Tin tức

Nguyên nhân giảm cân do ung thư và 3 cách giúp hạn chế tình trạng này

Ngày 12/04/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Rất nhiều bệnh nhân ung thư, đặc biệt ở giai đoạn bệnh tiến triển sẽ có tình trạng sụt giảm cân nhanh chóng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng kháng bệnh, từ đó giảm sức khỏe, chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân giảm cân do ung thư là gì? Chế độ dinh dưỡng và luyện tập thế nào để duy trì cân nặng tốt hơn?

1. Bác sĩ giúp giải đáp chi tiết nguyên nhân giảm cân do ung thư

Sụt giảm cân do ung thư là tình trạng giảm trọng lượng cân nặng bao gồm cơ, mỡ và lượng nước trong cơ thể.  Bệnh nhân không chỉ giảm cân nặng thông thường mà các chức năng của cơ quan trong cơ thể đều bị ảnh hưởng, hiệu quả điều trị ung thư cũng suy giảm. 

Nguyên nhân giảm cân do ung thư

Bệnh nhân ung thư thường bị giảm cân nhanh chóng

Không phải tất cả các bệnh nhân bị ung thư đều sụt giảm cân, ngoài ra các bệnh ung thư khác nhau thì tỷ lệ suy mòn cũng khác nhau. Trong đó, ung thư đường tiêu hóa gây tỉ lệ sụt giảm cân nhanh cao nhất, đạt tới 80% bệnh nhân. Sau đó là ung thư vùng đầu cổ và ung thư nội tạng khác cũng thường gây sụt giảm cân nặng thất thường.

Giảm cân do ung thư bao gồm cả giảm khối lượng cơ và mỡ, trong đó sự giảm khối lượng cơ là cơ chế tự nhiên của cơ thể. Khi tế bào ung thư phát triển, xâm chiếm dần các tế bào lành và ảnh hưởng tới hoạt động của các cơ quan, cơ thể phải dùng protein khác để bù đắp, giữ lại chức năng tạng quan trọng đồng thời năng lượng cấp nuôi dưỡng tế bào bị thiếu hụt trầm trọng. Kết quả là sự giảm khối lượng cơ, giảm chức năng.

Bệnh nhân ung thư chán ăn, khó ăn hơn

Bệnh nhân ung thư chán ăn, khó ăn hơn

Cơ chế và nguyên nhân giảm cân do ung thư được giải thích như sau:

  • Cơ chế 1: Giảm lượng thức ăn đưa vào do các tác dụng phụ của điều trị như chán ăn, đầy bụng, buồn nôn. Đây là rối loạn tiêu hóa thường gặp ở bệnh nhân ung thư. 

  • Cơ chế 2: Chuyển hóa bất thường do khối u ung thư, khi các yếu tố ung thư được phóng thích gây ra quá trình viêm năng chuyển hóa cơ bản, các tế bào nghèo dinh dưỡng, năng lượng dẫn đến suy kiệt dần dần.

Mức độ sụt giảm cân do ung thư còn phụ thuộc vào giai đoạn của ung thư, cụ thể được chia thành 3 mức:

  • Tiền suy mòn: Lúc này bệnh nhân mới có dấu hiệu giảm cân nhẹ (dưới 5% thể trọng cơ thể), đi kèm với đó là chán ăn, mệt mỏi và ít bệnh nhân để tâm tới.

  • Suy mòn thực sự: Bệnh nhân sụt cân nhiều và nhanh, với lượng cân nặng giảm hơn 10% tổng thể trọng cơ thể, cùng với đó là tình trạng sức khỏe giảm sút, rối loạn chuyển hóa toàn thân.

  • Suy mòn trơ: Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất, cân nặng giảm nhanh và không kiểm soát, đi kèm với đó là tình trạng suy kiệt sức khỏe, không đáp ứng với điều trị. Đa phần bệnh nhân ung thư giai đoạn này chỉ có thể điều trị kéo dài sự sống, giảm mức suy kiệt.

2. Làm gì để hạn chế suy mòn giảm cân do ung thư hiệu quả?

Dựa trên cơ chế và nguyên nhân giảm cân do ung thư mà xây dựng phác đồ điều trị để giữ cân nặng ổn định cũng như đảm bảo sức khỏe tốt nhất đáp ứng điều trị bệnh. Dưới đây là những lưu ý quan trọng để đạt được mục tiêu trên:

Nhịn ăn là nguyên nhân gây giảm cân và suy giảm sức khỏe ở bệnh nhân ung thư

Nhịn ăn là nguyên nhân gây giảm cân và suy giảm sức khỏe ở bệnh nhân ung thư

2.1. Không nhịn ăn

Một số quan điểm được lan truyền đến khá nhiều người, trong đó không ít bệnh nhân ung thư đã tin tưởng và thực hiện là nên nhịn ăn hoặc ăn kiêng ít dinh dưỡng để làm teo khối u. Đây không phải là quan điểm đúng, thiếu hụt dinh dưỡng trong giai đoạn điều trị bệnh quan trọng càng khiến sức khỏe giảm sút, cơ thể gầy ốm và điều trị kém hiệu quả.

