Tin tức

Nang màng nhện ở thai nhi và những thông tin bố mẹ nên biết!

Ngày 12/09/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Nang màng nhện ở thai nhi là bệnh bẩm sinh, xuất phát từ trong quá trình phân tách màng nhện khi còn là bào thai. Vậy nang màng nhện có nguy hiểm không? Bố mẹ cùng tìm hiểu ngay về tình trạng này với những thông tin trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nang màng nhện ở thai nhi là gì?

Nang mạng nhện ở thai nhi là một dạng nang nước thường xuất hiện ở não hoặc tủy sống. Hầu hết các trường hợp là dạng tổn thương lành tính, chỉ có 1-5% có liên quan đến chấn thương hoặc nhiễm trùng. Thông thường, các nang màng nhện xuất hiện ở hố số giữa chiếm khoảng 50%, 11% là ở tiểu não - góc cầu, 9% ở vùng yên, hố sâu và ống sống.

Nang màng nhện ở thai nhi được giới hạn bởi lớp màng trong và lớp màng ngoài. Trong đó, các lớp màng này có thể được tạo ra bởi tế bào thần kinh đệm, tế bào màng ống nội tủy hoặc lá của tế bào màng nhện,...

Thông thường, các trường hợp bệnh là bẩm sinh, hình thành trong quá trình tách màng nhện. Một vài trường hợp khác nang mạng nhện cũng có thể gây lên bởi nhiễm trùng hay chấn thương.

2. Nang màng nhện có nguy hiểm không?

Nang màng nhện có nguy hiểm là thắc mắc được rất nhiều mẹ bầu quan tâm trong trường hợp thai nhi được chẩn đoán gặp phải. Nang màng nhện ở thai nhi đa phần là lành tính, bé có thể phát triển một cách bình thường và “hòa bình” với nang.

Nang màng nhện thường lành tính và ít gây nguy hiểm cho bé

Nang màng nhện thường lành tính và ít gây nguy hiểm cho bé

Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu nang mạng nhện ở thai nhi phát triển quá nhanh và quá lớn có thể gây ra các chèn ép xung quanh, gây tăng áp lực trong sọ. Lúc này, bé sẽ được định thực hiện phẫu thuật.

3. Các triệu chứng nhận biết nang màng nhện

Theo kết quả của khảo sát, triệu chứng xảy ra với người bị nang màng nhện sẽ phụ thuộc vào kích thước, vị trí của nang. Có thể kể đến như sau: 

  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác đau đầu, buồn nôn do sự tăng áp lực nội sọ mà nang màng nhện gây ra.

  • Các triệu chứng của việc dây thần kinh sọ, não bị chèn ép.

  • Hôn mê, rối loạn nhận thính giác, thị giác, thay đổi hành vị hoặc không kiểm soát được các vận động trong trường hợp nang màng nhện ở hố giữa của não.

Nang màng nhện phát triển quá nhanh có thể gây ra các áp lực chèn ép khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt

Nang màng nhện phát triển quá nhanh có thể gây ra các áp lực chèn ép khiến người bệnh đau đầu, chóng mặt

4. Phẫu thuật nang màng nhện trong điều trị bệnh lý

Phần lớn các nang màng nhện không gây ra biến chứng hoặc triệu chứng bệnh lý. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần tiến hành theo dõi các tiến triển của bệnh để có phương pháp can thiệp kịp thời.

Trong trường hợp nang màng nhện ở thai nhi phát triển quá lớn, gây ra các chèn ép và triệu chứng cụ thể, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi phá nang màng nhện.

Quá trình tiến hành phẫu thuật nội soi nang màng nhện được tiến hành với các bước như sau:

Bước 1

Khâu chuẩn bị các máy móc, trang thiết bị cho quá trình phẫu thuật như:

  • Hệ thống định vị neuronavigation.

  • Cộng hưởng từ in đĩa CD.

  • Các dụng cụ nội soi, nguồn sáng, hệ thống nội soi, màn hình, cáp quang.

Bước 2

Tiến hành chuẩn bị quy trình mổ theo đúng tiêu chuẩn như:

  • Vệ sinh.

  • Chuẩn bị kháng sinh dự phòng.

  • Khám gây mê hồi sức.

Bước 3

Mổ hộp sọ của người bệnh. Trong đó, vị trí mở hộp sọ sẽ phụ thuộc vào vào vị trí và kích thước của nang màng nhện.

