Tin tức

Nguyên nhân dẫn tới cận thị là gì? Khám cận thị ở đâu uy tín?

Ngày 05/09/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Cận thị là một tật khúc xạ thường gặp ở mắt khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi nhìn sự vật, hiện tượng xung quanh. Lứa tuổi hay bị cận thị nhất là học sinh, sinh viên, người đi làm. Để hiểu rõ cận thị là gì, xin mời quý bạn đọc theo dõi những thông tin dưới đây.

1. Cận thị là gì và có những triệu chứng ra sao?

Bệnh cận thị ngày càng trở nên phổ biến và có chiều hướng ngày càng gia tăng trong vài năm trở lại đây. Nguyên nhân khiến nhiều người bị cận thị là do ngồi học, làm việc sai tư thế (mắt cúi gằm xuống bàn hoặc tiếp xúc gần với màn hình máy tính), thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh trong thời gian dài hoặc do di truyền.

Khi cận thị người bệnh sẽ gặp khó khăn khi quan sát các vật thể ở mọi khoảng cách khác nhau. Một người được cho là bị cận khi có các triệu chứng điển hình sau:

  • Thường xuyên phải nheo mắt lại khi cần quan sát những vật thể ở xa;

  • Khi quan sát vật thể lâu sẽ mỏi mắt, mắt mờ nhòe và không nhìn được rõ nét sự vật, hiện tượng;

  • Người cận thị càng khó quan sát được mọi thứ vào ban đêm.

Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị

Hiện nay ngày càng có nhiều trẻ em bị cận thị

Trẻ nhỏ là một trong các đối tượng dễ bị cận thị nhất và thường bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt là chủ yếu, một phần là do bẩm sinh. Vì vậy các bậc phụ huynh cần hết sức lưu ý khi con em mình có những biểu hiện sau đây:

  • Khi đọc bài, trẻ phải dùng ngón tay để dò chữ hoặc đọc nhảy;

  • Khi xem tivi phải nhìn sát vào màn hình mới thấy rõ nét được các hình ảnh;

  • Trẻ thường xuyên cúi gằm hoặc ghé sát mắt vào mặt giấy để viết  hay đọc sách;

  • Trẻ có thói quen dụi mắt hoặc nheo mắt để nhìn ra xa;

  • Hay chói mắt và sợ ánh sáng mạnh;

  • Ở trên lớp trẻ phải ngồi ở vị trí gần bảng thì mới thấy được rõ chữ.

2. Cận thị được chia thành những loại nào? 

Tật cận thị được phân theo các loại như sau:

  • Cận thị đơn thuần: là những trường hợp bệnh nhân có độ cận dưới 6 diop và đôi khi kèm theo loạn thị. Nguyên nhân gây ra dạng cận thị này có  thể là do  di truyền hoặc có chế độ làm việc thiếu khoa học;

  • Cận thị ban đêm: xảy ra khi người bệnh nhìn kém hơn ở khu vực có ánh sáng yếu, vào ban đêm. Ban ngày thì người bệnh vẫn nhìn được bình thường nhưng khi trời tối thì đồng tử sẽ phải gia tăng điều tiết để quan sát rõ sự vật;

  • Cận thị thứ phát: bệnh bắt nguồn từ hiện tượng thủy tinh thể bị xơ hóa hoặc biến chứng của tiểu đường, tác dụng phụ khi dùng thuốc và do một số nguyên nhân khác;

  • Cận thị thoái hóa: là khi bệnh nhân bị cận trên 6 diop kết hợp với thoái hóa võng mạc nửa phần sau nhãn cầu. Khi mắc phải tật cận thị dạng này thì người bệnh sẽ ngày càng gia tăng độ cận vì trục nhãn cầu sẽ dài ra liên tục. Nếu không phát hiện và xử lý từ sớm thì bệnh sẽ tác động nghiêm trọng tới thị lực của người bệnh;

  • Cận thị giả: đây là tình trạng co quắp chức năng điều tiết nhãn cầu dẫn đến suy giảm tầm nhìn tạm thời. Nhưng nếu mắt được nghỉ ngơi điều độ thì một thời gian sau sẽ cải thiện được tình trạng này.

