Tin tức

Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục?

Ngày 30/09/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Nhung
Sau phẫu thuật tuyến giáp, để vết thương nhanh chóng bình phục, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, cũng như kết hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày hợp lý. Vậy mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục?

1. Tổng quan về phẫu thuật tuyến giáp

Tuyến giáp là bộ phận có hình dạng cánh bướm được cấu tạo bởi 2 thuỳ trái phải và nằm ở vị trí dưới thanh quản, trên khí quản. Đây là cơ quan tuyến nội tiết quan trọng đối với cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động chuyển hoá glucid, lipid, tăng sinh tuyến sữa, tuyến sinh dục, phát triển não bộ và hệ thần kinh,... 

Tuyến giáp được cấu tạo 2 thuỳ nằm ở vùng cổ

Tuyến giáp được cấu tạo 2 thuỳ nằm ở vùng cổ

Một số bệnh lý thường gặp ở tuyến giáp có thể kể đến như suy giáp, cường giáp và ung thư tuyến giáp. Trong điều trị, phẫu thuật được chỉ định khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến giáp. Đối với các trường hợp như u lành tính, bướu, u lành tăng kích thước,... cũng có thể cân nhắc phương pháp tuyến giáp.

2. Vai trò của dinh dưỡng sau mổ tuyến giáp

Bệnh nhân sau tuyến giáp cần nhiều thời gian hồi phục vết thương. Đồng thời sau khi loại bỏ phần tuyến giáp chứa tế bào ung thư có thể gây ra sự thiếu hụt về nội tiết, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ. Chính vì thế, bên cạnh điều trị duy trì bằng các loại thuốc tuyến giáp thì dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với bệnh nhân sau phẫu thuật, cụ thể:

  • Làm lành vết thương, hồi phục thể chất.
  • Ngăn ngừa tái phát khối u: bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất cần thiết giúp cơ thể chống lại tế bào ung thư.
  • Duy trì hoạt động của tuyến giáp nhờ kiểm soát nghiêm ngặt chất dinh dưỡng đưa vào cơ thể, đặc biệt là i-ốt sau phẫu thuật.
  • Kiểm soát trọng lượng cơ thể nhằm duy trì cân nặng ở mức phù hợp, tránh nguy cơ gặp các biến chứng như tăng huyết áp, tiểu đường, tim mạch,... sau phẫu thuật.

3. Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục?

Có thể thấy dinh dưỡng giữ vai trò quan trọng không chỉ trong quá trình hồi phục vết thương mà còn giúp bảo vệ sức khỏe giai đoạn điều trị hoá chất, tia xạ sau phẫu thuật, nhất là với người bị ung thư. Vì thế, mổ tuyến giáp kiêng ăn gì là chủ đề được nhiều bệnh nhân và người nhà thường xuyên quan tâm. Dưới đây là các thực phẩm cần tránh đối với bệnh nhân mổ tuyến giáp:

Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục là thắc mắc thường gặp

Mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục là thắc mắc thường gặp

3.1. Gia vị cay nóng

Mổ tuyến giáp sử dụng kỹ thuật mổ mở thường để lại vết thương khá lớn khoảng 10 - 15 cm ở vùng cổ. Chính vì thế, trong quá trình hồi phục người bệnh nên hạn chế ăn các món có gia vị cay nóng như ớt, sa tế, tiêu,... để tránh gây bỏng rát niêm mạc, kích ứng thực quản ảnh hưởng đến vết thương. Ngoài ra, hệ tiêu hoá sau phẫu thuật cần thời gian để trở lại trạng thái bình thường, gia vị cay nóng có thể gây kích thích dẫn đến đau dạ dày, khó tiêu, rối loạn tiêu hoá,... 

3.2. Thức ăn cứng, dai

Có thể thấy, vết thương mổ tuyến giáp ảnh hưởng trực tiếp đến thực quản. Vì thế, trong chế độ ăn uống hàng ngày, bệnh nhân cần tránh hoàn toàn các thức ăn có độ cứng và dai. Điều này giúp hạn chế tình trạng khó nuốt, nghẹn khi nuốt, nếu thức ăn quá cứng trong quá trình nuốt có thể gây tổn thương thực quản và nguy cơ ảnh hưởng vết mổ. Nên lựa chọn các loại thức ăn có độ mềm, dễ nuốt như cháo, canh súp loãng, thịt băm, thịt cá đã lọc xương, thịt hầm nhừ,... 

