Tin tức

Nâng mũi kiêng gì trong ăn uống? Nên ăn những loại thực phẩm nào

Ngày 19/09/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Phẫu thuật nâng mũi là tiểu phẫu khá đơn giản trong thẩm mỹ nhưng thường có nhiều biến chứng nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, đặc biệt là chế độ ăn uống sau phẫu thuật. Vậy nâng mũi kiêng gì trong ăn uống? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

1. Vì sao nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau khi nâng mũi?

Nâng mũi là phẫu thuật can thiệp để thay đổi độ cao, kích thước, hình dáng mũi, từ đó giúp cải thiện khuyết điểm của mũi. Ngoài ra, nâng mũi cũng giúp cải thiện hô hấp đối với người dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương do tai nạn. 

Sau khi phẫu thuật, người bệnh cần có thời gian để hồi phục vết thương và làm quen với cấu trúc mũi mới. Một số phản ứng thường thấy sau phẫu thuật như: sưng tấy, bầm, đau nhức, tiết dịch,... Đây là những biểu hiện bình thường và việc kiêng ăn sau phẫu thuật sẽ giúp hạn chế biến chứng viêm nhiễm hoặc hình thành sẹo kém thẩm mỹ. 

2. Nâng mũi kiêng gì trong chế độ ăn hàng ngày?

Nâng mũi kiêng gì khi ăn uống là chủ đề luôn được nhiều người quan tâm sau khi phẫu thuật vì lo lắng chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và sự hồi phục của vết thương. Dưới đây là một số thực phẩm cần tránh sau khi thực hiện nâng mũi, bạn có thể tham khảo

Nâng mũi kiêng gì khi ăn uống là chủ đề rất được quan tâm

Nâng mũi kiêng gì khi ăn uống là chủ đề rất được quan tâm

2.1. Thức ăn dai, cứng

Sau khi nâng mũi, cấu tạo của mũi thay đổi đồng thời vết thương mới khiến vùng mũi, miệng có dấu hiệu sưng và đau nhức, ảnh hưởng đến hoạt động nhai. Vì vậy, nếu ăn các loại thực phẩm dai, cứng có thể gây đau, thậm chí ảnh hưởng đến định hình cấu trúc mũi. Do đó, trong 1 - 2 tuần sau phẫu thuật, bạn nên hạn chế dùng thức ăn có độ dai, cứng như kẹo cứng, đá lạnh, các loại hạt cứng,...

Thức ăn dai, cứng khiến hàm hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến vết thương mũi

Thức ăn dai, cứng khiến hàm hoạt động mạnh gây ảnh hưởng đến vết thương mũi

2.2. Thực phẩm gây sẹo lồi, thâm vết thương

Để không gây hình thành sẹo lồi hoặc làm vết thương hở bị thâm, bạn nên tránh sử dụng một số loại thực phẩm như thịt bò, rau muống,... Đối với thịt bò làm tăng khả năng xáo trộn liên kết mô sợi collagen trong quá trình làm lành vết thương. Điều này khiến vùng da có vết thương sẽ sạm màu và có nguy cơ hình thành sẹo lồi. 

Rau muống cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây sẹo lồi cho vết thương hở. Bởi vì rau muống có hoạt chất giúp tăng sinh mô sợi dưới da, dễ hình thành sẹo lồi. Đồng thời, một số trường hợp dùng rau muống sau phẫu thuật cũng có khả năng gây đau nhức, sưng viêm vùng vết thương.

2.3. Thức ăn gây dị ứng, lâu lành vết thương

Hải sản, gà, trứng thường có nguy cơ gây dị ứng cao, điều này không tốt khi cơ thể có vết thương hở. Một số phản ứng dị ứng thường gặp khi dùng nhóm thực phẩm này sau khi nâng mũi như: ngứa ở vùng miệng vết thương, đau nhức, sưng to và có dấu hiệu viêm,... 

Hạn chế thực phẩm có thể gây dị ứng ngứa, sưng viêm sau phẫu thuật

Hạn chế thực phẩm có thể gây dị ứng ngứa, sưng viêm sau phẫu thuật

Tình trạng dị ứng khiến vết thương lâu lành hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng da phẫu thuật. Nhiều trường hợp do dùng thực phẩm gây dị ứng, vùng phẫu thuật có phản ứng nghiêm trọng, nhiễm trùng ở mức độ nguy hiểm bắt buộc can thiệp xử lý y tế. Điều này không chỉ gây mất thời gian, chi phí mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe.

