Tin tức

Nguyên nhân gây ra thiếu máu và cách chẩn đoán

Ngày 16/01/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Thiếu máu không chỉ là một triệu chứng riêng lẻ mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau. Bài viết sau của MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu thông tin về tình trạng này, bao gồm nguyên nhân gây ra thiếu máu, biểu hiện và cách chẩn đoán.

1. Thiếu máu là gì? Biểu hiện như thế nào?

Thiếu máu là tình trạng mà cơ thể không có đủ lượng máu cần thiết để đáp ứng nhu cầu vận chuyển oxy và dưỡng chất cho các tế bào và mô. Điều này thường xuất phát từ sự giảm số lượng hồng cầu hoặc hàm lượng hemoglobin trong máu, hai yếu tố quan trọng giúp máu vận chuyển oxy từ phổi đến các cơ và các cơ quan khác trong cơ thể. 

Thiếu máu có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi và ảnh hưởng đến cả nam và nữ, tuy nhiên, phụ nữ, đặc biệt là trong giai đoạn mang thai, thường gặp các vấn đề liên quan đến thiếu máu.

Thiếu máu là tình trạng không hiếm gặp ngày nay

Thiếu máu là tình trạng không hiếm gặp ngày nay

Dưới đây là những biểu hiện của tình trạng thiếu máu:

  • Khi thiếu máu, khả năng vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể sẽ giảm đi đáng kể. Vì vậy, người bệnh thường xuyên cảm thấy sự mệt mỏi, ngay cả sau khi đã nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Làn da của người bị thiếu máu thường nhợt nhạt, không được hồng hào.
  • Thiếu máu ảnh hưởng đến khả năng cung cấp dưỡng chất cho da, dẫn đến tình trạng ngứa và da khô, khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu.
  • Thiếu máu có thể ảnh hưởng đến sự cung cấp oxy đến não, dẫn đến một số triệu chứng không mong muốn như đau đầu, chóng mặt và mất tập trung.
  • Các triệu chứng như chuột rút cơ, đau nhức khớp và cảm giác hoa mắt khi đứng dậy cũng có thể là dấu hiệu của thiếu máu.
  • Ở phụ nữ, thiếu máu nặng có thể khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều hoặc ngừng kinh.

Cảm giác đau đầu và chóng mặt ngay khi thay đổi tư thế nhanh chóng

Cảm giác đau đầu và chóng mặt ngay khi thay đổi tư thế nhanh chóng

2. Nguyên nhân gây ra thiếu máu

Thiếu máu do nhiều nguyên nhân và mỗi nguyên nhân đều ảnh hưởng đến khả năng máu thực hiện chức năng của mình. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra thiếu máu.

Thiếu máu do mất máu

Nguyên nhân này xuất phát từ việc mất máu nhiều, có thể do chấn thương, tai nạn, phẫu thuật, hoặc một tình trạng nào đó gây mất máu đột ngột. Khi cơ thể mất lượng máu lớn, khả năng vận chuyển oxy đến các cơ, tổ chức, và cơ quan giảm, dẫn đến tình trạng thiếu máu.

Thiếu máu do mất máu không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy, mà còn gây mất cân bằng các thành phần trong máu (hồng cầu, tiểu cầu,…). Các thành phần này đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng cơ thể, bao gồm việc duy trì sự linh hoạt của mô cơ, sự hoạt động của các hệ thống enzym, và quá trình truyền tải các tín hiệu trong cơ thể.

Do quá trình sản xuất hồng cầu bị giảm hoặc bị lỗi

Ở một số người, lượng hồng cầu có thể bị giảm do:

  • Một trong những nguyên nhân phổ biến là bệnh lý tủy xương làm ảnh hưởng đến quá trình hình thành hồng cầu.
  • Sắt đóng vai trò quan trọng tạo nên hồng cầu, từ đó, thiếu sắt có thể gây ra tình trạng thiếu máu.
  • Vitamin B12 và acid folic đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển tế bào, bao gồm cả hồng cầu. Sự thiếu hụt hai chất này có thể tăng nguy cơ thiếu máu.

