Tin tức
Người đột quỵ nên ăn gì để sớm phục hồi?
- 04/02/2025 | Máu nhiễm mỡ nên ăn gì kiêng gì để cải thiện bệnh?
- 02/04/2025 | Bị bệnh nấm da kiêng ăn gì và nên ăn gì cho nhanh khỏi?
- 18/04/2025 | Người bị bệnh tim nên ăn gì và kiêng những gì để kiểm soát bệnh?
- 05/05/2025 | Người bị vàng da nên ăn gì? Lưu ý khi chăm sóc người vàng da
- 15/05/2025 | Người bị khô khớp gối nên ăn gì để cải thiện dịch khớp?
1. Chế độ dinh dưỡng quan trọng như thế nào với người bệnh đột quỵ?
Người bệnh đột quỵ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là những thực phẩm giàu kali , có chứa nhiều chất xơ,... giúp giảm tổn thương mạch máu, kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ.
Chế độ ăn phù hợp rất quan trọng với người bệnh đột quỵ
Ngược lại, việc bổ sung những loại thực phẩm không phù hợp có thể tác động tiêu cực tới sức khỏe người bệnh, làm tăng nguy cơ tái phát đột quỵ, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và gặp phải những vấn đề nghiêm trọng khác.
2. Nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh đột quỵ
Sau đột quỵ, bệnh nhân thường bị suy yếu cơ, khó nuốt và chán ăn. Chính vì thế, người chăm sóc cần lên thực đơn phù hợp giúp người bệnh ăn uống dễ dàng hơn mà vẫn đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Để xây dựng thực đơn cho người đột quỵ, bạn cần thực hiện theo nguyên tắc sau:
2.1. Cung cấp đầy đủ dưỡng chất
Bổ sung cân đối các nhóm chất thiết yếu là nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng thực đơn khoa học để người bệnh đột quỵ có thể phục hồi sức khỏe tốt hơn. Cụ thể:
- Chất đạm: Để tái tạo mô và cơ, người bệnh sau đột quỵ cần bổ sung đầy đủ chất đạm từ động vật và thực vật.
- Đường: Nhóm chất này cung cấp nguồn năng lượng ổn định. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung với lượng vừa đủ, quá nhiều đường trong chế độ ăn uống có thể gây tăng cân, làm tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim và tiểu đường loại 2.
- Chất béo tốt: Tác dụng của chất béo tốt là giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, giảm viêm, bảo vệ mạch máu và giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.
- Vitamin và khoáng chất: Là nhóm chất quan trọng giúp cơ thể sớm phục hồi và duy trì sức khỏe.
- Chất xơ: Tác dụng của chất xơ là duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, kiểm soát đường huyết và hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra trong quá trình điều trị đột quỵ như táo bón, tiêu chảy.
2.2. Chia thành nhiều bữa nhỏ
Thay vì ăn 3 bữa chính, bệnh nhân nên chia nhỏ thành 4 đến 5 bữa ăn trong ngày. Đây là nguyên tắc nên được áp dụng trong chế độ ăn của bệnh nhân đột quỵ vì nó có thể mang lại những lợi ích như sau:
- Góp phần kiểm soát đường huyết: Chia nhỏ bữa ăn, mỗi bữa ăn với lượng thức ăn vừa phải là cách rất hiệu quả để có thể tránh được tình trạng tăng đường huyết sau ăn.
- Cung cấp năng lượng: Những bữa ăn nhỏ trong ngày có thể giúp cơ thể người bệnh được bổ sung năng lượng đều đặn, từ đó giảm cảm giác mệt mỏi và giúp người bệnh cảm thấy tỉnh táo hơn.
- Hỗ trợ tiêu hóa: Những bữa ăn nhỏ không chỉ đảm bảo cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể mà còn giúp giảm áp lực lên hệ tiêu hóa, giúp người bệnh phòng tránh nguy cơ táo bón và tiêu chảy sau đột quỵ.
3. Người đột quỵ nên ăn gì?
Nếu bạn đang thắc mắc “người đột quỵ nên ăn gì”, bạn có thể theo dõi những câu trả lời cụ thể dưới đây:
- Các loại rau xanh: Người bệnh nên ăn những loại rau như cải xanh, cải bó xôi,... những loại rau này thường chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất chống viêm, có khả năng bảo vệ mạch máu và cải thiện chức năng não. Bệnh nhân đột quỵ cũng có thể ăn rau diếp cá vì đây là loại thực phẩm có chứa nhiều acid folic cùng nhiều dưỡng chất thiết yếu khác giúp tái tạo tế bào não.
- Các loại hạt: Đây là nhóm thực phẩm có chứa nhiều vitamin E, Omega-3 có tác dụng giảm viêm, bảo vệ mạch máu, góp phần ngăn ngừa tái phát đột quỵ. Hơn nữa, các loại hạt thường chứa nhiều chất béo không bão hòa và magiê, giúp người bệnh kiểm soát huyết áp và cholesterol hiệu quả. Những loại hạt mà bệnh nhân nên bổ sung là hạt hướng dương, hạt óc chó, hạnh nhân,...
Hạt hướng dương cũng rất tốt cho người bệnh đột quỵ
- Các loại cá: Là nguồn thực phẩm bổ sung axit béo không bão hòa Omega-3 giúp ngăn ngừa tổn thương mạch máu và đông máu. Điều này làm giảm nguy cơ mắc một số loại đột quỵ. Một số loại cá chứa nhiều omega-3 như cá hồi, cá mòi và cá trích, cá thu,...
- Các loại đậu: Đây cũng là một đáp án cho câu hỏi “người đột quỵ nên ăn gì”. Bệnh nhân đột quỵ nên bổ sung một số loại đậu trong chế độ ăn như đậu nành, đậu lăng, đậu đen,.. để cung cấp chất xơ, chất chống viêm, protein, giúp hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa và cải thiện sức khỏe tim mạch.
- Sữa: Người bệnh có thể lựa chọn sữa tách béo hay các loại sữa hạt để cung cấp cho cơ thể nguồn kali và canxi, hỗ trợ kiểm soát huyết áp và phòng ngừa tái phát đột quỵ.
- Thực phẩm nguyên hạt: Ăn ngũ cốc nguyên hạt thường xuyên có thể giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim. Ngũ cốc nguyên hạt có trong bánh mì nguyên cám, gạo lứt, yến mạch...
4. Những thực phẩm không nên ăn
Ngoài việc tăng cường những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, người bệnh cần hạn chế những loại thực phẩm sau để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh:
- Thịt mỡ và các sản phẩm từ thịt (như xúc xích, thịt xông khói), đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên... chứa nhiều cholesterol, gây ra sự tích tụ chất béo trong mạch máu. Nếu điều này xảy ra ở não, nó có thể gây ra đột quỵ.
- Các loại bánh kẹo, nước ngọt và những thực phẩm chứa nhiều đường cũng là những loại thực phẩm làm tăng cholesterol trong máu.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều muối. Quá nhiều muối trong chế độ ăn uống có thể gây ra huyết áp cao, làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: mỗi người trưởng thành chỉ nên tiêu thụ dưới 5 gam muối/ngày (tương đương với một thìa cà phê).
- Đồ uống chứa Cafein.
Người bệnh nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “người đột quỵ nên ăn gì và không nên ăn gì”. Có thể nói rằng, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bệnh nhân sau đột quỵ, giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi và giảm nguy cơ tái phát. Điều quan trọng là bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và thường xuyên tái khám.
Để được tư vấn kỹ hơn hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, quý khách vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC, các tổng đài viên luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
