Tin tức

MSG là gì? MSG có thực sự gây ảnh hưởng đến sức khỏe?

Ngày 29/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Có khá nhiều ý kiến xung quanh việc MSG (bột ngọt) có ảnh hưởng đến sức khỏe con người không? Một vài người cho rằng bột ngọt là nguyên nhân dẫn đến đau đầu, hen suyễn, mất trí nhớ, gây tổn thương cho não. Tuy nhiên, đa số các thông tin chính thức như FDA đều khẳng định rằng bột ngọt là an toàn? Hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu MSG là gì và liệu chúng có hại không nhé.

1. Tìm hiểu MSG là gì?

MSG là gì? Được biết, MSG là từ viết tắt của Mononatri glutamat, hay còn được biết đến với cái tên là bột ngọt hoặc mì chính, là một chất phụ gia được dùng rộng rãi trong quá trình chế biến món ăn. Chúng giúp cho các món súp, món canh,... có 1 chút vị mặn hòa cùng vị ngon ngọt của thịt.

MSG có nguồn gốc từ axit glutamic (axit amin glutamate), trong tự nhiên đây là một loại axit amin dồi dào nhất. Thực chất Axit glutamic là một axit amin không quan trọng, lý giải điều này là do cơ thể có thể tự hình thành loại axit này. Trong cơ thể, axit glutamic phục vụ nhiều công năng khác nhau và có mặt trong đa số các loại thực phẩm.

MSG về mặt hóa học là một tinh thể bột màu trắng, tương tự như đường hoặc muối ăn. Còn được gọi là muối natri vì được kết hợp giữa axit glutamic và natri.

MSG giúp gia tăng hương vị umami từ thịt, theo đó umami là vị cơ bản thứ năm, hương vị ngọt từ thịt cùng với vị chua, mặn, ngọt và đắng. Trong ẩm thực châu Á, loại phụ gia này được sử dụng vô cùng phổ biến và có trong nhiều món ăn được chế biến sẵn tại phương Tây. Lượng bột ngọt trung bình mỗi ngày được sử dụng ở Mỹ và Anh là từ 0,55 đến 0,58 gr và tại Nhật Bản và Hàn Quốc là từ 1.2 đến 1.7 gr.

MSG hay còn gọi là mỳ chính

MSG hay còn gọi là mỳ chính

2. Tại sao MSG có hại?

Công năng của axit glutamic giống như một chất kích thích các tế bào thần kinh và dẫn truyền thần kinh trong não để đẩy mạnh việc truyền tín hiệu. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc sử dụng bột ngọt làm hàm lượng glutamate trong não tăng cao, khiến các tế bào thần kinh bị kích thích.

Chính vì nguyên nhân này, vào năm 1969 bột ngọt đã được cho là một chất kích thích, khi một nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm liều lớn MSG vào chuột sơ sinh có thể gây hại đến thần kinh. Trên thực tế, hệ thần kinh và cơ thể có thể bị tổn hại khi hàm lượng glutamate trong não tăng cao. Bên cạnh đó, một nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng, nồng độ glutamate trong máu có thể tăng lên 56% chỉ với một liều nhỏ MSG.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bằng chứng cụ thể nào chỉ ra bột ngọt hoạt động như một chất kích thích khi sử dụng với một lượng nhỏ đến trung bình trong thức ăn.

MSG có thể khiến các tế bào thần kinh bị quá kích nếu dùng với liều lượng cao

MSG có thể khiến các tế bào thần kinh bị quá kích nếu dùng với liều lượng cao

3. Say MSG là gì? 

Một vài người có thể xuất hiện triệu chứng say MSG từ việc tiêu thụ chúng. Các biểu hiện như căng cơ, đau đầu, ngứa ran, tê, da mặt hoặc cơ thể chuyển đỏ, sức khỏe yếu. Hiện nay vẫn chưa có kết luận chỉ ra nguyên nhân thực sự dẫn đến say MSG là gì? Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đưa ra một số giả thuyết sau đây: 

3.1. Tiêu thụ quá nhiều bột ngọt

Các biểu hiện trên xảy ra do cơ thể tiêu thụ hàm lượng MSG quá 3 gr trên mỗi bữa ăn, đây là một hàm lượng vô cùng cao. So với ngưỡng trung bình mà người Mỹ đang tiêu thụ đã vượt quá 3 lần mỗi ngày. Một vài nhà nghiên cứu cho rằng hàm lượng bột ngọt lớn như vậy đã giúp cho axit glutamic vượt qua rào cản máu não và đi thẳng đến các tế bào thần kinh, gây ra chấn thương và sưng não. 

Ngoài ra, hàm lượng dư thừa axit glutamic còn khiến chức năng của thận, gân, cũng như các dây thần kinh cảm giác bị tác động. Vì vậy, bạn nên sử dụng MSG với liều dùng vừa phải để hạn chế tối đa các tình trạng trên. 

