Tin tức

Đau dạ dày có nên tập thể dục không và nên tập như thế nào?

Ngày 29/11/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Đau dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần mà còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày. Trong đó, nhiều người cho rằng khi đau dạ dày nên nghỉ ngơi hoàn toàn và một số thì ngược lại tăng cường tập thể dục giúp cải thiện bệnh hiệu quả hơn. Vậy đau dạ dày có nên tập thể dục không? Bạn đọc hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây nhé.

1. Dấu hiệu đau dạ dày thường gặp

Đau dạ dày thường xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, tình trạng sức khỏe. Một số dấu hiệu đau dạ dày điển hình như:

  • Đau âm ỉ vùng thượng vị dưới xương sườn.
  • Cơn đau lan rộng từ thượng vị đến giữa rốn và sau lưng.
  • Cảm giác khó tiêu, đầy hơi.
  • Ợ hơi, ợ chua.
  • Cảm giác nóng rát vùng thực quản.
  • Thường xuyên buồn nôn, nôn khan.
  • Chán ăn và cảm giác ăn không ngon miệng.
  • Xuất huyết tiêu hoá: nôn ra máu, đi ngoài lẫn máu.
  • Đau họng, ho đờm kéo dài.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.

Các triệu chứng đau dạ dày: co thắt thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,...

Các triệu chứng đau dạ dày: co thắt thượng vị, ợ chua, ợ nóng, buồn nôn,...

2. Nguyên nhân gây đau dạ dày

Trên thực tế, đau dạ dày thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân và đây cũng là yếu tố gây ra các triệu chứng đau ở mức độ khác nhau, tùy tình trạng sức khỏe. Cụ thể, đau dạ dày có thể do các nguyên nhân như:

  • Viêm loét dạ dày khiến phần niêm mạc bị tổn thương gây chảy máu và giảm chức năng hoạt động của cơ quan này.
  • Viêm tá tràng do sử dụng nhiều thức uống có cồn hoặc ăn các loại gia vị cay nóng, chua khi bụng đói.
  • Khối u ác tính ở dạ dày.
  • Tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc không đúng chỉ định bác sĩ gây ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Thói quen ăn uống không đúng bữa, thường xuyên để bụng quá đói hoặc quá no.
  • Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, gia vị cay, nóng hoặc các loại thực phẩm kém vệ sinh,...
  • Sử dụng nhiều các loại thức uống có cồn như rượu, bia,...

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

3. Đau dạ dày có nên tập thể dục không và khi nào có thể tập?

Đau dạ dày có nên tập thể dục không là câu hỏi được nhiều người quan tâm với mong muốn vận động hỗ trợ cải thiện sức khỏe. Thực tế, đối với người đau dạ dày thì việc thường xuyên tập thể dục mang đến nhiều lợi ích như:

  • Giảm tình trạng căng thẳng thần kinh.
  • Vận động thường xuyên giúp hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả tránh tình trạng khó tiêu.
  • Tập thể dục giúp giảm mỡ và hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hoá.
  • Giãn cơ toàn thân giúp giảm co thắt dạ dày. 
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể trong quá trình làm lành vết thương niêm mạc dạ dày.

Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa rằng người đau dạ dày có thể tập bất kỳ bài tập nào, bởi vì nếu chế độ và cường độ luyện tập không phù hợp có thể gây chấn thương, ảnh hưởng sức khỏe. Người đau dạ dày nên lựa chọn các bài tập có cường độ vận động nhẹ nhàng và nên bắt đầu với các động tác đơn giản trước. Đồng thời, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu tập luyện để đảm bảo an toàn sức khỏe đối với mỗi thể trạng cá nhân khác nhau.

Đau dạ dày có nên tập thể dục không là câu hỏi của nhiều người

Đau dạ dày có nên tập thể dục không là câu hỏi của nhiều người

4. 5 bài tập thể dục dành cho người đau dạ dày

Nếu bạn đã hiểu rõ hơn về thắc mắc đau dạ dày có nên tập thể dục không thì dưới đây là 5 bài tập phù hợp và giúp hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

4.1. Tập thở cơ hoành

Tập thở cơ hoành là bài tập nhẹ nhàng và mang đến nhiều lợi ích cho người bị đau dạ dày. Cơ hoành là nhóm cơ nằm giữa xương ức và ổ bụng, khi tập thở đúng cách bộ phận này có vai trò xoa bóp, thư giãn giúp làm giảm các cơn dạ dày.

Tư thế tập thở cơ hoành với 1 tay đặt trước ngực và 1 tay đặt trên vùng thượng vị để giúp cảm nhận hơi thở khi hít vào bụng nở ra. Thời gian hít vào từ 3 - 5 giây và người bệnh giữ lại hơi trong bụng từ 2 - 3 nhịp, sau đó từ từ thở ra nhẹ nhàng. Lặp đi lặp lại động tác tập thở cơ hoàng từ 10 - 15 lần mỗi ngày giúp cải thiện tình trạng đau dạ dày hiệu quả. 