Ngoài hiệu quả từ phương pháp điều trị, khả năng đáp ứng của cơ thể cũng rất quan trọng. Muốn điều trị tốt, duy trì cân nặng, bệnh nhân cần thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp. Không tự ý nhịn ăn hoặc chỉ ăn uống tốt trong thời gian điều trị bệnh.

2.2. Duy trì vận động

Với nhiều bệnh nhân ung thư, do đau đớn và khối u cản trở, việc vận động dường như khó khăn hơn. Nhiều người quan niệm rằng bệnh nhân ung thư cần nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nhiều hơn. 

Song các chuyên gia cho rằng, dù trong giai đoạn điều trị hay sau điều trị, bệnh nhân ung thư cũng cần duy trì vận động, thể dục thể thao phù hợp với tình trạng sức khỏe. Thời gian tập luyện phù hợp là mỗi tuần 3 lần, mỗi lần khoảng 45 phút. 

2.3. Đúng và đủ dinh dưỡng

Dinh dưỡng được khuyến cáo nên tăng cường trong giai đoạn điều trị và sau điều trị ung thư gồm:

  • Protein: tăng cường bổ sung để thúc đẩy quá trình đồng hóa, tăng khối nạc, hạn chế tình trạng sụt cân.

  • Vitamin và khoáng chất: bổ sung thực phẩm xanh giàu Vitamin, muối khoáng giúp tăng cường miễn dịch, nhất là vitamin D,… cũng đảm bảo đáp ứng điều trị tốt hơn.

 Omega-3 là chất kháng viêm giúp ổn định chuyển hóa và cân nặng ở bệnh nhân ung thư

 Omega-3 là chất kháng viêm giúp ổn định chuyển hóa và cân nặng ở bệnh nhân ung thư

  • Hạn chế chất béo trong nội tạng động vật, món ăn chiên xào,…

  • Uống đủ nước: Nên uống từ > 2 lít nước mỗi ngày.

  • Omega-3: Giúp giảm sản xuất chất gây viêm, ổn định quá trình chuyển hóa từ đó cải thiện triệu chứng chán ăn và tăng hấp thu, ổn định cân nặng.

3. Một số lời khuyên cho các vấn đề dinh dưỡng bệnh nhân ung thư thường gặp phải

Bệnh nhân ung thư thường gặp phải rất nhiều vấn đề sức khỏe cũng như triệu chứng cản trở việc ăn uống, hấp thu. Cần cải thiện các triệu chứng này để bệnh nhân có thể ăn và hấp thu tốt hơn, đảm bảo duy trì cân nặng cũng như sức khỏe. Dưới đây là một số lời khuyên:

3.1. Lời khuyên cho bệnh nhân chán ăn

Để hạn chế ảnh hưởng xấu của tình trạng chán ăn, hãy cải thiện bằng cách:

  • Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày cho người bệnh.

  • Không nên chế biến quá nhiều thức ăn lỏng.

  • Trình bày món ăn đẹp mắt, ưu tiên thực phẩm bệnh nhân yêu thích.

  • Bổ sung món tráng miệng hoặc món ăn phụ giàu Protein, giàu năng lượng.

  • Tập thể dục hoặc đi bộ trước khi ăn để kích thích cảm giác đói.

3.2. Lời khuyên cho bệnh nhân khô miệng

Bạn có thể uống nhiều nước hơn, liên tục trong ngày để cải thiện tình trạng này, bên cạnh đó nên:

  • Chế biến thực phẩm dạng lỏng dễ ăn, tránh khô miệng.

  • Ưu tiên thực phẩm dạng ướt lỏng như: sinh tố trái cây, trái cây mềm, thức ăn kèm sốt hoặc kem.

  • Giữ gìn răng miệng sạch sẽ.

  • Nhai kẹo cao su để kích thích tăng tiết nước bọt.

  • Hạn chế thức uống kích thích, chứa nhiều cồn hoặc nước ngọt,…

Thực phẩm lỏng dễ hấp thu hơn với bệnh nhân ung thư

Thực phẩm lỏng dễ hấp thu hơn với bệnh nhân ung thư

3.3. Lời khuyên cho bệnh nhân bị thay đổi vị giác

Thay đổi vị giác khiến bệnh nhân ung thư gặp khó khăn hơn khi ăn uống, có thể cải thiện bằng cách:

  • Sử dụng thêm thảo mộc làm gia vị chế biến món ăn.

  • Ưu tiên thực phẩm tươi, nhất là trái cây tươi giàu Vitamin.

  • Có thể dùng thực phẩm có vị cay, chua nhẹ.

  • Đa dạng nguồn protein từ nhiều loại động vật.

Giảm cân do ung thư là tình trạng thường gặp do rối loạn chuyển hóa và giảm ăn uống, người bệnh có thể cải thiện vấn đề này với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.