Tin tức

Nguy cơ tiềm ẩn từ việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh

Ngày 04/10/2022
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tự nhiên cần thiết và tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Chính vì có nhiều lợi ích mà nhiều người tin rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh có thể cải thiện các vấn đề về mắt. Liệu thông tin này có thực sự đúng? Hãy cùng MEDLATEC kiểm chứng qua bài viết sau.

1. Nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh đúng hay sai?

Như chúng ta đã biết, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh. Thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ bao gồm: chất đạm, chất béo, carbohydrate, kháng thể thụ động, vitamin và khoáng chất, men và hormone. Ngoài ra, các thành phần khác cũng có vai trò quan trọng trong việc tăng sức đề kháng cho trẻ. 

Có thể thấy rằng, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng dưỡng tốt nhưng không đồng nghĩa với việc có thể lạm dụng nó trong việc kháng khuẩn hay điều trị các bệnh về mắt ở trẻ sơ sinh. Chỉ khi cho trẻ sử dụng bằng đường bú sữa mới phát huy công dụng và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Sữa mẹ chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi cho bé bú

Sữa mẹ chỉ phát huy công dụng tốt nhất khi cho bé bú

Thế nên, về việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh để điều trị các bệnh về mắt là hoàn toàn sai. Ngược lại, đây lại là điều kiện lý tưởng để các loại vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển.

Không ít trường hợp nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh gây ra các tác hại nguy hiểm. Chẳng hạn như khiến mắt bé nhạy cảm hơn, nguy cơ nhiễm trùng cũng tăng lên, khiến tình trạng trầm trọng hơn nếu trẻ đang gặp vấn đề về mắt. Thậm chí, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực. 

2. Cách bảo vệ mắt cho trẻ sơ sinh

Mắt là một trong những bộ phận quan trọng đối với cơ thể. Vì thế, việc bảo vệ chúng khỏi các yếu tố có hại là rất cần thiết, đặc biệt là với trẻ sơ sinh, đối tượng có đôi mắt còn yếu và khá nhạy cảm.

Thăm khám mắt định kỳ cho trẻ

Thăm khám định kỳ cho trẻ sơ sinh là điều cần thiết mà chuyên gia nào cũng khuyến cáo. Thông qua việc theo dõi định kỳ có thể phát hiện sớm các các yếu tố gây hại cho mắt và có biện pháp can thiệp kịp thời. 

Thăm khám có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt ở trẻ sơ sinh

Thăm khám có thể phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về mắt ở trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ đúng cách

Để trẻ có một đôi mắt khỏe thực ra không hề khó, mẹ chỉ cần chú ý vào chế độ ăn uống nghỉ ngơi của bé. Hãy cho bé uống đủ sữa mẹ, ngủ đúng giờ, đủ giấc. Điều này góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như thị lực cho trẻ sơ sinh.

Chú ý ánh sáng

Ánh sáng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe đôi mắt. Trong khi ngủ, mí mắt của bé sẽ khép lại và trong trạng thái nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu ngủ trong môi trường có ánh sáng sẽ khiến mắt phải điều tiết và làm việc. Điều này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt của bé.

Cường độ ánh sáng quá cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bé

Cường độ ánh sáng quá cao có thể ảnh hưởng đến thị lực của bé

Nếu bé ngủ vào ban ngày thì mẹ cũng nên kéo rèm lại. Ngoài ra, cần chú ý đến việc thường xuyên di chuyển vị trí của các đồ chơi gần chỗ ngủ của bé để hạn chế tình trạng suy giảm thị lực hoặc bị lác mắt.

Lưu ý về việc vệ sinh mắt

Vệ sinh là một trong những điều quan trọng để bảo vệ đôi mắt cho trẻ. Nếu bạn lần đầu sinh con và chưa có kinh nghiệm thì cũng đừng lo lắng, điều này không hề khó mà chỉ đòi hỏi bạn chú ý một vài thứ là có thể dễ dàng thực hiện. Cụ thể như sau:

Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh

Những ngày đầu sau khi sinh, không ít trường hợp trẻ gặp phải tình trạng đổ ghèn vàng, khiến các mí mắt dính chặt lại. Sau khi bé thức dậy, các phụ huynh rất khó khăn trong việc tách mi để mẹ có thể mở mắt.

Khi thấy tình trạng này, nhiều người cho rằng do không vệ sinh cẩn thận mắt cho bé. Tuy nhiên, điều này không phải nguyên nhân chính mà là hiện tượng nhiễm trùng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, xuất phát từ việc tiếp xúc với các chất dịch trong quá trình sinh để như nước ối, máu,... Hiện tượng này cũng không quá nguy hiểm, mẹ chỉ cần vệ sinh mắt bé cẩn thận trong một vài ngày là sẽ khỏi.

Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tiếp diễn trong khoảng 1 tuần và tình trạng đổ ghèn nghiêm trọng hơn, bạn hãy đưa bé đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bởi có thể bé đã mắc phải viêm kết mạc.

Vệ sinh mắt đúng cách cho bé

Về việc vệ sinh mắt cho bé, mẹ nên lựa chọn loại nước muối sinh lý đẳng trương. Với nồng độ muối vừa phải có thể dễ dàng làm sạch mắt đồng thời không gây khô rát.

Các bước vệ sinh mắt cho trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Bước 1, chuẩn bị sẵn nước ấm, bông y tế, khăm mềm.

  • Bước 2, cho bông y tế vào nước muối đẳng trương và lâu từ từ dịch theo chiều từ đầu mắt đến đuôi mắt. Mỗi ngày nên vệ sinh khoảng 2 lần hoặc khi mắt có gỉ.

  • Bước 3, dùng khăn sạch đã nhúng trong nước ẩm rồi vắt thật khô lau toàn bộ khuôn mặt cho trẻ.

Sau khi vệ sinh xong, mẹ cần giặt sạch khăn và phơi ở ngoài trời nắng. Đặc biệt, không sử dụng khăn mặt để lai các bộ phận khác. Ngoài ra, trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ bố mẹ cần rửa tay thật kỹ với xà phòng để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào mắt bé.

Rửa mắt, mũi thường xuyên là cách để bảo vệ mắt hiệu quả

Rửa mắt, mũi thường xuyên là cách để bảo vệ mắt hiệu quả

Sau bài viết này có thể thấy rằng việc nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ sơ sinh không mang lại hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề về mắt. Ngược lại, nó còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có hại, ảnh hưởng đến thị lực của bé. Để có một đôi mắt khoẻ, mẹ cần chú ý vệ sinh mắt cho bé thường xuyên và đúng cách.

Chăm sóc trẻ sơ sinh là việc không hề dễ dàng. Nếu gặp khó khăn trong vấn đề này bạn có thể liên hệ đến tổng đài chăm sóc khách hàng theo số 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của MEDLATEC tư vấn, hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