Tin tức

Nâng cốc là cạn chén - đừng để cơn đau Gút tái phát khiến ngày Tết mất vui

Ngày 23/01/2023
Ban biên tập
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trịnh Thị Nga
Rượu, bia được xem là “gia vị” không thể thiếu trong mỗi bữa tiệc, mâm cỗ Tết hay trong các cuộc nhậu, tụ tập... và đem đến cảm xúc thăng hoa, niềm vui trọn vẹn. Nhưng cứ “nâng cốc là cạn chén” thì nên cảnh giác, vì có thể gây họa cho những người mắc bệnh Gút ngay ngày đầu xuân năm mới này.

“Chén chú, chén anh” - Khắc tinh của bệnh gout  

Tết là dịp sum họp bên gia đình, họ hàng sau một năm bận bịu với cơm áo gạo tiền, Tết là dịp tụ tập bạn bè sau những ngày xa cách, Tết cũng là dịp của những bữa tất niên triền miên...   

Trong mâm cỗ Tết, tiệc tùng không thể thức uống bia, rượu. Rượu bia thường được mượn để chúc tụng nhau, hoặc như cái cớ để mở đầu cho một câu chuyện... Cứ thế có hàng trăm, hàng nghìn lý do rượu/bia nâng cốc là cạn chén, “không say, không về”.  

Uống bia rượu không được kiểm soát là nguyên nhân làm trầm trọng hơn ở người mắc bệnh Gút 

Uống bia rượu không được kiểm soát là nguyên nhân làm trầm trọng hơn ở người mắc bệnh Gút 

Tuy nhiên theo ThS. BSNT Trịnh Thị Nga - chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC việc nâng cốc “chén chú, chén anh” không được kiểm soát trên mỗi bàn tiệc, bữa nhậu cùng chế độ ăn uống buông lỏng ngày Tết là rất nguy hiểm. Bởi đây không chỉ là nguyên nhân gia tăng các vụ tai nạn giao thông, mà còn làm trầm trọng hơn bệnh lý gan mật, đặc biệt là bệnh Gút.  

Chuyên khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC vừa tiếp nhận trường hợp của anh N.T.T (29 tuổi, tại Hà Nội) đến khám do đau khớp gối trái cũng liên quan đến việc ăn nhậu và uống nhiều rượu bia.  

Anh T cho biết đau khớp gối 2 ngày nay, khớp gối sưng nóng đỏ, đau nhiều về đêm. Trước đó, anh không có chấn thương gì. Do đau bất thường nên anh đã tự đi mua thuốc giảm đau về uống nhưng chỉ cải thiện ít. Lo lắng Tết nhất đến gần, mà đau thế này không đi lại được nên quyết định khám.  

Tiếp nhận ca bệnh, BS Nga có khai thác thông tin về chế độ ăn uống của bệnh nhân. Anh T kể, một tuần nay, anh tham gia 3 buổi liên hoan, uống nhiều rượu bia. Sau ngày liên hoan đầu tiên đã có biểu hiện đau mỏi khớp bàn ngón chân cái rồi tự đỡ. Sau đó mới xuất hiện đau khớp gối.  

Thăm khám ban đầu có tiên lượng nghĩ nhiều tới bệnh Gút, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân làm xét nghiệm máu và siêu âm khớp gối kiểm tra. Kết quả xét nghiệm chỉ số Acid uric máu tăng cao: 546umol/L (bình thường acid uric máu ở nam giới <420), bạch cầu tăng (11.2G/L), chỉ số viêm CRP tăng (34.3 mg/dL), khớp gối có dịch. Vì vậy, bệnh nhân đã được bác sĩ chẩn đoán Gút cấp, sau đó được kê đơn điều trị Gút và hướng dẫn chế độ ăn uống sinh hoạt cho người bị Gút.   

Anh T vui mừng khôn xiết, bởi sau khi thực hiện đơn thuốc “đúng người, đúng bệnh”, cũng như tuân thủ hướng dẫn ăn uống của bác sĩ, chỉ sau 2 ngày bệnh nhân đỡ đau 80%, khớp gối không còn sưng nề.   

Người bệnh Gút nên ăn và không ăn gì?  

Gút là bệnh lý diễn ra do nồng độ acid uric máu vượt quá ngưỡng bão hòa của cơ thể, uric đi ra các cơ quan (thường gặp nhất là (khớp, phần mềm, thận…) gây triệu chứng sưng đau khớp, sỏi thận, hạt tophi.   

Gút là một trong những bệnh lý có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn uống, luyện tập, do đó việc kiểm soát ăn uống, luyện tập hợp lý sẽ giúp bệnh nhân kiểm soát một phần uric máu, giữ cân nặng hợp lý, hạn chế những đợt Gút cấp tính. Theo đó, để giữ gìn sức khỏe ổn định, người bệnh cần lưu ý thực hiện những “nguyên tắc” dinh dưỡng sau:  

  • Tăng cường: Nhóm thực phẩm giàu vitamin C (cam, dâu tây, bưởi, ớt chuông, dưa,…), bảo đảm uống ít nhất 2 lít nước/ngày (nếu bệnh thận mạn tính, suy tim cần xin ý kiến bổ sung điều trị trước khi tăng lượng nước uống vào).  