Tập thở cơ hoành giúp tăng khả năng xoa bóp, thư giãn cơ bắp hệ tiêu hoá

Tập thở cơ hoành giúp tăng khả năng xoa bóp, thư giãn cơ bắp hệ tiêu hoá

4.2. Giãn cơ toàn thân

Thực hiện giãn cơ đều đặn mỗi ngày từ 2 - 3 lần giúp các nhóm cơ được thư giãn, hạn chế tình trạng co thắt. Với bài tập giãn cơ toàn thân, người tập có thể thực hiện trên thảm, sàn hoặc trên bề mặt phẳng như giường, nệm,... 

Giãn cơ toàn thân bằng cách nằm ngửa trên mặt phẳng, duỗi thẳng tay, chân ở trạng thái thả lỏng hoàn toàn. Tiếp theo điều chỉnh nhịp thở đều đặn hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng theo nguyên tắc hít vào 5 nhịp và giữ hơi ở bụng trước khi thở ra nhẹ nhàng. Phương pháp này không chỉ giúp thư giãn các nhóm cơ mà còn giúp giảm căng thẳng tinh thần. Thời điểm thích hợp để thực hiện bài tập này là lúc vừa dậy và trước khi đi ngủ giúp giấc ngủ ngon hơn.

4.3. Bài tập co gối vào ngực

Bài tập co gối vào ngực được thực hiện trong các động tác tập thể dục giúp giãn cơ và giảm mỡ vùng bụng. Ngoài ra, bài tập này còn phù hợp với người đau dạ dày bởi vì khi co gối, cơ thể sẽ tạo ra một áp lực lên khoang bụng và các nhóm cơ ở khu vực này hoạt động giảm tình trạng đầy hơi. 

Bài tập co gối vào ngực có các bước như:

  • Nằm ngửa trên mặt phẳng (thảm/sàn) với tư thế tay, chân thả lỏng.
  • Thực hiện co 1 bên gối và 2 tay ôm giữ từ 3 - 5 giây trong tư thế phần lưng và đầu không rời khỏi mặt phẳng.
  • Từ từ hạ đầu gối, nâng vai cách mặt sàn khoảng 10cm hướng về gối và buông 2 tay về vị trí duỗi thẳng sát mặt phẳng sàn.
  • Thực hiện lặp lại tương tự với bên gối còn lại.

Bài tập co gối giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu

Bài tập co gối giúp làm giảm tình trạng đầy hơi, khó tiêu

4.4. Nằm đạp xe

Nằm đạp xe hay bài tập xe đạp trên không cũng là một động tác tập bụng phổ biến có công dụng thúc đẩy quá trình tuần hoàn của hệ tiêu hoá. Điều này giúp máu lưu thông hiệu quả hơn đối với dạ dày và đường ruột. 

  • Nằm ngửa trên mặt phẳng cứng và duỗi thẳng 2 tay úp xuống.
  • Bắt đầu nâng 1 chân sao cho phần đùi vuông góc với phần bụng và bắp chân song song với mặt sàn.
  • Thực hiện động tác co duỗi tương tự như đạp xe đạp với 2 chân lần lượt đưa lên hạ xuống.
  • Có thể lặp lại bài tập từ 100 - 200 nhịp mỗi ngày. Lưu ý đối với người mới tập nên thực hiện động tác chậm, nhẹ nhàng để tránh gây chấn thương.

Đạp xe trên không hỗ trợ lưu thông máu, kích thích tiêu hoá

Đạp xe trên không hỗ trợ lưu thông máu, kích thích tiêu hoá

4.5. Xoa bóp bụng

Bên cạnh các bài tập động tác giúp thư giãn cơ, hít thở theo nhịp thì bài tập xoa bóp bụng cũng mang đến nhiều lợi ích cho cơ thể người đau dạ dày. Động tác xoa bóp vùng bụng giúp làm ấm và tăng tuần hoàn máu cải thiện các triệu chứng đầy hơi, đau co thắt. Đầu tiên, dùng 2 bàn tay chà sát liên tục hoặc ủ khăn ấm để làm ấm tay. 

Tiếp theo đặt 2 tay lên vùng bụng từ 2 - 3 giây trước khi bắt đầu xoa bóp. Tay phải đặt ở vùng thượng vị, ngón tay hướng theo chiều kim đồng hồ và tay trái đặt ở vùng bụng dưới rốn, ngón tay theo hướng ngược lại. Thực hiện xoa 2 tay trên bụng theo hướng kim đồng hồ từ 20 - 30 lần và tiếp tục làm ấm tay để thực hiện lặp lại chu trình này. 

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có nên tập thể dục không”. Tốt nhất, trước khi tập bất cứ bài tập nào, bạn nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra, tư vấn hướng điều trị và cách luyện tập phù hợp. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