Tin tức

Nguyên nhân gây thâm sẹo và các loại thuốc trị sẹo thâm phổ biến

Ngày 01/08/2024
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Sẹo thâm luôn mang đến sự tự ti, mặc cảm bởi vì chúng khiến da kém đều màu, mất thẩm mỹ. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể lựa chọn nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm cả việc dùng thuốc trị sẹo thâm. Vậy nên chọn loại thuốc trị sẹo nào thì an toàn, hiệu quả trong vô vàn các loại sản phẩm hiện đang bán trên thị trường?

1. Một số nguyên nhân gây sẹo thâm

Sẹo thâm là tình trạng vùng da không bằng phẳng có màu nâu nhạt hoặc nâu đậm tùy mức độ nhưng sẽ sậm màu hơn so với vùng da xung quanh do sự tập trung của các hắc sắc tố. Tình trạng sẹo thâm có thể xuất hiện do một số nguyên nhân như sau:

  • Chăm sóc vết thương trong quá trình hồi phục chưa đúng cách. 
  • Để da tiếp xúc trực tiếp với nắng khi mới hình thành sẹo.
  • Do cơ địa tự nhiên của cơ thể tăng tiết hắc tố tại vùng da sẹo.
  • Sử dụng các loại gel, kem bôi trị sẹo không đúng thời điểm.
  • Sẹo do da bị mụn viêm, mụn nhọt.
  • Chăm sóc da mụn chưa đúng cách .
  • Thói quen nặn, cậy hoặc thường xuyên sờ tay trên nốt mụn tăng nguy cơ để lại sẹo thâm.

Sẹo thâm trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây mất tự tin

Sẹo thâm trên da ảnh hưởng đến thẩm mỹ và gây mất tự tin

2. Các loại thuốc trị sẹo thâm

Hiện nay, trên thị trường có đa dạng các loại thuốc trị sẹo thâm dành cho nhiều mức độ sẹo khác nhau, các loại thuốc này được chia thành 2 nhóm:

2.1. Thuốc bôi ngoài da

Thuốc bôi ngoài da giúp trị sẹo thâm là các sản phẩm thường bao gồm các chất sau:

  • Silicone y tế là hoạt chất phổ biến trong các loại sản phẩm cải thiện sẹo với khả năng hydrat hoá giúp vùng da nhờ đó giúp làm mờ thâm và làm phẳng bề mặt.

Thuốc trị sẹo thâm chứa silicone làm mờ thâm và phẳng bề mặt da hiệu quả

Thuốc trị sẹo thâm chứa silicone làm mờ thâm và phẳng bề mặt da hiệu quả

  • Peptide là một loại axit amin với tác dụng hỗ trợ quá trình tổng hợp protein tại vùng da bị tổn thương. Đồng thời hoạt chất này còn có khả năng bảo vệ da trước tia UV của ánh nắng mặt trời, làm giảm hắc sắc tố, tăng cường sản sinh collagen giúp cải thiện sẹo lồi.
  • Vitamin C có tác dụng làm sáng màu vùng da có sẹo lồi đồng thời hỗ trợ bảo vệ vùng da mới hồi phục sau tổn thương khỏi vi khuẩn và tác động từ môi trường.
  • Sản phẩm có chứa thành phần vitamin E khi thoa lên da giúp làm lành vết thương, làm mềm da và ức chế quá trình hình thành sắc tố melanin gây thâm, sạm vùng da sẹo.
  • Các loại thuốc bôi có chiết xuất từ lô hội (nha đam) với hoạt chất aloesin cũng góp phần làm dịu da, hỗ trợ hồi phục và tăng cường sản sinh collagen.

2.3. Bổ sung bằng đường uống

Ngoài cách bôi trực tiếp trên da thì bạn có thể bổ sung từ bên trong bằng các hoạt chất có khả năng hỗ trợ cải thiện tình trạng da sẹo thâm như:

  • Collagen dạng viên, dạng nước giúp kích thích sản sinh tế bào mới đồng thời tăng cường liên kết sợi mô dưới da. Bổ sung collagen trong quá trình da hồi phục giúp hạn chế tình trạng sẹo lõm cũng như vùng da sẹo bị thâm hoặc xơ cứng.
  • Vitamin C (axit ascorbic) có tính kháng viêm cao và khả năng kích thích sản sinh collagen giúp làm đầy vùng da bị tổn thương nhanh hơn. Vitamin C dạng uống còn giúp tăng cường hệ miễn dịch giúp bảo vệ da và cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường như tia UV, khói bụi, vi khuẩn,... Hoạt chất này được đánh giá cao về hiệu quả làm sáng vùng da xỉn màu hoặc sẹo thâm, đặc biệt đối với làn da mụn thường không đều màu. 