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe bệnh nhân mắc Gút 

Nhóm thực phẩm giàu vitamin C tốt cho sức khỏe bệnh nhân mắc Gút 

  • Hạn chế: Hải sản (Cá cơm, cá mòi, cá ngừ, động vật nhuyễn thể (sò, hàu…)); Thịt đỏ (Thịt chó, thịt bò)…; Nội tạng động vật (Gan, thận, não, lòng…); Nấm, đậu khô, đậu Hà Lan; Các đồ chứa nhiều chất béo. Bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều nhân purin, từ đó chuyển hóa thành acid uric nên khi hạn chế ăn uống những thực phẩm này sẽ giúp acid uric máu ổn định. 
  • Không: Tuyệt đối kiêng rượu, bia, đồ uống có ga; Tránh uống nước ngọt, nước tăng lực.  
  • Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống nghiêm ngặt, người bệnh cần:  
  • Duy trì cân nặng vừa phải với thể trạng, tránh thừa cân, béo phì;  
  • Tập thể dục thường xuyên, vừa sức.  
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.  

Người mắc bệnh Gút nên theo dõi sức khỏe thế nào?  

Kiểm tra sức khỏe định kỳ có ý nghĩa rất quan trọng với người mắc bệnh Gút, vì vậy, trong từng trường hợp cụ thể nên thực hiện kiểm tra theo các mốc dưới:  

  • Người khỏe mạnh nên kiểm tra uric máu định kỳ mỗi 6-12 tháng.   

Bệnh Gút nên được kiểm soát sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 

Bệnh Gút nên được kiểm soát sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ 

  • Người bị Gút nên kiểm tra mỗi 3-6 tháng và tuân thủ phát đồ điều trị, cũng như thực hiện chế độ ăn uống, tập luyện của bác sĩ.   
  • Người bị Gút mạn tính khó kiểm soát, nhiều đợt diễn biến cấp tính cần làm xét nghiệm uric máu hàng tháng.  
  • Ngoài ra, BS Nga lưu ý, Gút là một trong những bệnh lý về xương khớp phổ biến ở nước, đối tượng mắc ngày càng trẻ hóa, đây là bệnh lý mạn tính cần theo dõi và điều trị lâu dài.   

Do khi mắc Gút, người bệnh thường khó chịu với triệu chứng đau, viêm... những dấu hiệu này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý cơ xương khớp thường gặp khác nên dễ khiến người bệnh chủ quan, bỏ sót. Hoặc nhiều người còn chủ quan cho rằng bệnh này không nguy hiểm bằng bệnh đái tháo đường, tim mạch, huyết áp, ung thư... nên thường tự ý đi mua thuốc uống, khi thấy triệu chứng cải thiện lại tự ý bỏ thuốc.   

Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, người dân đừng ngại ngần đến các cơ sở y tế thăm khám, kể cả ngày Lễ/Tết để tránh gây biến chứng, đau đớn và khó chịu. Thông qua các xét nghiệm (máu, dịch khớp), siêu âm, X-quang, CT, bác sĩ có cơ sở chẩn đoán xác định nguyên nhân gây triệu chứng bất thường, từ đó kê đơn điều trị hoặc hướng dẫn chế độ ăn uống, luyện tập để ngăn chặn diễn biến bệnh nặng.  

Hy vọng áp dụng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn cùng gia đình đón Xuân Quý Mão trọn niềm vui, hạnh phúc bằng việc kiểm soát dễ dàng tình trạng tái phát, hoặc ngăn chặn ngay xuất hiện mầm mống bệnh Gút ngay từ mâm cỗ sum họp gia đình. 

Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện đang làm việc xuyên Tết Nguyên đán 2023 

Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện đang làm việc xuyên Tết Nguyên đán 2023 

Nếu có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, kể cả trong dịp Tết này, Hệ thống Y tế MEDLATEC hiện đang làm việc xuyên Tết Nguyên đán 2023 (chi tiết lịch khám tại các cơ sở xem chi tiết TẠI ĐÂY luôn sẵn sàng đồng hành chăm sóc sức khỏe người dân toàn quốc.   

Hoặc người dân có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, chính xác phục vụ trên toàn quốc để được phục vụ theo yêu cầu, mà không lo đi lại kiểm tra.  

Mọi thông tin giải đáp sức khỏe, dịch vụ hoặc đặt lịch lấy mẫu xét nghiệm tận, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài: 1900 56 56 56 (hoạt động 24/24h).  

Từ khoá: MEDLATEC Tết gút

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.