Tin tức

Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi uống thuốc và cách khắc phục

Ngày 17/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ không mong muốn như nôn ói, chóng mặt, đau đầu,… Vậy nếu bị buồn nôn sau khi uống thuốc thì bạn nên làm gì? Thông qua bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra các cách khắc phục hiệu quả.

1. Buồn nôn sau khi uống thuốc và một số triệu chứng đi kèm

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc. Mặc dù không đau đớn nhưng tình trạng này gây ra nhiều cảm thấy khó chịu ở cổ họng, vùng bụng trên. Thông thường, cơn buồn nôn sẽ diễn ra theo một trình tự như sau:

  • Ban đầu, cơ vòng thực quản dưới sẽ giãn ra, đồng thời cơ bụng và cơ hoành co lại.

  • Nắp thanh quản tiếp tục đóng lại.

  • Nhu động dạ dày tăng cường co bóp gây buồn nôn và đẩy thức ăn bên trong tống ra ngoài qua đường ống thực quản - miệng.

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc, khiến nhiều cảm thấy khó chịu ở cổ họng, vùng bụng trên

Buồn nôn là triệu chứng thường gặp sau khi uống thuốc, khiến nhiều cảm thấy khó chịu ở cổ họng, vùng bụng trên

Một số triệu chứng đi kèm:

Ngoài buồn nôn sau khi uống thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: nôn ói kéo dài, chóng mặt, khô miệng, tiêu chảy, đau thượng vị, nổi phát ban đỏ ngoài da,… 

Trong trường hợp nặng hơn, bạn còn có thể bị khó thở, đau tức ngực, co giật, sưng mặt, môi,… Do đó, lúc này bạn nên dừng việc sử dụng thuốc và nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài buồn nôn sau khi uống thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, khô miệng,…

Ngoài buồn nôn sau khi uống thuốc bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khác như: chóng mặt, khô miệng,…

2. Nguyên nhân gây buồn nôn sau khi uống thuốc

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến nôn ói, khó chịu sau khi uống thuốc? Dưới đây là cơ chế gây ra tác dụng phụ này của thuốc:

  • Một số loại thuốc giảm đau có khả năng tác động đến hệ thần kinh phó giao cảm, làm tăng nhu động ruột. Nên sau khi uống, người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác buồn nôn.

  • Thuốc thuộc nhóm NSAID có chứa chất gây kích ứng niêm mạc, khiến dạ dày tăng cường co bóp đẩy ngược thức ăn lên miệng. Do đó, ngoài nôn ói người bệnh còn có cảm giác cồn cào sau khi uống thuốc.

  • Khi về già, quá trình hấp thu thuốc ở dạ dày sẽ ngày càng giảm sút. Thuốc bị lưu lại lâu gây kích ứng niêm mạc, từ đó làm xuất hiện các cơn buồn nôn.

  • Mức độ nôn ói có thể tăng lên nếu người bệnh sử dụng cùng lúc quá nhiều loại thuốc. Tình trạng này xảy ra do sự tương tác giữa các loại thuốc.

  • Tá dược có trong thành phần của thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng buồn nôn sau khi uống thuốc.

3. Các loại thuốc gây buồn nôn sau khi uống:

Bạn có thể xuất hiện các cơn buồn nôn khó chịu, sau khi uống những loại thuốc như:

  • Thuốc kháng sinh: các thuốc thuộc nhóm Macrolid như: Erythromycin,…

  • Nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Naproxen, Celecoxib, Meloxicam,…

  • Thuốc điều trị tăng huyết áp: các thuốc chẹn kênh canxi như: Amlodipine, Nicardipine, Felodipine, Verapamil.

  • Thuốc chống trầm cảm.

  • Thuốc điều trị bệnh Parkinson.

  • Thuốc hóa trị ung thư.

Một số loại thuốc có thể gây buồn nôn khó chịu, sau khi uống

Một số loại thuốc có thể gây buồn nôn khó chịu, sau khi uống

4. Cách khắc phục buồn nôn sau khi uống thuốc

Để thoát khỏi tình trạng buồn nôn sau khi uống thuốc, bạn có thể áp dụng ngay các biện pháp khắc phục dưới đây:

Uống thuốc đúng cách:

Uống thuốc đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu các cơn buồn nôn khó chịu. Do đó, trước khi uống bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất. Nếu là thuốc kê đơn thì bạn phải tuân thủ liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua về điều trị. Để hạn chế gây kích ứng niêm mạc dạ dày, bạn nên ăn nhẹ một vài lát bánh quy, bánh mì trước khi uống thuốc.

