Tin tức
Nguyên nhân dẫn đến viêm da dị ứng tiếp xúc và cách phòng ngừa
- 20/10/2021 | Tình trạng viêm da dị ứng ở mặt có đáng lo ngại không?
- 05/11/2021 | Viêm da dị ứng tắm lá gì để bệnh nhanh khỏi?
- 23/10/2021 | Giải đáp thắc mắc của bệnh nhân bị viêm da dị ứng
1. Tác nhân nào gây viêm da dị ứng tiếp xúc?
Viêm da dị ứng tiếp xúc là bệnh da liễu thường gặp song nguyên nhân và tình trạng bệnh rất đa dạng. Bệnh xảy ra khi da tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng, chất kích thích dẫn đến ngứa ngáy, khó chịu, da nổi mẩn đỏ,…
Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể xảy ra ở nhiều vùng da
Có rất nhiều tác nhân có thể gây viêm da dị ứng tiếp xúc, làn da có thể bị kích thích khi tiếp xúc với một hoặc nhiều loại. Cụ thể những nguyên nhân thường gặp gây bệnh lý da liễu này bao gồm:
-
Sản phẩm dùng cho da như sữa tắm, dầu gội, kem dưỡng da,… khi mới sử dụng hoặc khi đã sử dụng trong nhiều tháng, nhiều năm.
-
Đeo trang sức chứa Niken hoặc tiếp xúc với mỹ phẩm, sơn móng tay, nước hoa, giày dép hay vật dụng có nguồn gốc từ cao su hoặc chứa thành phần là chất gây dị ứng.
-
Sử dụng thuốc điều trị có chứa thành phần gây kích ứng, thường gặp như kháng sinh, thimerosal, benzocaine,…
-
Độc tố thực vật như: cây sồi, cây sơn, cây thường xuân,…
Viêm da dị ứng tiếp xúc có thể do tiếp xúc với độc tố thực vật
Để điều trị bệnh, đầu tiên cần tìm ra loại sản phẩm, thực vật,… chứa tác nhân gây kích thích và loại bỏ. Do đó bác sĩ thường yêu cầu bạn kiểm tra thành phần những sản phẩm mới sử dụng hoặc thuốc uống hay thực vật từng tiếp xúc có nguy cơ gây viêm da dị ứng tiếp xúc.
2. Cách chẩn đoán và điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc
2.1. Chẩn đoán
Có đến hơn 3700 nguyên nhân gây viêm da dị ứng tiếp xúc ở người, do vậy chẩn đoán nguyên nhân chính xác gây bệnh là rất quan trọng, bác sĩ sẽ chẩn đoán theo các biện pháp sau:
-
Chẩn đoán dựa trên thăm hỏi triệu chứng và thăm khám lâm sàng: Có thể dễ dàng nhận biết viêm da dị ứng tiếp xúc qua các dấu hiệu bệnh.
-
Chẩn đoán mức độ viêm da dị ứng tiếp xúc: Cho da tiếp xúc với lượng nhỏ chất gây kích ứng và theo dõi phản ứng của da. Cách này cũng giúp bác sĩ xác định nguyên nhân chính xác và từ đó có phương pháp điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc phù hợp.
-
Chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng: Triệu chứng viêm da dị ứng tiếp xúc do côn trùng thường nặng hơn do lượng độc tính lớn, bác sĩ sẽ cần chẩn đoán mức độ bệnh bằng cách kiểm tra tổn thương trên da như thế nào, bệnh có thường xuất hiện không,..
Chẩn đoán viêm da dị ứng tiếp xúc dựa trên triệu chứng
2.2. Điều trị
Khi đã xác định được nguyên nhân và mức độ bệnh, lựa chọn phương pháp điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Đầu tiên cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, ngưng sử dụng sản phẩm dưỡng da, tránh gây trầy xước vùng da bị kích ứng.
Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc đều gây ngứa nghiêm trọng khiến người bệnh phải gãi, tuy nhiên việc này càng khiến da tổn thương nặng hơn. Đặc biệt cần tránh gãi da, làm tổn thương ngoài da, nếu có dấu hiệu nhiễm trùng cần thông báo với bác sĩ để sử dụng kháng sinh.
Để làm dịu cảm giác ngứa rát do viêm da dị ứng tiếp xúc, có thể áp dụng một số cách sau:
-
Rửa sạch vùng da bị kích ứng với nước sạch, có thể đắp khăn lạnh để giảm đau rát và ngứa. Có thể sử dụng một số loại dung dịch có tác dụng tương tự như: hồ nước, dung dịch Jarish, hồ neopred,…
-
Bôi kem mỡ chứa corticoid với viêm da dị ứng tiếp xúc dạng tổn thương khô.
-
Bôi kem chứa hydrocortisone với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc nhẹ.
Điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc cần theo chỉ định của bác sĩ
-
Dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi chứa histamin với trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc do dị ứng.
Hầu hết trường hợp viêm da dị ứng tiếp xúc không quá nghiêm trọng và tự khỏi khi da không còn tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng. Tuy nhiên, bệnh dễ tái phát nếu không tìm ra nguyên nhân chính xác và loại bỏ. Nhiều trường hợp điều trị không đúng cách khiến viêm da dị ứng tiếp xúc lan rộng, cùng với nhiễm trùng tạo thành sẹo ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ.
3. Phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc như thế nào?
Để phòng ngừa viêm da dị ứng tiếp xúc, nhất là những người có làn da nhạy cảm dễ bị kích ứng thì quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với những sản phẩm có khả năng gây bệnh. Dưới đây là một số biện pháp nên áp dụng:
-
Mua sản phẩm dưỡng da lành tính, được dán nhãn không mùi, không gây dị ứng.
-
Khi thay đổi sản phẩm dưỡng da mới, cần thử trước trên vùng da nhỏ một vài ngày để thử phản ứng trước khi bôi hàng ngày trên vùng da rộng.
-
Không sử dụng sản phẩm từ cao su nếu bị dị ứng với cao su, nhất là găng tay đeo hàng ngày. Nếu bắt buộc phải sử dụng, hãy thay thế bằng găng tay vinyl hoặc bôi dầu chống thấm nước trước khi đeo găng tay để ngăn ngừa da tiếp xúc trực tiếp.
Người bị viêm da dị ứng tiếp xúc cần chú ý cẩn trọng khi dùng các sản phẩm dưỡng da
-
Dùng kem dưỡng ẩm khi thời tiết khô hoặc sử dụng máy lạnh tránh da bị khô.
-
Mặc quần áo dài khi đến nơi nhiều cây xanh hoặc nhiều côn trùng, tránh côn trùng đốt gây kích ứng da.
-
Dùng chất tẩy rửa lành tính hoặc xà phòng nhẹ để làm sạch da, tránh dùng sản phẩm chứa hương liệu, chất khử mùi dễ gây kích ứng da.
Viêm da dị ứng tiếp xúc hầu hết không nguy hiểm, tuy nhiên nếu có các triệu chứng dị ứng nặng như nôn mửa, tiêu chảy, ho, sốt cao, thở khò khè, ngứa nặng không đáp ứng với các phương pháp điều trị trên, bệnh nhân cần sớm đến cơ sở y tế khám để được can thiệp. Nếu cần tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!