Tin tức
Mụn nội tiết ở cằm: Nhận diện và xử trí đúng để tránh hình thành sẹo xấu trên da
- 12/09/2021 | Những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mụn nội tiết
- 26/08/2024 | Mụn nội tiết và hướng dẫn chi tiết cách điều trị
- 18/03/2025 | Biotin trị mụn nội tiết có hiệu quả hay không?
1. Mụn nội tiết là gì, nguyên nhân gây nên và dấu hiệu nhận diện mụn nội tiết ở cằm
1.1. Thế nào là mụn nội tiết?
Mụn nội tiết là loại mụn hình thành do cơ thể bị mất cân bằng hormone. Dạng mụn này chủ yếu xuất hiện ở cằm và quanh miệng do đây là vùng tập trung nhiều tuyến bã nhờn và dễ nhạy cảm trước sự thay đổi của nội tiết tố.
Khác với mụn thông thường, mụn nội tiết thường tái phát theo chu kỳ. Mụn nội tiết có thể là mụn đầu trắng, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn viêm có mủ,...
1.2. Đặc điểm nhận biết mụn nội tiết ở cằm
Mụn nội tiết ở cằm mọc dọc theo viền hàm dưới và cằm, có thể lan sang vùng quanh miệng. Đây là dạng mụn có đặc điểm:
- Dễ viêm sâu, sưng đỏ, có nhân cứng bên trong, khi chạm vào đau nhức.
- Tái xuất hiện khi đến kỳ kinh nguyệt hoặc trải qua tình trạng căng thẳng.
- Nếu không điều trị, mụn kéo dài nhiều tuần, để lại sẹo thâm, vết sần.
Mụn nội tiết ở cằm thường có nguy cơ sưng viêm và dễ gây sẹo thâm
1.3. Nguyên nhân mọc mụn nội tiết ở cằm
Mụn nội tiết ở cằm có thể xuất hiện do các yếu tố như:
- Mất cân bằng giữa hormone estrogen và androgen làm kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn, tăng tiết dầu nhờn gây bít tắc lỗ chân lông.
- Căng thẳng trong thời gian dài khiến cho tuyến thượng thận tăng sản xuất cortisol. Hormone cortisol làm cho lượng dầu nhờn được sản xuất quá mức và tình trạng viêm da trở nên nặng hơn, mụn xuất hiện và kéo dài dai dẳng.
- Thức khuya, ngủ không đủ giấc khiến quá trình điều hòa nội tiết trong cơ thể bị ảnh hưởng.
- Ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường tinh luyện, sữa động vật, thực phẩm giàu chất béo bão hòa làm ảnh hưởng đến nồng độ insulin và androgen, gián tiếp làm tăng tiết bã nhờn và gây nên mụn.
- Lười tẩy trang, vệ sinh da không sạch sẽ, nặn mụn bằng tay, lạm dụng mỹ phẩm,... gây bít tắc lỗ chân lông và viêm da.
- Các vấn đề bệnh lý như buồng trứng đa nang, bệnh lý tuyến giáp,... có thể làm rối loạn nội tiết và gây mụn.
- Dùng thuốc tránh thai khiến nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng.
2. Xử trí với mụn nội tiết ở cằm như thế nào?
Mụn nội tiết ở cằm tuy không phải là tình trạng da liễu nguy hiểm nhưng gây mất tự tin khi giao tiếp, dễ để lại sẹo thâm và vết rỗ trên da,... Quá trình xử lý mụn nếu không diễn ra đúng cách sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn gây căng thẳng, rối loạn nội tiết và tái diễn mụn liên tục.
Để điều trị dứt điểm mụn nội tiết cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
2.1. Chăm sóc da đúng cách
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt pH trung tính, ít bọt, không chứa sulfate. Tẩy trang đều đặn mỗi tối, ngay cả khi không trang điểm và luôn chú ý rửa mặt tối đa 2 lần/ngày, tránh chà xát mạnh.
- Dưỡng ẩm da bằng kem dưỡng không chứa dầu khoáng, có thể dùng sản phẩm chứa niacinamide, BHA, retinol nồng độ thấp (dưới 0.5%) để làm dịu tình trạng viêm, tái tạo da và giảm dầu thừa.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng với SPF 30 trở lên. Hạn chế để da ngoài trời nắng lâu, khi đi ra ngoài luôn nhớ đội nón rộng vành.
Chăm sóc da đúng cách có vai trò quan trọng trong quá trình loại bỏ mụn nội tiết ở cằm
2.2. Điều chỉnh dinh dưỡng và lối sống
- Tăng cường thực phẩm giúp cân bằng nội tiết như rau xanh, trái cây ít đường, cá hồi, hạt chia, hạt điều, hạt mắc ca, hạt bí, ngũ cốc nguyên cám,... Hạn chế đồ ăn nhiều đường, thức ăn nhanh, sữa động vật.
- Uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ngày.
- Ngủ trước 23h.
- Tập thể dục đều đặn và tìm đến các hoạt động yêu thích để kiểm soát căng thẳng.
2.3. Dùng thuốc được bác sĩ chỉ định
Đối với những trường hợp mụn nội tiết ở cằm bị viêm nghiêm trọng, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc bôi chứa retinoid (tretinoin, adapalene) làm sạch lỗ chân lông, và giảm sừng hóa trên da.
- Thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc thuốc uống có tác dụng giảm viêm.
- Thuốc tránh thai nội tiết giúp ổn định hormone androgen.
- Isotretinoin liều thấp (dành cho trường hợp nặng, tái phát) dùng dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ Da liễu.
Những loại thuốc trên đây đều cần sử dụng sau khi đã được bác sĩ thăm khám và chỉ định, người bệnh không tự ý sử dụng để tránh nguy cơ xảy ra tác dụng phụ nghiêm trọng.
2.4. Điều trị mụn chuyên sâu
Trường hợp mụn nội tiết ở cằm không hiệu quả với thuốc, bác sĩ chuyên khoa có thể tư vấn điều trị bằng các phương pháp như:
- Lấy nhân mụn.
- Liệu pháp Laser.
- Peel da hóa học với AHA hoặc BHA.
2.5. Những điều nên tránh khi mọc mụn nội tiết ở cằm
Để đảm bảo hiệu quả của quá trình xử trí với mụn nội tiết ở cằm, người bệnh cần tránh:
- Dùng tay nặn mụn vì việc này dễ làm vi khuẩn lan rộng, tăng mức độ viêm và dễ để lại sẹo lõm.
- Trang điểm dày dễ gây bít tắc lỗ chân lông, làm mụn tồn tại trong thời gian dài.
- Thường xuyên thay đổi sản phẩm chăm sóc da làm da phải chịu nhiều áp lực và trở nên nhạy cảm hơn.
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa giúp quá trình mụn nội tiết đạt hiệu quả tối ưu
Hiệu quả điều trị mụn nội tiết ở cằm thường không đến ngay lập tức mà cần kiên trì ít nhất 6 - 12 tuần mới có kết quả. Muốn điều trị dứt điểm cần có sự kết hợp giữa các yếu tố: chăm sóc da từ bên ngoài và điều chỉnh hormone từ bên trong. Nếu tình trạng mụn kéo dài trên 1 tháng không cải thiện, mụn gây sẹo thâm hoặc sẹo rỗ, có dấu hiệu viêm,... thì tốt nhất nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị đúng.
Nếu nghi ngờ mình đang bị mụn nội tiết kéo dài hoặc có dấu hiệu rối loạn hormone, quý khách hàng có thể đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56 để được chẩn đoán và tư vấn điều trị kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
