Tin tức

Một số vấn đề xoay quanh bệnh xơ khớp bạn nên biết

Ngày 16/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tình trạng xơ khớp thường được mô tả là hiện tượng xuất hiện các mô sẹo do cơ chế tự vệ của khớp sau khi chịu một chấn thương nào đó. Mặc dù, bệnh lý này không quá phổ biến nhưng mọi người cũng không nên ỷ lại vì những biến chứng của bệnh cũng khá nghiêm trọng. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, bài viết hôm nay sẽ chia sẻ về các triệu chứng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa bệnh.

1. Tổng quan về tình trạng xơ khớp

Thông thường, tình trạng xơ khớp sẽ nảy sinh dưới sự tác động của một chấn thương nào đó khiến khớp xương bị tổn thương hay nặng hơn nữa là dẫn đến bao hoạt dịch, viêm xương khớp. Dưới sự ảnh hưởng của những tổn thương đó, cơ thể sẽ phản ứng lại với cơ chế tự vệ khiến các mô sẹo bắt đầu hình thành. Sự xuất hiện của mô sẹo sẽ ngày càng nhiều hơn theo thời gian tại các vị trí xung quanh khớp với nhiệm vụ giảm thiểu nguy cơ chấn thương ở xương khớp.

Xơ khớp thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Xơ khớp thường xảy ra ở độ tuổi nào?

Bệnh xơ khớp có thể nảy sinh ở mọi vị trí khớp xương trong cơ thể, tuy nhiên tình trạng này chủ yếu xuất hiện ở khớp gối. Bởi lẽ đây là vị trí dễ bị tác động và tổn thương nhất nên khả năng hình thành mô sẹo xung quanh khớp gối thường cao hơn. Theo bác sĩ, sự xuất hiện của mô sẹo có ý nghĩa bảo vệ nhưng nếu số lượng mô sẹo hình thành nhiều quá mức sẽ rút ngắn phạm vi vận động của khớp. 

Với những trường hợp bệnh tình chuyển biến nặng, hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy khả năng vận động, sinh hoạt hằng ngày bị cản trở. Nhiều người cho biết họ còn gặp khó khăn và chịu cảm giác đau đớn kể cả trong việc cong khớp gối hoặc duỗi thẳng một cách bình thường. Đặc biệt, tình trạng này thường dễ xảy ra ở những đối tượng như:

  • Bệnh nhân phản ứng miễn dịch vượt quá ngưỡng dưới sự tác động của phẫu thuật hoặc chấn thương: hiện tượng này thường nảy sinh ở những đối tượng có hệ miễn dịch phản ứng quá mức hoặc thuộc tuýp cơ địa nhạy cảm. Ngoài ra, những bệnh nhân này thường gặp khó khăn trong quá trình điều trị vì cơ thể mất khả năng nhận diện tín hiệu tổn thương đã được hồi phục nên vẫn tiếp tục cơ chế hình thành mô sẹo.

Người từng phẫu thuật xương khớp có nguy cơ mắc bệnh cao

Người từng phẫu thuật xương khớp có nguy cơ mắc bệnh cao

  • Bệnh nhân từng trải qua những ca phẫu thuật lớn có liên quan đến xương khớp dễ dẫn đến tình trạng phản ứng viêm quá mức cũng như hình thành các mô sẹo. Điển hình như người thực hiện phẫu thuật chỉnh sửa toàn bộ vị trí khớp gối hoặc tái tạo dây chằng.

2. Các triệu chứng của bệnh xơ khớp

Bệnh xơ khớp chủ yếu nảy sinh khi tại một vị trí xương khớp bất kỳ bị nhiễm trùng hoặc chịu sự tác động của một chấn thương nào đó. Nếu tình trạng này không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ gây ra nhiều triệu chứng bất thường cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh lý này không quá phổ biến nên mọi người thường có nhận diện nhầm với một số bệnh lý khác. Vậy các triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân là gì?

Thực tế, bệnh lý này thường gây ra nhiều triệu chứng đau nhức trầm trọng kéo dài liên tục nhiều ngày khiến bệnh nhân đối diện với cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Bên cạnh đó, tại vị trí khớp bị bệnh còn xuất hiện cảm giác tê cứng, vận động khó khăn. Tuy nhiên, sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi, xoa bóp nhiều lần có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng trên. Ngoài ra, ở giai đoạn bệnh diễn tiến nặng gây ra nhiều tổn thương thì các biểu hiện của bệnh thể hiện rõ nét hơn. Cụ thể như:

  • Trong quá trình vận động tại vị trí khớp xương bị xơ cứng, bệnh nhân có thể cảm nhận được cảm giác lục khục nếu chạm tay lên vị trí này. 