Viên uống vitamin C giúp ức chế melanin gây sạm da

Viên uống vitamin C giúp ức chế melanin gây sạm da

  • Viên nghệ với thành phần từ tinh bột nghệ tự nhiên là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng sẹo hiệu quả được ứng dụng từ xưa đến nay. Nghệ chứa thành phần kháng viêm giúp hồi phục vết thương, tăng cường lưu thông máu đến tế bào da từ đó giảm tình trạng thâm sạm. Ngoài ra, nghệ còn có khả năng chống viêm, chống oxy hóa giúp cải thiện làn da khỏe mạnh.

3. Tiêu chí chọn thuốc trị sẹo thâm

Để lựa chọn được sản phẩm thuốc trị sẹo thâm phù hợp, an toàn cho da, bạn cần lưu ý các tiêu chí sau:

3.1. Phù hợp với tình trạng sẹo

Đối với mỗi tình trạng da khác nhau phụ thuộc vào tình trạng vết thương, nguyên nhân gây sẹo, hình dáng sẹo,... sẽ có sản phẩm chứa thành phần phù hợp. Một số loại sẹo thâm thường gặp như: sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại, sẹo rỗ,... Khi lựa chọn thuốc trị sẹo thâm cần lưu ý về đặc điểm khuyến cáo dùng cho loại sẹo nào để tránh tình trạng dùng nhầm gây ra kết quả không mong muốn. 

3.2. Thành phần

Việc tìm hiểu và tham khảo thông tin thành phần trước khi sử dụng là rất cần thiết. Bởi vì mỗi thành phần, hoạt chất sẽ có tác động khác nhau đến làn da. Đặc biệt, làn da mới lành vết thương thường sẽ rất nhạy cảm. Chính vì thế, cần tránh các sản phẩm có thành phần mẫn cảm với làn da. Nếu không rõ về thành phần thuốc, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chính xác, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Kiểm tra thành phần sản phẩm để tránh gây mẫn cảm da

Kiểm tra thành phần sản phẩm để tránh gây mẫn cảm da

3.3. Nguồn gốc sản phẩm

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều loại thuốc trị sẹo thâm đến từ nhiều thương hiệu khác nhau, giá cả dao động trong nhiều phân khúc. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ, tránh lựa chọn phải sản phẩm có xuất xứ không rõ ràng, kém chất lượng. Những sản phẩm này thường kèm theo thông tin quảng cáo thu hút khiến không ít người “tiền mất tật mang". 

Do đó, bạn chỉ nên mua ở những địa chỉ bán hàng uy tín, chính hãng để đảm bảo an toàn, sản phẩm có nhãn mác đầy đủ, thông tin chi tiết. Hãy nâng cao cảnh giác với các sản phẩm được bán tràn lan trên mạng xã hội trước khi mua hàng.

4. Lưu ý sử dụng thuốc trị sẹo thâm đúng cách

Việc sử dụng sản phẩm trị sẹo chưa đúng cách cũng là nguyên nhân phổ biến khiến vùng da này khó cải thiện trở lại bình thường. Dưới đây là một số lưu ý không thể bỏ qua để phát huy tối đa công dụng sản phẩm trị sẹo thâm:

  • Vệ sinh da và rửa tay sạch sẽ trước khi bôi thuốc.
  • Khi thoa sản phẩm trên da nên thoa lớp mỏng, massage nhẹ nhàng để hoạt chất thẩm thấu hiệu quả vào da.

Thoa lớp mỏng massage để sản phẩm thẩm thấu vào da

Thoa lớp mỏng massage để sản phẩm thẩm thấu vào da

  • Cần tuân thủ liều lượng và hướng dẫn sử dụng sản phẩm để tránh dùng quá liều gây ảnh hưởng không tốt cho da.
  • Sử dụng thuốc trị sẹo thâm ở giai đoạn sau khi vết thương hở đã lành hoàn toàn để tránh thành phần của thuốc tiếp xúc gây tổn thương tế bào da.
  • Che chắn hoặc thoa kem chống nắng trên vùng da có sẹo thâm và hạn chế tối đa tiếp xúc với ánh nắng.
  • Cần kiên trì sử dụng từ 4 - 6 tuần để cảm nhận sự cải thiện của làn da.
  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin để giúp tăng cường làm mờ sẹo thương từ bên trong.

Hy vọng những thông tin chi tiết trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thuốc trị sẹo thâm. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc phù hợp. Một cơ sở y tế bạn có thể lựa chọn khi cần thăm khám và tư vấn các vấn đề về da là chuyên khoa Da liễu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn. 

Từ khoá: vết thương

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.