Thức ăn cứng, dai gây khó nuốt và hạn chế tiêu hoá

Thức ăn cứng, dai gây khó nuốt và hạn chế tiêu hoá

3.3. Thực phẩm chứa i-ốt

Chế độ ăn hạn chế muối i-ốt thường được chỉ định đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá, gồm thể nhú, thể nang và thể kém biệt hoá. Điều này nhằm giảm nguy cơ tái phát tế bào ung thư cũng như đảm bảo hiệu quả điều trị phóng xạ sau phẫu thuật. 

Các loại thức ăn chứa nhiều i-ốt cần hạn chế trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân như:

  • Muối i-ốt, muối biển.
  • Nhóm hải sản biển.
  • Lòng đỏ trứng.
  • Đậu nành và các loại đậu.
  • Khoai tây.
  • Sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Các loại gia vị chế biến sẵn như sốt chấm, sốt nấu, tương cà, tương đậu,...

Hạn chế i-ốt là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khoẻ bệnh nhân u tuyến giáp

Hạn chế i-ốt là yếu tố quan trọng để bảo vệ sức khoẻ bệnh nhân u tuyến giáp

3.4. Thức ăn đóng hộp, chế biến sẵn

Thức ăn đóng hộp hoặc thức ăn chế biến sẵn luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe cho người dùng, đặc biệt đối với bệnh nhân sau phẫu thuật điều ung thư. Hàm lượng dinh dưỡng của các món ăn này thường không được đảm bảo, đồng thời chứa nhiều chất bảo quản, phụ gia thực phẩm, muối, đường, chất béo no,... 

Thực phẩm đóng hộp không chỉ tăng nguy cơ tái phát ung thư mà còn gây ra các bệnh lý về tiêu hoá, huyết áp, tiểu đường, tim mạch và suy giảm sức đề kháng trong quá trình hồi phục sau mổ. Nếu bạn thắc mắc mổ tuyến giáp kiêng ăn gì thì đây chắc chắn là loại thực phẩm đặc biệt cần tránh để bảo vệ sức khoẻ.

3.5. Không uống rượu bia

Các loại thức uống có cồn như rượu, bia chứa các thành phần ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của tuyến giáp và hệ miễn dịch cơ thể. Chính vì thế, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp cần loại bỏ hoàn toàn rượu bia ra khỏi chế độ ăn uống để hồi phục tế bào, hạn chế viêm nhiễm vết thương, tránh tái phát ung thư,... 

Ngoài ra, trong quá trình hoá trị sau phẫu thuật cũng nên hạn chế hoàn toàn rượu bia để đảm bảo hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

3.6. Nội tạng động vật

Tại các quốc gia châu Á, nội tạng động vật như tim, gan, phèo, ruột, bao tử,... thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon miệng. Tuy nhiên, hàm lượng axit béo lipoic trong loại thực phẩm này là hoạt chất hàng đầu gây cản trở hoạt động của tuyến giáp. Loại axit béo này cũng có khả năng làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc tuyến giáp. Đồng thời, hàm lượng cholesterol trong nội tạng động vật cũng gây tình trạng tăng cân, béo phì, tích tụ mỡ thừa,... ảnh hưởng sức khỏe.

3.7. Thức ăn nhiều đường

Thực phẩm nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, trà sữa, chocolate,... cần được hạn chế tối đa trong khẩu phần ăn hàng ngày của bệnh nhân sau phẫu thuật để tránh gây khó tiêu. Ngoài ra, đối với bệnh nhân đang điều ung thư cũng nên hạn chế thực phẩm nhiều đường, tinh bột, gluten để tránh tạo điều kiện phát triển cho tế bào ung thư.

Kiêng sử dụng thức ăn nhiều đường để hạn chế tế bào ung thư phát triển

Kiêng sử dụng thức ăn nhiều đường để hạn chế tế bào ung thư phát triển

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn mổ tuyến giáp kiêng ăn gì để mau hồi phục và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. Quan trọng hơn, bạn nên lựa chọn thăm khám tại những cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Nội tiết thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ kiểm tra, tư vấn chi tiết. Đặc biệt, phương pháp đốt sóng cao tần điều trị u giáp lành tính tại MEDLATEC đang được đánh giá cao với hiệu quả điều trị tốt, thời gian phục hồi nhanh chóng, không để lại sẹo. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ ngay hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