lý căng thẳng kéo dài còn có thể dẫn đến rối loạn lo âu nhẹ.

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm lý căng thẳng

Mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu do tâm lý căng thẳng

2.3. Thói quen sinh hoạt

Không ít mẹ bầu thay đổi thói quen sinh hoạt sau khi mang thai. Việc dùng thiết bị điện tử trước giờ ngủ, ăn muộn hoặc ngủ ngày quá nhiều khiến nhịp sinh học bị xáo trộn, ảnh hưởng đến giấc ngủ mẹ bầu.

2.4. Ảnh hưởng từ các bệnh lý đi kèm

Một số mẹ bầu có tiền sử bệnh hoặc bệnh phát sinh trong thai kỳ như thiếu máu, hạ đường huyết, cao huyết áp, chuột rút ban đêm hoặc hội chứng chân không yên,... cũng có thể bị mất ngủ. Do những tình trạng này không chỉ gây khó chịu về thể chất mà còn làm giấc ngủ hay bị gián đoạn giữa đêm.

3. Làm sao để cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu

mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn có thể gây tác động gián tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Việc điều chỉnh lối sống, chế độ ăn và nghỉ ngơi hợp lý là những giải pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu.

3.1. Chú trọng đến dinh dưỡng

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa giấc ngủ. Mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm giàu tryptophan như sữa, yến mạch, chuối, cá hồi giúp tăng sản xuất serotonin và melatonin, hai hormone liên quan đến giấc ngủ. 

Mẹ cần tránh tiêu thụ các món cay, nhiều dầu mỡ, caffeine hoặc đường vào buổi tối vì dễ gây khó tiêu, đầy bụng, khiến giấc ngủ bị gián đoạn. Ngoài ra, mẹ nên ăn bữa tối nhẹ, cách giờ ngủ ít nhất 2 - 3 tiếng để hệ tiêu hóa không bị quá tải.

Mẹ bầu nên chủ động xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất

Mẹ bầu nên chủ động xây dựng chế độ ăn đầy đủ các chất

3.2. Thay đổi tư thế ngủ

Trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên thử các tư thế ngủ và lựa chọn tư thế tạo cảm giác thoải mái nhất khi ngủ. Mẹ bầu không cần kiêng cữ quá mức như chỉ nằm nghiêng sang trái hoặc không quá nằm ngửa. Việc sử dụng gối ôm hoặc gối kê chân cũng là cách giúp cơ thể thư giãn và dễ ngủ hơn.

3.3. Ngâm chân trước khi ngủ

Việc ngâm chân với nước ấm (nhiệt độ khoảng 37 - 40 độ C) từ 10 - 15 phút mỗi tối có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, làm dịu hệ thần kinh và tạo cảm giác thư giãn trước khi đi ngủ. Mẹ có thể thêm vài lát gừng tươi hoặc muối hạt để tăng hiệu quả làm ấm và giảm mỏi chân. Đây là biện pháp đơn giản nhưng rất hữu ích, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách tự nhiên, không cần dùng đến thuốc.

Mẹ có thể ngâm chân trước khi ngủ để tăng tuần hoàn máu

Mẹ có thể ngâm chân trước khi ngủ để tăng tuần hoàn máu

3.4. Vận động nhẹ nhàng

Tập các bài vận động nhẹ như đi bộ, yoga bầu hoặc thiền định giúp mẹ bầu cải thiện tuần hoàn, giảm căng thẳng và điều hòa hormone. Tuy nhiên, mẹ cần tránh tập luyện gần giờ ngủ vì có thể khiến cơ thể hưng phấn, gây khó ngủ. Thời gian lý tưởng nhất là vận động vào buổi sáng hoặc chiều, tối thiểu 30 phút mỗi ngày để cơ thể duy trì nhịp sinh học ổn định.

3.5. Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Một lịch sinh hoạt đều đặn, ngủ và thức dậy đúng giờ là yếu tố quan trọng giúp thiết lập lại nhịp sinh học tự nhiên. Mẹ bầu nên tạo thói quen ngủ sớm, hạn chế sử dụng thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi ngủ. Không gian phòng ngủ cần yên tĩnh, tối, thoáng mát và hạn chế ánh sáng xanh. Nếu có thể, mẹ hãy duy trì một số thói quen thư giãn trước giờ ngủ như nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc tập hít thở sâu.

2.6. Đi khám bác sĩ

Nếu đã áp dụng các biện pháp điều chỉnh sinh hoạt, chế độ ăn mà tình trạng mất ngủ vẫn kéo dài trên 2 tuần, kèm theo biểu hiện mệt mỏi nghiêm trọng, đau đầu, cáu gắt,... mẹ bầu nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa sản. Bác sĩ sẽ đánh giá nguyên nhân cụ thể và đưa ra hướng điều trị phù hợp. Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý dùng thuốc an thần hoặc các sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ khi chưa có chỉ định y tế vì có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Mẹ bầu nên đi khám nếu trình trạng mất ngủ kéo dài

Mẹ bầu nên đi khám nếu trình trạng mất ngủ kéo dài

Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến bạn đọc các thông tin cần nắm về chủ đề mẹ bầu mất ngủ 3 tháng đầu. Mẹ bầu không nên chủ quan khi gặp tình trạng này mà hãy điều chỉnh sinh hoạt và thăm khám sớm nếu không cải thiện. Chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế với gần 30 năm kinh nghiệm là địa chỉ uy tín cho mẹ bầu có thể lựa chọn thăm khám nếu cần kiểm tra tình trạng mất ngủ kéo dài. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