Tin tức

Người bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không?

Ngày 08/01/2025
Tham vấn y khoa: BS Nguyễn Thị Nhung
Bánh chưng là món ăn quen thuộc trong mâm cơm của người Việt vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày, việc ăn bánh chưng có thể là vấn đề đáng lo ngại. Vậy liệu người bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không? Mời bạn đọc cùng giải đáp thắc mắc thông qua bài viết dưới đây

1. Đau dạ dày có ăn được bánh chưng không?

Bánh chưng là một món ăn quen thuộc không thể thiếu trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Tuy nhiên với những người đang bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không? Câu trả lời là không. Mặc dù đây là món ăn giàu dinh dưỡng và cung cấp nhiều năng lượng, nhưng đối với những người đang bị đau dạ dày nên kiêng ăn bánh chưng. Để trả lời kỹ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu những nguyên liệu làm ra món ăn này.

Nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không?

Nhiều người thắc mắc bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không? 

Đầu tiên, gạo nếp là nguyên liệu chính trong món bánh chưng, chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng lại có thể gây khó tiêu cho những ai đang bị đau dạ dày. Khi được hấp chín, gạo nếp trở nên khá vững chắc, khiến dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa. Điều này dễ dẫn đến các triệu chứng như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng và khó tiêu. Thường thì sau khi ăn bánh chưng, những người bị đau dạ dày có thể cảm thấy khó chịu trong khoảng nửa giờ đồng hồ.

Ngoài ra, nhân bánh chưng thường chứa đỗ xanh đây cũng là một nguyên liệu với hàm lượng dinh dưỡng cao, thậm chí còn vượt trội hơn cả thịt gà, vì vậy đây cũng là loại thực phẩm không thích hợp cho những ai đang bị đau dạ dày. Theo Đông y, đậu xanh còn có tính hàn sẽ khiến cho dạ dày bị lạnh, từ đó làm gia tăng các cơn đau.

Hơn nữa, thói quen chiên bánh chưng trước khi ăn càng khiến món ăn trở nên khó tiêu hóa hơn. Dầu chiên tạo thành một lớp màng bao phủ dạ dày, làm chậm quá trình tiêu hóa và dễ dẫn đến cảm giác nặng nề, khó chịu. Vì vậy, đối với những người bị đau dạ dày, nên kiêng ăn bán chưng cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. 

2. Cách ăn bánh chưng an toàn cho những người bị đau dạ dày

Bánh chưng, món ăn truyền thống trong dịp Tết, vốn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày, việc ăn bánh chưng cần được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Dưới đây là một số lưu ý giúp thưởng thức món bánh này mà không gây hại cho dạ dày:

  • Chỉ ăn một phần nhỏ: Người bị đau dạ dày không nên ăn bánh chưng quá nhiều. Chỉ nên ăn một phần nhỏ (khoảng 1/8 chiếc bánh), giúp dạ dày không phải làm việc quá sức và tránh bị đầy bụng, khó tiêu;
  • Ăn chậm và nhai kỹ: Khi ăn, hãy nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn;
  • Tránh ăn bánh chưng rán: Bánh chưng chiên thường chứa nhiều dầu mỡ, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa;

Người bị đau dạ dày cần tránh ăn bánh chưng rán

Người bị đau dạ dày cần tránh ăn bánh chưng rán 

  • Ăn kèm với rau củ: Có thể ăn bánh chưng kèm với rau củ để hỗ trợ tiêu hóa;
  • Không ăn khi bụng đói hoặc ăn kèm đồ uống lạnh: Tránh ăn bánh chưng khi dạ dày còn trống rỗng, vì điều này có thể làm gia tăng các cơn đau. Đồng thời không uống nước lạnh hoặc các loại đồ uống có gas trong khi ăn để tránh làm niêm mạc dạ dày tổn thương thêm;
  • Ăn sau khi bệnh ổn định: Nếu bạn đang trong giai đoạn điều trị đau dạ dày thì tốt nhất nên kiêng ăn bán chưng cho đến khi tình trạng bệnh ổn định. 

3. Ngoài người đau dạ dày, những ai nên kiêng ăn bánh chưng?

Ngoài thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không, những đối tượng nên kiêng bánh chưng trong dịp Tết cũng là mối quan tâm của nhiều người. Do đó, bên cạnh những người bị đau dạ dày, một số đối tượng sau đây cũng nên kiêng ăn bánh chưng để đảm bảo sức khỏe:

  • Người mắc bệnh thận: Tình trạng bệnh thận thường đi kèm với các vấn đề như cao huyết áp và rối loạn mỡ máu. Việc ăn bánh chưng, đặc biệt là loại có nhiều mỡ, có thể làm tăng lượng mỡ trong cơ thể, gây ra những biến chứng khó lường đối với sức khỏe, làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Những người thừa cân hoặc béo phì: Chỉ với 1/4 chiếc bánh chưng, lượng tinh bột đã tương đương với 3 bát cơm trắng. Nếu bánh chưng được chiên, lượng dầu mỡ thấm vào còn khiến người béo phì dễ dàng mất kiểm soát cân nặng;

Người thừa cân béo phì nên loại bỏ bánh chưng trong thực đơn ngày Tết

Người thừa cân béo phì nên loại bỏ bánh chưng trong thực đơn ngày Tết 

  • Người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh tim mạch: Thành phần mỡ heo có trong bánh chưng, cùng với việc nhân bánh thường được ướp muối, có thể làm tăng huyết áp và tạo thêm gánh nặng cho hệ tim mạch;
  • Người nóng trong, bị mụn nhọt: Gạo nếp là một trong những nguyên liệu gây nóng trong người, dễ sinh nhiệt, kích thích tình trạng viêm sưng của mụn. Vì vậy, những người thường xuyên bị nóng trong hoặc có vấn đề về da như mụn nhọt nên hạn chế ăn bánh chưng để tránh tình trạng da trở nên xấu hơn.

Như vậy, thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được bánh chưng không đã được giải đáp chi tiết. Nắm bắt được câu trả lời cùng những lưu ý quan trọng, bạn đọc nếu thuộc nhóm người bị đau dạ dày hoặc mắc các vấn đề tiêu hóa hãy áp dụng hiệu quả để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng trong dịp Tết nhằm bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Mọi thắc mắc có liên quan về chế độ dinh dưỡng cho người bị đau dạ dày trong dịp Tết nói riêng và nhu cầu tư vấn sức khỏe tổng quát nói chung, người dân hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