3.2. Ăn phải bột ngọt giả

Việc tiêu thụ MSG kém chất lượng hoặc hàng giả sẽ dẫn đến hiện tượng ngộ độc, dị ứng, vì cơ thể phản ứng lại với những thành phần hóa học có hại trong MSG giả. Do đó, để bảo vệ sức khỏe và hệ tiêu hóa của bản thân, bạn nên chọn mua MSG tại những cơ sở uy tín, chất lượng như hệ thống siêu thị hoặc cửa hàng thực phẩm.

3.3. Các yếu tố không bắt nguồn từ bột ngọt

Nhiều người xuất hiện tình trạng chóng mặt, mệt mỏi, phát ban sau khi sử dụng những món ăn có chứa MSG. Tuy nhiên, tình trạng này có thể xuất phát từ những lý do khác như: dị ứng với thịt bò, hải sản, đậu phộng,.. được chế biến cùng với bột ngọt. Hoặc người dùng bị các bệnh về da liễu như mẫn ngứa, nổi mề đay ngay tại thời điểm dùng thực phẩm chứa MSG. Tuy nhiên, đây là những tình huống hiếm gặp và vô cùng trùng hợp.

Một số người nói rằng bột ngọt là nguyên nhân khiến những người nhạy cảm xảy ra các cơn hen suyễn. Trong một cuộc thí nghiệm gồm 32 người, có khoảng 40% người tham gia sử dụng liều lớn MSG đã trải qua cơn hen suyễn. Dù vậy, những nghiên cứu khác tương tự không cho ra bất kỳ mối quan hệ nào giữa bệnh hen suyễn và hàm lượng MSG.

MSG có thực sự gây ra những cơn hen suyễn?

MSG có thực sự gây ra những cơn hen suyễn?

4. Nguy cơ béo phì, ảnh hưởng đến vị giác, calo 

Một vài chứng cứ cho thấy bột ngọt có thể giúp người ăn cảm thấy no lâu. Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng những người dùng món súp chứa MSG có xu hướng nạp ít calo hơn trong những bữa ăn kế tiếp. Hương vị umami của bột ngọt giúp cho các thụ thể được tìm thấy trong đường tiêu hóa và lưỡi bị kích thích, từ đó giải phóng các nội tiết tố kiềm chế sự thèm ăn.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác phát hiện rằng việc tiêu thụ MSG làm gia tăng, thay gì giúp giảm tiêu thụ calo. Vì vậy, chúng ta không nên giảm cân bằng cách dựa vào bột ngọt.

Tại Trung Quốc, hàm lượng bột ngọt trong cơ thể tăng lên có liên quan đến sự tăng cân, thống kê này tính trên mức sử dụng trung bình từ 0,33 đến 2,2 gr mỗi ngày. Tuy nhiên tại Việt Nam, mỗi ngày chúng ta tiêu thụ một lượng bột ngọt trung bình 2,2 gr và không có mối liên quan nào đến việc thừa cân. 

Do đó, cần nhiều các cuộc nghiên cứu hơn để khẳng định sự tác động của MSG là gì, có gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, nhất là tình trạng rối loạn chuyển hóa và thừa cân. 

Hương vị Umami từ MSG giúp hạn chế cơn thèm ăn

Hương vị Umami từ MSG giúp hạn chế cơn thèm ăn

5. Cách chữa say MSG là gì?

5.1. Hạn chế dùng món ăn chứa MSG

Không sử dụng những món ăn có thành phần MSG là một trong biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tình trạng say MSG. 

Cụ thể, bạn cần hạn chế tiêu thụ các món ăn được đóng gói và chế biến sẵn. Hoặc các loại thực phẩm có chứa MSG nhưng được chú thích dưới dạng như: chiết xuất từ gia cầm, từ thịt, thịt khô sấy, tinh bột biến tính,.. Thay vào đó, bạn nên tiêu thụ các món ăn giàu dưỡng chất và thơm ngon như rau củ, trái cây, thịt hữu cơ để củng cố hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe. 

5.2. Đến nơi cấp cứu gần nhất

Bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất nếu xuất hiện triệu chứng say MSG để được các bác sĩ kịp thời cứu chữa, tránh để bệnh tình chuyển biến trầm trọng hơn.

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa bột ngọt là cách chữa say MSG hiệu quả

Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa bột ngọt là cách chữa say MSG hiệu quả

Như vậy, bài viết hôm nay của MEDLATEC đã giúp các bạn giải đáp vấn đề MSG là gì, cũng như cung cấp một số thông tin hữu ích về bột ngọt. Mặc dù có nhiều ý kiến về việc xuất hiện nhiều phản ứng tiêu cực khi dùng các sản phẩm có chứa MSG, tuy nhiên vẫn chưa có bằng chứng thiết thực nào chứng minh cho quan điểm này. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.