Bước 4

Mở xương màng cứng và tiếp cận với nang màng nhện. Phần thành trước nang màng nhện cần có kích thước đủ rộng để đưa các dụng cụ như ống nội soi và một số dụng cụ khác vào lòng nang. 

Nang màng nhện phát triển quá mức cần phải được tiến hành phẫu thuật đề điều trị

Nang màng nhện phát triển quá mức cần phải được tiến hành phẫu thuật đề điều trị

Bước 5

  • Tiến hành cắt hoặc mở thông nang màng nhện, sau đó hút nước não tủy.

  • Đưa ống nội soi vào trong nang để đánh giá cấu trúc nang, dây thần kinh, mạch máu não, bể nước não tủy,... tại nang màng nhện.

Bước 6

Xác định vị trí thành nang màng nhện cần mở thông hoặc phần nang màng nhện cần được cắt bỏ.

  • Nếu trong tình huống khó xác định được vị trí, sẽ dùng tới hệ thống neuronavigation để định vị. 

  • Nếu thanh nang rộng, cứng và cần cắt bỏ một phần của thành nang mạng nhện, cần kiểm tra kỹ càng trước khi tiến hành đóng màng cứng.

Bước 7

Đóng vết mổ ban đầu lại bao gồm:

  • Đóng màng cứng.

  • Cố định lại nắp sọ.

  • Đóng da, khâu vết mổ.

5. Các phương pháp chẩn đoán, theo dõi nang màng nhện

Nang màng nhện có thể chẩn đoán và được theo dõi tiến trình bệnh lý thông qua các phương pháp như:

  • Chụp X-quang tại hộp sọ.

  • Chụp cộng hưởng từ MRI.

  • Thực hiện siêu âm transfontanellar đối với trường hợp là trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.

6. Các trường hợp chỉ định thực hiện phẫu thuật nang màng nhện

Theo các chuyên gia, các trường hợp sau nang màng nhện ở vị trí sau đây sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật nội soi, gồm:

  • Nang màng nhện tại vùng góc cầu của tiểu não.

  • Nang màng nhện tại vị trí của hố yên.

  • Nang màng nhện tại vùng cạnh não thất.

  • Nang màng nhện tại vùng thái dương.

  • Nang màng nhện tại vùng lỗ chẩm (bể lớn).

Trong đó, tỷ lệ thành công của phương pháp phẫu thuật nội soi nang màng nhện là 50% với các nang màng nhện tại vị trí vùng thái dương và 95% với vị trí tại vùng hố yên.

7. Quá trình theo dõi người bệnh sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật nội soi nang màng nhện, người bệnh cần được theo dõi như sau:

  • Theo dõi về quá trình hô hấp, tuần hoàn, kiểm tra người bệnh có gặp các tình như liệt dây thần kinh, rối loạn cảm giác - tri giác, liệt,...hay không.

  • Vết thương ở chỗ mổ có chảy máu không? Nếu có cần thay băng, vệ sinh thường xuyên hoặc khâu vết thương lại.

  • Theo dõi các tình trạng chảy máu trong sọ có thể diễn ra.

  • Người bệnh có bị nhiễm trùng hay không thông qua các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, bạch hầu tăng,... để đưa ra phương pháp khắc phục như sử dụng kháng sinh, chụp cắt lớp CT kiểm tra, mổ cấp cứu lấy khối máu đông và cầm máu.

Người bệnh sau phẫu thuật cần được theo dõi tình trạng sức khỏe

Người bệnh sau phẫu thuật cần được theo dõi tình trạng sức khỏe

Trên đây là tổng hợp các thông tin liên quan đến nang màng nhện ở thai nhi mà MEDLATEC muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích nhất giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bé một cách tốt nhất và an toàn nhất.

Mặc dù phần lớn các trường hợp nang màng nhện không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh nhưng việc sớm thăm khám, phát hiện và theo dõi tình trạng bệnh lý vẫn là điều cần thiết.

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ kiểm tra - chẩn đoán sức khỏe nhanh chóng, điều trị bệnh lý hiệu quả thì Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC là địa chỉ mà bạn nên tham khảo. Với độ ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn và tận tâm với nghề, MEDLATEC cam kết mang đến kết quả thăm khám chính xác nhất dành cho người bệnh.

Để được tư vấn thêm về các dịch vụ kiểm tra - chẩn đoán, vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất có thể.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.