Cận thị gây suy giảm thị lực khiến bệnh nhân nhìn mờ các vật ở mọi cự ly

Cận thị gây suy giảm thị lực khiến bệnh nhân nhìn mờ các vật ở mọi cự ly

3. Điểm danh những nguyên nhân dẫn tới cận thị 

Lý do khiến bạn bị cận thị có thể xuất phát  từ những yếu tố sau:

  • Trục nhãn cầu dày quá mức làm ảnh hưởng tới thể tinh thủy và sự hội tụ hình ảnh trên giác mạc của mắt, điều này làm hội tụ các tia sáng ở cùng một điểm trước võng mạc thay vì ở vị trí trên võng mạc như bình thường; 

  • Cận thị có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ còn nhỏ và nếu cha mẹ đều bị cận thị thì con cái cũng có nguy cơ bị cận;

  • Nếu hình dạng thể thủy tinh hay giác mạc quá cong so với nhãn cầu thì cũng gây nên hiện tượng cận thị.

4. Những phương pháp giúp điều trị tật khúc xạ cận thị 

Nếu người bệnh bị cận thị quá nặng mà để lâu và không có phương án điều trị thì sẽ dễ dẫn tới biến chứng đục thủy tinh thể sớm, thoái hóa võng mạc và thậm chí là mất thị lực. Dưới đây là một số biện pháp giúp khắc phục tình trạng cận thị:

  • Áp dụng các bài tập mắt để cải thiện thị lực: bạn có thể tập đảo mắt, tập nhìn xa, nhìn tập trung, nhắm mắt thư giãn,... Đây là những bài tập giúp hạn chế tăng độ cận, có tác dụng thư giãn và giảm nhức mỏi cho mắt;

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt, học tập và làm việc hàng ngày: giảm thời gian học tập và lao động căng thẳng, khi làm việc hay học bài cần được thực hiện ở những nơi được bố trí đầy đủ ánh sáng, ngồi đúng tư thế. Bên cạnh đó hãy tránh xa các thiết bị điện tử khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ, đảm bảo thực đơn ăn uống được bổ sung thêm các dưỡng chất như Crom, canxi hay vitamin A tốt cho mắt;

  • Dùng kính cận: là biện pháp đơn giản dễ áp dụng. Để lựa chọn được tròng kính phù hợp với độ cận của mình, bạn cần đi khám chuyên khoa mắt và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ;

  • Sử dụng kính áp tròng Ortho-K: đây là loại kính dùng vào ban đêm có thể hỗ trợ điều chỉnh hình dạng giác mạc trong lúc ngủ. Sau khi thức dậy vào tháo kính ra sẽ đưa giác mạc về hình dáng bình thường. Nhờ vậy mà người bệnh có thể khắc phục được tật cận thị cả ngày mà không cần đeo kính thuốc hay kính áp tròng liên tục;

  • Phẫu thuật: phương pháp này giúp đem lại một đôi mắt sáng mà không cần phụ thuộc vào kính mắt, tuy nhiên mắt sẽ nhạy cảm hơn với ánh sáng và nguy cơ tái phát cận thị là rất cao nếu không đảm bảo sinh hoạt khoa học. Ngoài ra phẫu thuật chỉ áp dụng đối với người trên 18 tuổi khi mà giác mạc đã đủ dày và ổn định độ cận, kèm theo đó là không bị tiểu đường, không mang thai, không đang cho con bú và không mắc các bệnh lý về mắt khác như nhược thị, lác, viêm nhiễm, bệnh võng mạc,...

Người bệnh cần đi khám mắt cận định kỳ để điều chỉnh độ cận phù hợp cho mắt

Người bệnh cần đi khám mắt cận định kỳ để điều chỉnh độ cận phù hợp cho mắt

Nhìn chung để khắc phục tật cận thị, bạn nên tới các bệnh viện hay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Chuyên khoa Mắt thuộc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ đáng tin cậy của nhiều khách hàng khi  lựa chọn là nơi thăm khám các bệnh về mắt. 

Chuyên khoa có đội ngũ các chuyên gia đầu ngành về nhãn khoa, đồng thời được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp hỗ trợ đưa ra các kết luận và chỉ định nhanh chóng, chính xác. Để được tư vấn trực tiếp, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC ngay hôm nay.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.