Tin tức

Tìm hiểu các cách làm teo khối u và phương pháp phòng ngừa tái phát ung thư

Ngày 04/07/2025
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, khối u ác tính có thể lớn dần gây chèn ép cơ quan lân cận và di căn đến nhiều vị trí khác trên cơ thể. Vậy, có những cách làm teo khối u nào được áp dụng trong điều trị ung thư? Câu trả lời là hóa trị, xạ trị và một số liệu pháp khác.

1. Quá trình hình thành và phát triển của bệnh ung thư 

Quá trình hình thành cũng như phát triển của ung thư được mô tả khái quát như sau: 

  • Đột biến gen trong DNA của tế bào: Dưới sự tác động của hóa chất, tia UV từ mặt trời, ảnh hưởng của thuốc lá hoặc yếu tố di truyền, gen trong DNA của một số tế bào có thể bị biến đổi. Hệ quả là tế bào bị mất kiểm soát, tăng sinh quá mức. 
  • Hình thành khối u: Tế bào tăng sinh mất kiểm soát tạo điều kiện hình thành khối u. Theo đó, tế bào trong khối u lúc này thường tiếp tục phân chia, nhân lên nhanh chóng khiến kích thước khối u càng ngày càng tăng. 
  • Di căn và xâm lấn: Không dừng lại tại vị trí ban đầu, tế bào ung thư sẽ lan đến nhiều khu vực khác thông qua mạng lưới mạch máu hoặc dịch lưu thông. Không những vậy, chúng còn có thể xâm nhập, phá hủy các cơ quan cùng mô lân cận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 
  • Chuyển hóa và kháng điều trị: Tế bào ung thư có khả năng chuyển hóa, biến đổi thành nhiều dạng để thích ứng với quá trình điều trị. Chính bởi tính đa dạng của khả năng biến đổi khiến việc điều trị thêm khó khăn, tăng nguy cơ tái phát. 
  • Biến chứng gây suy giảm sức khỏe: Đến giai đoạn cuối, bệnh lý đã diễn biến nghiêm trọng khiến sức khỏe bị suy giảm. 

Ung thư khởi phát từ đột biến gen trong DNA của tế bào

Ung thư khởi phát từ đột biến gen trong DNA của tế bào 

2. Một số cách làm teo khối u ung thư 

Hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và trúng đích là các phương pháp có thể giúp thu nhỏ kích thước khối u

2.1. Hóa trị 

Đây là phương pháp điều trị tác động lên toàn thân, sử dụng thuốc hay hóa chất để tiêu diệt tế bào. Bên cạnh tế bào ác tính, tế bào khỏe mạnh cũng bị tổn thương trong quá trình hóa trị. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn. 

Thường thì sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần trải qua quá trình hóa trị nhằm tiêu diệt tế bào gây bệnh còn sót lại, ngăn chặn sự phát triển của khối u. 

Trong điều trị ung thư giai đoạn cuối, hóa trị có thể giúp thu nhỏ khối u, đồng thời kiểm soát triệu chứng khó chịu như đau, khó thở. Với trường hợp không thể phẫu thuật ngay, hóa trị cũng làm teo khối u, giúp quá trình phẫu thuật sau này dễ dàng hơn. 

Hóa trị là một trong những cách làm teo khối u

Hóa trị là một trong những cách làm teo khối u

2.2. Xạ trị 

Xạ trị là một trong những cách làm teo khối u trong điều trị ung thư. Phương pháp này thường được tiến hành sau phẫu thuật hoặc áp dụng trong trường hợp không thể phẫu thuật cắt bỏ khối u. 

Thay vì tác động toàn thân như hóa trị, xạ trị lại tập trung tác động cục bộ vào vị trí xuất hiện tế bào ung thư. Xạ trị đặc biệt hiệu quả với khối u lành tính hoặc ác tính ở giai đoạn đầu. 

2.3. Liệu pháp trúng đích 

Cơ chế tác động liệu pháp trúng đích là tấn công, ngăn chặn gen/protein chuyên biệt của tế bào ung thư, không cho khối u phát triển. 

Thông thường, các khối u tập trung khá nhiều mạch máu. Dưới sự tác động của liệu pháp trúng đích, những mạch máu này dần bị ngăn chặn, khiến lượng máu cung cấp cho khối u giảm theo. Từ đó, kích thước khối u cũng giảm dần, ngăn chặn quá trình tăng sinh. 