Thiếu hụt dưỡng chất như sắt, <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/top-10-thuc-pham-bo-sung-vitamin-b12-hieu-qua-nhat-s51-n20953'  title ='vitamin B12'>vitamin B12</a>, và acid folic cũng gây thiếu máu

Thiếu hụt dưỡng chất như sắt, vitamin B12, và acid folic cũng gây thiếu máu

Thiếu máu do sự phá hủy các tế bào hồng cầu

Chu kỳ sống của hồng cầu kéo dài trong khoảng 120 ngày. Sau thời gian này, chúng trải qua quá trình phá hủy và loại bỏ từ cơ thể, đặc biệt là tại các cơ quan chuyên trách như gan và lá lách. Quá trình này giúp duy trì sự cân bằng và chất lượng của hệ thống máu, bằng cách loại bỏ những tế bào hồng cầu già để thay thế bằng những tế bào mới được tạo ra từ tủy xương.

Tuy nhiên, khi tốc độ phá hủy các tế bào hồng cầu nhanh hơn tốc độ sản xuất, sẽ dẫn đến mất cân bằng này và gây tình trạng thiếu máu. Các nguyên nhân của hiện tượng này có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau:

  • Một số bệnh lý di truyền có thể ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của tế bào hồng cầu, làm tăng khả năng phá hủy. 
  • Bệnh tự miễn: Đây là tình trạng khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào tế bào hồng cầu, gây tổn thương hoặc phá hủy chúng.

Tất cả ba nguyên nhân gây ra thiếu máu nêu trên đều ảnh hưởng đến khả năng cung cấp oxy và dưỡng chất cho cơ thể, gây ra các vấn đề sức khỏe và tăng nguy biến chứng.

Ngoài ra, nhiều bệnh lý khác cũng có thể dẫn đến triệu chứng thiếu máu, bao gồm:

  • Thalassemia: Bệnh lý di truyền ảnh hưởng đến sản xuất goblin, thành phần chính của hồng cầu.
  • Bệnh bạch cầu: Bệnh lý khiến tủy xương không sản xuất đủ tế bào máu, bao gồm hồng cầu.
  • Bệnh ung thư tủy xương: Tổng hợp tế bào bất thường trong tủy xương, ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu.
  • Hội chứng rối loạn sinh tủy (MDS): Ảnh hưởng đến quá trình hình thành tế bào trong tủy xương.
  • HIV/AIDS: HIV tấn công tế bào miễn dịch, có thể ảnh hưởng đến sự sản xuất hồng cầu.

3. Chẩn đoán tình trạng thiếu máu

Chẩn đoán thiếu máu bắt đầu bằng việc tập trung vào tình trạng lâm sàng và thông tin y khoa của bệnh nhân. Đầu tiên, bác sĩ sẽ chú ý đến các triệu chứng mệt mỏi, da nhợt, chóng mặt, đau đầu và những biểu hiện khác của thiếu máu. Bác sĩ sẽ thăm hỏi chi tiết với bệnh nhân để nắm được tiền sử bệnh, bao gồm mức độ và thời gian xuất hiện của các triệu chứng.

Bạn nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu

Bạn nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu

Sau đó, quá trình chẩn đoán sẽ bao gồm các xét nghiệm huyết học để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của người bệnh. Bác sĩ sẽ đo lường số lượng hồng cầu, kiểm tra màu sắc của chúng và đánh giá các chỉ số quan trọng như hemoglobin, hematocrit,... Những chỉ số này cung cấp cái nhìn tổng quan về khả năng cung cấp oxy của hệ thống máu.

Ngoài ra, các xét nghiệm khác như kiểm tra ferritin và sắt sẽ giúp xác định mức chứa sắt trong cơ thể, một yếu tố quan trọng đối với sự hình thành hồng cầu. Xét nghiệm kiểm tra lượng vitamin B12 và acid folic cũng được thực hiện để đánh giá mức độ của những chất dinh dưỡng này, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hồng cầu.

Cuối cùng, trong trường hợp nghi ngờ về vấn đề tủy xương, bác sĩ có thể đề xuất làm sinh thiết tủy xương để kiểm tra chức năng của tủy xương.

Quá trình chẩn đoán thiếu máu kết hợp thông tin lâm sàng và xét nghiệm huyết học giúp xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là những thông tin về thiếu máu và các nguyên nhân gây ra thiếu máu. Nếu bạn có các hiểu hiện nêu trên và có mong muốn thực hiện các xét nghiệm kiểm tra, hãy đến tại cơ sở y tế thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC gần nhất để được thăm khám, làm xét nghiệm đánh giá. Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm tận nơi tiện ích, giúp bạn chủ động trong việc sắp xếp thời gian xét nghiệm và không mất công tới bệnh viện.

Bạn có thể liên hệ đến số tổng đài sau của MEDLATEC - 1900 56 56 56 để được các Tổng đài viên tư vấn thêm về dịch vụ và hướng dẫn đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.