2.4. Thức ăn nhiều dầu mỡ, cholesterol cao

Trong những ngày đầu sau phẫu thuật, trong cơ thể vẫn còn tồn tại một lượng thuốc tê, thuốc mê khiến các cơ quan chưa thể hoạt động bình thường, trong đó có hệ tiêu hóa. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn những món ăn lỏng, dễ tiêu nhưng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình hồi phục.

Không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, có lượng cholesterol cao gây khó tiêu như: bơ, sữa, món chiên xào, kem, thức ăn nhanh,... ít nhất 2 tuần sau phẫu thuật để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

2.5. Thức uống chứa có cồn

Việc sử dụng thức uống có cồn hay chất kích thích sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập và gây nhiễm trùng vết thương. Đồng thời chất kích thích cũng làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, hoạt chất của thuốc gây ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương sau nâng mũi. 

Sử dụng chất kích thích khiến hệ miễn dịch suy giảm sau nâng mũi

Sử dụng chất kích thích khiến hệ miễn dịch suy giảm sau nâng mũi

3. Top thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật nâng mũi

Ngoài câu hỏi nâng mũi kiêng gì khi ăn uống thì thực phẩm tốt cho người sau phẫu thuật cũng là chủ đề được nhiều người quan tâm. Đó là những loại thực phẩm sau đây:

  • Thực phẩm giàu vitamin A với khả năng chống oxy hóa cao đồng thời kích thích tăng sinh collagen giúp làm lành vết thương. Vitamin A thường chứa nhiều trong trái cây, rau củ quả như: bưởi, cam, quýt, súp lơ, bó xôi, cà chua, cà rốt,...
  • Các loại hạt, ngũ cốc mang đến nguồn đạm thực vật tự nhiên cho cơ thể giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục vết thương đặc biệt đối với người ăn chay, kiêng thịt. Các loại ngũ cốc dạng bột thường được dùng pha với nước giúp người sau phẫu thuật dễ uống và tiêu hóa hiệu quả hơn. Đối với các loại hạt nên chế biến thành thức uống hoặc làm mềm trước khi ăn, hạn chế hạt thô, cứng khi ăn sẽ làm ảnh hưởng đến cấu trúc của mũi. 

Bổ sung nguồn protein thực vật giúp làm lành vết thương nhanh hơn

Bổ sung nguồn protein thực vật giúp làm lành vết thương nhanh hơn

  • Bổ sung protein từ thịt heo, cá giúp các axit amin liên kết với nhau từ đó làm lành và hồi phục vết thương hiệu quả hơn. Ngoài ra, các loại sữa hạt cũng là nguồn cung protein hiệu quả cho cơ thể hồi phục sau phẫu thuật. 
  • Nước ép hoa quả sẽ bổ sung lượng vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể khỏi nguy cơ tấn công của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Đồng thời vitamin từ hoa quả cũng giúp làm sáng vùng da sau khi vết thương lành.

4. Những lưu ý chăm sóc vết thương sau nâng mũi

Ngoài việc ăn kiêng thì sau nâng mũi, bạn cần lưu ý một số vấn đề khi chăm sóc vết thương như:

  • Luôn giữ vệ sinh và không tác động lực vào vùng mũi sau phẫu thuật để tránh gây biến chứng viêm nhiễm hoặc làm biến dạng mũi.
  • Tránh để vết thương bị ẩm ướt, tạo môi trường để vi khuẩn phát triển gây viêm.
  • Không nên chạm, bóp, nắn phần mũi sau khi nâng mũi vì có thể khiến cấu trúc mới định hình bị méo, lõm,... và phải phẫu thuật lại để khắc phục tình trạng này.
  • Hạn chế vận động mạnh hoặc tham gia các bộ môn thể thao trong vòng 6 tháng để tránh gây biến dạng cấu trúc mũi sau khi nâng.
  • Uống thuốc và tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ. 

Hy vọng thông tin trong bài viết chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nâng mũi kiêng gì. Có thể thấy, phẫu thuật nâng mũi khá đơn giản nhưng việc chăm sóc sau phẫu thuật luôn cần phải cẩn trọng để tránh tình trạng viêm nhiễm, biến chứng. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.