2.4. Liệu pháp miễn dịch 

Ngoài xạ trị, hóa trị và liệu pháp trúng đích, liệu pháp miễn dịch cũng là phương pháp giúp làm teo khối u. 

Theo nghiên cứu công bố trên University of Michigan Rogel Cancer Center, bệnh nhân ung thư phổi được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch Pembrolizumab kết hợp hóa trị đã giảm đáng kể kích thước khối u. Trong 616 bệnh nhân được áp dụng phác đồ điều trị thì tỷ lệ sống sót đạt 69% (cao hơn kết quả 49% bệnh nhân chỉ điều trị bằng hóa trị đơn thuần). 

Bên cạnh đó, nghiên cứu này còn chỉ ra rằng có khoảng 48% bệnh nhân được thu nhỏ kích thước khối u 30% so với trước khi điều trị. Điều này cho thấy so với hóa trị thông thường, việc kết hợp liệu pháp miễn dịch sẽ giúp giảm đáng kể kích thước khối u, kéo dài thời gian sống cho người bệnh. 

Hóa trị kết hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp giảm kích thước khối u

Hóa trị kết hợp sử dụng thuốc ức chế miễn dịch có thể giúp giảm kích thước khối u

3. Làm thế nào để phòng ngừa tái phát ung thư? 

Sau quá trình điều trị, người bệnh vẫn có nguy cơ bị tái phát ung thư. Để phần nào phòng ngừa nguy cơ tái phát, bệnh nhân nên áp dụng một vài biện pháp sau: 

3.1. Ăn uống lành mạnh 

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân sau điều trị ung thư cần đảm bảo yếu tố lành mạnh theo những tiêu chí dưới đây:

  • Ưu tiên bổ sung rau xanh, trái cây tươi. 
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn. 
  • Tích cực bổ sung ngũ cốc nguyên hạt vào chế độ ăn. 
  • Tránh tiêu thụ thực phẩm chế biến từ gạo trắng, đường tinh chế. 
  • Không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất gây kích thích. 

Ngũ cốc nguyên hạt nên được bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

Ngũ cốc nguyên hạt nên được bổ sung vào chế độ ăn của bệnh nhân ung thư

3.2. Bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết 

Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể cần được bổ sung sau quá trình điều trị nhằm đẩy nhanh tốc độ phục hồi, phòng ngừa tình trạng tái phát. Tuy nhiên, quá trình sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung vitamin, khoáng chất phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. 

3.3. Tập luyện thể dục 

Luyện tập thể dục hàng ngày là cách đơn giản để bệnh nhân giảm căng thẳng. Đồng thời, thói quen tập thể dục còn giúp giảm triệu chứng khó chịu như mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn nôn, tiêu chảy.

3.4. Giữ tinh thần lạc quan 

Thực tế, nhiều người bị ung thư dù đã điều trị nhưng vẫn lo lắng về nguy cơ tái phát. Tình trạng lo âu quá mức dễ khiến tinh thần suy sụp, ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Vì vậy, bệnh nhân nên cố gắng duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ, tin tưởng vào phác đồ điều trị bác sĩ chỉ định. 

3.5. Duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Sau quá trình điều trị tại viện, bệnh nhân vẫn cần duy trì kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện yếu tố nguy cơ, can thiệp điều trị kịp thời. Đặc biệt, người bệnh nên đi khám nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường như: 

  • Sốt cao hoặc cảm thấy ớn lạnh. 
  • Khó thở, ho kéo dài. 
  • Máu lẫn trong phân hoặc nước tiểu. 
  • Bị chảy máu hoặc xuất hiện vết bầm tím không rõ nguyên do. 
  • Rối loạn tiêu hóa biểu hiện thông qua triệu chứng tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, nôn ói, gặp khó khăn khi nuốt. 
  • Khối u, vết sưng tấy xuất hiện bất thường. 
  • Da nổi phát ban, dị ứng, ngứa ngáy. 
  • Thở khò khè. 
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên nhân. 
  • Xuất hiện cơn đau bất thường. 

Bài viết vừa tổng hợp 4 cách làm teo khối u được ứng dụng phổ biến trong điều trị ung thư, cùng đó là một số phương pháp phòng ngừa tái phát. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe, thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư, bạn nên khám tầm soát định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Từ khoá: ung thư khối u

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