Tin tức
Một số loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết thường được bác sĩ chỉ định
- 06/06/2022 | MEDLATEC: Địa chỉ xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà ở Đà Nẵng uy tín hàng đầu
- 03/06/2022 | Lý giải sốt xuất huyết vì sao khỏe rồi tử vong?
- 06/06/2022 | Góc giải đáp: Giá xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà MEDLATEC là bao nhiêu?
- 03/03/2020 | Cách thức nhận biết và chẩn đoán Sốt xuất huyết
- 04/06/2022 | Góc tư vấn: Sốt xuất huyết xét nghiệm máu khi nào để đảm bảo kết quả chính xác?
1. Những triệu chứng điển hình của bệnh sốt xuất huyết
1.1. Sốt xuất huyết có nguy hiểm không?
Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa chế tạo ra được vắc xin phòng bệnh đối với bệnh sốt xuất huyết. Hơn nữa, đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính và có thể dễ dàng bùng phát thành dịch khiến cho quá trình kiểm soát và điều trị bệnh rất khó khăn. Những trường hợp bệnh nhân thể nặng không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong cao, đặc biệt là những trường hợp trẻ dưới 15 tuổi.
Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Tại Việt Nam, 4 chủng virus sốt xuất huyết phổ biến nhất là D1, D2, D3, D4. Sau khi đã khỏi bệnh, người bệnh chỉ có miễn dịch đặc hiệu với từng tuýp bệnh riêng lẻ. Điều này có nghĩa là mỗi người có thể mắc bệnh 4 lần tương ứng với 4 tuýp virus D1, D2, D3, D4. Chính vì thể, dù đã khỏi bệnh, chúng ta cũng không nên chủ quan.
1.2. Một số triệu chứng thường gặp của bệnh sốt xuất huyết
Có thể nói rằng, các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết khá đa dạng. Ở mỗi giai đoạn khác nhau, những biểu hiện bệnh cũng sẽ khác nhau. Cụ thể như sau:
-
Giai đoạn sốt
Sau khi bị muỗi có mầm bệnh đốt, bệnh nhân sẽ có thể ủ bệnh trong khoảng 4 đến 10 ngày. Sau đó, bệnh nhân thường xảy ra triệu chứng sốt cao đột ngột, sốt liên tục và rất khó hạ sốt. Có thể sốt đến 40 độ C.
Kèm theo biểu hiện sốt, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau đầu dữ dội, đau nhức ở hai hố mắt, đau cơ, đau khớp, nổi ban đỏ trên da, da có hiện tượng xung huyết, bệnh nhân chán ăn, buồn nôn.
Sốt cao do nhiễm virus sốt xuất huyết
-
Giai đoạn nguy hiểm
Bước sang giai đoạn này, người bệnh có dấu hiệu hạ sốt. Người chăm sóc bệnh nhân cần lưu ý, hạ sốt không có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh. Điều cần làm lúc này là theo dõi từng thay đổi nhỏ của người bệnh. Nếu thấy những dấu hiệu bất thường cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ xử trí sớm.
Một số triệu chứng cảnh báo sự nguy hiểm là:
+ Người bệnh có biểu hiện vật vã, li bì, các đầu chi lạnh, mạch nhỏ, tụt huyết áp, không đo được huyết áp, tiểu ít.
+Xuất huyết: Biểu hiện xuất huyết có thể xảy ra ở dưới da mặt và sau đó là hai cẳng chân, mặt trong bàn tay, cánh tay, bụng và đùi,… Bệnh nhân có thể xuất hiện vết bầm tím trên da. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị chảy máu mũi, tiểu ra máu, kinh nguyệt kéo dài, nôn ra máu, phẫn lẫn máu,…
Đối với những trường hợp xuất huyết nghiêm trọng có thể gây ra tình trạng viêm gan nặng, viêm cơ tim, viêm não,…
-
Giai đoạn hồi phục
Khi đã vượt qua giai đoạn nguy hiểm, bệnh nhân sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục, diễn ra trong khoảng 48 đến 72 giờ. Lúc này, bệnh nhân đã hết sốt, cơ thể khỏe dần lên, huyết áp ổn định, đi tiểu nhiều hơn và bắt đầu có cảm giác thèm ăn.
2. Các loại xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết thường được chỉ định
Với những biểu hiện lâm sàng thì rất khó để chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết và phân biệt sốt xuất huyết với những loại sốt do các nguyên nhân khác. Chính vì thế, các bác sĩ cần dựa vào các chỉ số xét nghiệm mới có thể đưa ra những kết luận về vấn đề virus sốt xuất huyết đã xâm nhập vào cơ thể người bệnh hay chưa.
Xét nghiệm phân tích máu tổng thể được chỉ định trong công tác chẩn đoán và theo dõi bệnh
Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm thường được áp dụng:
-
Tổng phân tích tế bào máu
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu có thể được chỉ định trong quá trình chẩn đoán bệnh hoặc trong quá trình theo dõi và điều trị bệnh.
+ Bạch cầu: Chỉ số bạch cầu sẽ giảm khi cơ thể bị nhiễm virus sốt xuất huyết Dengue
+Tiểu cầu: Chỉ số tiểu cầu giảm cũng là một dấu hiệu cảnh báo người bệnh có nguy cơ bị sốt xuất huyết.
+ Chỉ số Hematocrit tăng cũng là một dấu hiệu cảnh báo sốt xuất huyết.
-
Xét nghiệm phân tử sinh học
Được thực hiện ở những cơ sở y tế đảm bảo trang thiết bị khoa học công nghệ hiện đại. Xét nghiệm này có thể giúp nhận biết sự xuất hiện của virus sốt xuất huyết trong cơ thể người bệnh ngay cả khi chưa có dấu hiệu lâm sàng.
Kết hợp nhiều loại xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán bệnh chính xác
-
Xét nghiệm miễn dịch
Đây là loại xét nghiệm nhằm tìm ra các kháng nguyên Dengue NS1 và các kháng thể IgM và IgG. Trong đó, IgM và IgG là những chỉ số rất quan trọng. Tuy nhiên, để đánh giá được chính xác bệnh nhân có mắc sốt xuất huyết hay không, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện kết hợp với một số loại xét nghiệm khác như xét nghiệm kháng nguyên Dengue NS1 giúp xác định rõ loại huyết thanh do virus Dengue gây nên.
Kháng thể IgG có thể xác định có phải bệnh nhân đang bị sốt virus Dengue lần thứ phát hay không. Các kháng nguyên NS1 thường được phát hiện trong máu từ ngày đầu tiên đến ngày thứ 9. Trong khi đó, kháng thể IgM được tìm thấy vào ngày thứ 3 đến ngày thứ 4. Cũng có những trường hợp kháng thể IgG xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ 14.
Việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết kịp thời là rất quan trọng, giúp người bệnh được điều trị sớm và phòng ngừa biến chứng bệnh. Ngược lại, nếu phát hiện muộn, khi bệnh đã tiến triển nặng, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm đến tính mạng.
Do đó, ngay khi thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ nhiễm sốt xuất huyết, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết.
Hiện nay, ngoài dịch vụ thăm khám trực tiếp tại bệnh viện, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm sốt xuất huyết tại nhà đảm bảo kết quả chính xác và chi phí hợp lý. Để được tìm hiểu thêm về dịch vụ này và có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm, mời bạn liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!