Vị trí khớp bị xơ cứng có biểu hiện sưng đỏ

Vị trí khớp bị xơ cứng có biểu hiện sưng đỏ

  • Tại vị trí khớp xương bị bệnh có biểu hiện sưng đỏ them theo cảm giác ấm nóng ở bên trong khớp.

  • Căng cứng đầu gối do phần sụn trong khớp xương bị ăn mòn hoặc rách. 

  • Người bệnh thường gặp khó khăn khi phải duỗi thẳng khớp gối. Khi đi lại, bệnh nhân thường đi khập khiễng do hai bên khớp xương không cân bằng với nhau. Đồng thời, khả năng di chuyển của người bệnh cũng hạn chế hơn.

3. Các giải pháp điều trị và phòng ngừa bệnh xơ khớp

Với những ảnh hưởng do bệnh xơ khớp gây ra, bệnh nhân nên tích cực điều trị bệnh ngay tại thời điểm phát hiện nhằm ngăn chặn những chuyển biến nặng nề về sau. Ngoài ra, việc chủ động phòng ngừa bệnh không chỉ đối với những người khỏe mạnh mà ngay kể cả những đối tượng đã được điều trị bệnh dứt điểm. Vậy các giải pháp điều trị bệnh là gì? Làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả? Để được giải đáp những thắc mắc này, bạn đọc đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây nhé.

3.1. Giải pháp điều trị bệnh

Theo bác sĩ, phần lớn các bệnh nhân mắc bệnh về xương khớp thường được chỉ dẫn cải thiện tình trạng bệnh bằng những giải pháp như nghỉ ngơi, dùng thuốc kháng viêm, chườm đá lạnh,... Trong đó, mục tiêu chính của quá trình điều trị chính là tăng cường khả năng vận động của khớp xương cũng như hạn chế sự hình thành các mô sẹo. Một số bài tập thể dục nhẹ nhàng cũng giúp khớp xương di chuyển linh hoạt hơn.

Điều trị tình trạng xơ cứng khớp bằng thuốc

Điều trị tình trạng xơ cứng khớp bằng thuốc

Nếu bệnh nhân có điều kiện tài chính thì nên nhờ tư vấn và tập luyện dưới sự chỉ dẫn của các chuyên gia vật lý trị liệu. Tùy vào tình trạng, mức độ nặng - nhẹ của bệnh, chuyên viên sẽ xây dựng và lựa chọn những bài tập thích hợp cho bệnh nhân. Trong trường hợp các biện pháp chăm sóc không mang lại hiệu quả như mong muốn, đồng nghĩa các triệu chứng của bệnh không suy giảm thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. 

Sau khi thực hiện can thiệp tình trạng xơ khớp bằng phương pháp phẫu thuật, bệnh nhân vẫn cần phải phối hợp một số biện pháp điều trị khác, điển hình như tập vật lý trị liệu. Nhiều bệnh nhân lo sợ không dám vận động sau khi phẫu thuật nhưng theo chia sẻ của bác sĩ thì người bệnh nên vận động sớm để tránh tình trạng khớp xương ngừng vận động trong thời gian dài.

3.2. Giải pháp phòng bệnh

Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, một trong những giải pháp phòng ngừa bệnh đầu tiên chính là kiểm soát cân nặng của cơ thể. Đối với những bệnh nhân trong tình trạng béo phì, thừa cân thì nên thực hiện giảm cân và xây dựng thói quen tập thể dục. Bởi vì khi trọng lượng cơ thể quá cao sẽ gia tăng áp lực lên phần khớp hông, đầu gối. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi để dẫn đến nhiều bệnh lý liên quan đến khớp xương. Ngoài ra, khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh, các bạn nên giữ ấm khớp để ngăn chặn nguy cơ bị cứng khớp. 

Tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho xương

Tăng cường bổ sung dưỡng chất tốt cho xương

Bên cạnh đó, xây dựng lối sống lành mạnh cũng được xem là một biện pháp hiệu quả đối với bệnh nhân điều trị bệnh xơ khớp. Trong đó, những vấn đề người bệnh nên lưu ý để quá trình chữa trị nhanh chóng đạt được hiệu quả bao gồm: không hút thuốc lá, hạn chế đối diện với căng thẳng, mỗi ngày dành khoảng 7 - 8 tiếng để ngủ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò rất quan trọng vì một số nguồn thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe nhờ các dưỡng chất giúp chống viêm. Điển hình như trái cây, các loại đậu, rau củ, các nguồn thực phẩm giàu vitamin D và Canxi tốt cho xương. 

Với những thông tin hữu ích được chia sẻ ở bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng xơ khớp. Đặc biệt, mọi người nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh để có thể dễ dàng phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.