Lưu ý: nên uống thuốc với nước lọc, không uống cùng với sữa, nước ngọt, nước chè,… tránh làm mất tác dụng của thuốc.

Sau khi uống xong bạn không nên nằm hoặc vận động ngay, tránh tình trạng thuốc bị đẩy ngược ra ngoài.

Nếu là thuốc kê đơn thì bạn phải tuân thủ liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua về điều trị

Nếu là thuốc kê đơn thì bạn phải tuân thủ liều lượng của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý mua về điều trị

Thay đổi thói quen ăn uống:

Để kiểm soát được các cơn buồn nôn sau khi uống thuốc, bạn nên thay đổi các thói quen ăn uống sau:

  • Không ăn cùng lúc quá nhiều thức ăn, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực cho dạ dày.

  • Ăn các món ăn dễ tiêu hóa như: súp gà, đồng thời hạn chế những thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.

  • Uống nhiều nước, có thể bổ sung thêm chất điện giải như: Oresol nếu nôn ọe quá nhiều.

  • Sử dụng mật ong, gừng, chanh để pha trà uống.

Một số thực phẩm không dùng khi uống thuốc:

Bạn không nên dùng chung thuốc với một số loại thực phẩm dưới đây, bởi vì chúng có thể làm suy giảm tác dụng hoặc phá hủy thành phần của thuốc: 

Sữa:

Thuốc kháng sinh có thể làm đông vón khoáng chất, sắt và canxi có trong các sản phẩm chế biến từ sữa. Do đó khi kết hợp lại với nhau, cơ thể sẽ không hấp thu thuốc hoàn toàn, dẫn đến làm giảm hiệu quả của thuốc điều trị.

Trái cây họ cam, quýt:

Sau khi uống thuốc bạn không nên ăn các loại trái cây thuộc họ cam, quýt. Bởi vì, chúng có thể ngăn chặn enzyme phá vỡ Statins và các loại thuốc khác như: Dextromethorphan trị ho, từ đó làm tăng nguy cơ bị phản ứng phụ.

Vì vậy, khi kết hợp cam quýt với Dextromethorphan bạn có thể bị buồn ngủ và hay gặp phải ảo giác. Không chỉ vậy cơ bắp của bạn còn bị tổn thương, nếu dùng chung với Statins. Các tác dụng phụ có thể kéo dài trong một ngày hoặc lâu hơn, do đó bạn không nên ăn cam quýt khi đang sử dụng hai loại thuốc trên.

Sau khi uống thuốc bạn không nên ăn các loại trái cây thuộc họ cam, quýt

Sau khi uống thuốc bạn không nên ăn các loại trái cây thuộc họ cam, quýt

Trà xanh:

Trà xanh chứa nhiều chất chống oxy, giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các tế bào ung thư. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ mất đi nếu bạn uống trà xanh cùng với các loại thuốc chống ung thư.

Đồng thời, khi uống viên sắt thì bạn cũng không nên uống chung với trà xanh. Bởi vì hàm lượng Tanin có sẵn trong trà sẽ làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Nếu muốn thì bạn có thể uống trà sau khoảng 1,5 giờ kể từ khi uống thuốc.

Chuối:

Chuối là loại trái cây chứa nhiều Kali, tuy nhiên bạn không nên ăn ngay sau khi uống thuốc lợi tiểu. Nếu ăn ngay thì cơ thể bạn sẽ tăng cường tích lũy khoáng chất này, từ đó dẫn đến các biến chứng về huyết áp, tim mạch.

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được nguyên nhân và cách khắc phục buồn nôn sau khi uống thuốc. Nếu gặp phải các triệu chứng nhẹ như: nôn ói, đau đầu chóng mặt thì bạn không cần ngưng sử dụng thuốc, mà có thể áp dụng các biện pháp chúng tôi vừa chia sẻ. Trong trường hợp nặng hơn, bạn nên tìm gặp bác sĩ để thay đổi loại thuốc mới hoặc chuyển từ thuốc uống sang dạng tiêm, đặt,… 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