Tin tức

Nên sử dụng loại thuốc chữa đau dạ dày nào và đặc điểm từng loại

Ngày 01/12/2023
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Từ khóa chính: thuốc chữa đau dạ dày

Nên sử dụng loại thuốc chữa đau dạ dày nào và đặc điểm từng loại

Đau dạ dày có thể gây nên những cơn đau bụng âm ỉ và cảm giác nóng rát vùng thượng vị. Nếu không theo dõi và điều trị sớm, dạ dày sẽ bị viêm, loét ngày càng nặng và gây ra nhiều biến chứng xấu. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên đi khám và có thể sử dụng một số loại thuốc chữa đau dạ dày theo chỉ định của bác sĩ.

1. Tình trạng đau dạ dày

Đau dạ dày là căn bệnh khá phổ biến với triệu chứng xuất hiện chủ yếu là đau ở thượng vị. Trong một số trường hợp cơn đau có thể lan lên ngực, thậm chí lan tới sau lưng. Bệnh nhân phải đối mặt với cơn đau dạ dày mỗi khi đói hoặc sau khi ăn quá no, đau vào ban đêm, ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, tâm lý cũng như chất lượng cuộc sống.

Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị.

Bên cạnh cơn đau thượng vị, người bệnh đau dạ dày còn gặp một số triệu chứng khác, ví dụ như: ợ chua, ợ hơi, do có hiện tượng trào ngược axit dạ dày khiến bạn cảm thấy hơi thở xuất hiện mùi chua, hôi khá khó chịu. Kèm theo đó, người bệnh thường xuyên trong trạng thái đầy hơi, buồn nôn, đắng miệng, ăn uống không ngon,…

Bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng kể trên cần đi khám và sử dụng thuốc chữa đau dạ dày theo hướng dẫn để kiểm soát tình trạng bệnh.

2. Vì sao bạn bị đau dạ dày?

Xác định nguyên nhân đau dạ dày là điều cần thiết, dựa vào đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng loại thuốc chữa đau dạ dày phù hợp. Đau dạ dày thường gặp trong các bệnh lý: viêm niêm mạc dạ dày, loét dạ dày, khối u bất thường ở dạ dày,... do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không điều độ, do căng thẳng thường xuyên hoặc là hậu quả của việc điều trị một số bệnh lý khác.

Ăn nhiều đồ cay nóng có thể gây tổn thương dạ dày.

Ăn uống không khoa học là một nguyên nhân gây đau dạ dày thường gặp. Các bạn có thói quen ăn nhiều đồ cay nóng, đồ chua. Ngoài ra, thói quen ăn đêm, ăn quá nhanh, ăn quá no hoặc thường xuyên bỏ bữa cũng tiềm ẩn nguy cơ gây đau dạ dày. Những bạn có thói quen kể trên nên thay đổi dần dần để bảo vệ sức khỏe bản thân, ngăn ngừa khả năng bị đau dạ dày.

Căng thẳng kéo dài cũng gây nên tình trạng đau dạ dày. Khi bị stress thường xuyên, hormone và chất dẫn truyền thần kinh được sản xuất nhiều, khiến dạ dày tiết nhiều acid hơn cũng như gây rối loạn co bóp của dạ dày và gây đau.

Căng thẳng sẽ khiến bạn dễ bị đau dạ dày hơn

Ngoài ra, một số loại thuốc có tác dụng phụ và làm gia tăng nguy cơ đau dạ dày, đặc biệt là nhóm thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau không kê đơn. Tốt nhất, bệnh nhân nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây tổn thương dạ dày.

3. Nên sử dụng loại thuốc chữa đau dạ dày nào?

Người bệnh đau dạ dày thường được chỉ định điều trị bằng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt để kiểm soát, giảm các triệu chứng bệnh. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng người bệnh, nguyên nhân gây đau dạ dày, triệu chứng của từng bệnh nhân để đưa ra đơn thuốc phù hợp, đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất.

4 nhóm thuốc chuyên dùng trong điều trị đau dạ dày là: thuốc kháng thụ thể H2, thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc ức chế bơm proton PPIs.

3.1. Nhóm thuốc kháng thụ thể H2

Nhóm thuốc kháng thụ thể H2 giúp hạn chế quá trình bài tiết acid trong dịch vị dạ dày, giúp các vết loét ở niêm mạc dạ dày lành lại. Đồng thời, nhóm thuốc này có tác dụng ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày thực quản khá tốt. Lưu ý, thuốc kháng thụ thể H2 chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, do đó bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân uống nhiều lần trong ngày.

Vậy nhóm thuốc chữa đau dạ dày này có gây tác dụng phụ hay không? Câu trả lời là có, bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng như: đau nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Thậm chí, nam giới có hiện tượng rối loạn cương dương, kích thước vú phát triển to hơn bình thường. Tốt nhất, bệnh nhân không nên dùng thuốc kháng thụ thể H2 trong thời gian dài, chúng ta chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc kháng thụ thể H2 là một trong những loại thuốc chữa đau dạ dày.

3.2. Thuốc trung hòa acid dạ dày

Nếu muốn giảm triệu chứng ợ chua, ợ nóng hoặc khó tiêu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc trung hòa acid dạ dày. Để thuốc phát huy tác dụng, bệnh nhân nên uống ngay sau ăn hoặc khi có dấu hiệu đau vùng thượng vị. Bệnh nhân có tiền sử nhiễm vi khuẩn HP và mắc bệnh viêm loét dạ dày sẽ không được chỉ định sử dụng thuốc trung hòa acid dạ dày. Bởi vì các thành phần của thuốc không có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, hiệu quả điều trị không nổi bật.

3.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày

Nhắc tới các loại thuốc chữa đau dạ dày, chúng ta không thể bỏ qua nhóm thuốc có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày. Các thành phần của thuốc sẽ tạo màng bọc để bảo vệ dạ dày, ngăn ngừa sự tấn công của các yếu tố bên ngoài. Thông thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc trước khi ăn ít nhất 30 phút, các bạn nên tuân thủ hướng dẫn để thuốc phát huy tối đa tác dụng.

3.4. Thuốc ức chế bơm proton PPIs

Thuốc ức chế bơm proton cũng có tác dụng giảm tiết acid dạ dày giống nhóm thuốc kháng thụ thể H2. Tuy nhiên, thuốc PPIs hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả hơn và được sử dụng trong nhiều trường hợp, ví dụ như: bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày do vi khuẩn HP, bệnh nhân đau bao tử do tác dụng phụ của thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh

Thuốc ức chế bơm proton hỗ trợ điều trị đau dạ dày tốt

Đối với thuốc PPIs, người bệnh được khuyến khích uống thuốc trước khi ăn ít nhất 30 phút. Nếu có bất cứ thắc mắc nào trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên chủ động hỏi bác sĩ để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết nhất.

Mong rằng bài viết này đã giúp các bạn biết thêm về các loại thuốc chữa đau dạ dày. Tuy nhiên, chúng ta nên đi thăm khám, điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có hướng dẫn. Một địa chỉ bạn có thể lựa chọn là chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.

BS Vân đã duyệt

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