Tin tức
Xạ trị ung thư và 5 kiến thức quan trọng bệnh nhân cần biết
- 19/10/2022 | Những biến chứng sau xạ trị bệnh nhân không nên bỏ qua
- 19/08/2022 | Xạ trị ung thư áp dụng vào thời điểm nào và lưu ý khi xạ trị?
- 31/08/2022 | Xạ trị có đau không và các tác dụng phụ của xạ trị là gì?
- 14/07/2024 | Một lần xạ trị ung thư hết bao nhiêu tiền - Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí điều trị
- 12/05/2025 | Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến diễn ra như thế nào?
1. Tìm hiểu chung về xạ trị ung thư
xạ trị là phương pháp tiêu diệt tế bào ung thư bằng chùm tia X hoặc tia gamma với nguồn năng lượng cao. Phương pháp này được cho là có thể phá hủy DNA của tế bào, ngăn chặn quá trình phân chia tế bào, khiến chúng bị tiêu diệt.
Nếu như hóa trị tác động lên toàn cơ thể thì xạ trị lại tác động vào khu vực tập trung tế bào ung thư, ít ảnh hưởng đến tế bào khỏe mạnh. Bởi tác động theo hướng cục bộ nên xạ trị thường không áp dụng trong điều trị ung thư di căn. Mặc dù vậy, phương pháp này vẫn phát huy hiệu quả những tác dụng như:
- Thu nhỏ khối u, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.
- Phòng ngừa nguy cơ tái phát.
- Giảm nhẹ triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Xạ trị ung thư giúp tiêu diệt tế bào thông qua chùm tia X hoặc tia gamma
2. Những phương pháp xạ trị được ứng dụng phổ biến
Xạ trị ngoài và xạ trị áp sát là hai phương pháp điều trị ung thư được ứng dụng phổ biến hiện nay.
2.1. Xạ trị ngoài
Với xạ trị ngoài, chùm tia phóng xạ từ bên ngoài lần lượt tác động vào khối u bên trong cơ thể. Đây là phương pháp tác dụng tại chỗ, tập trung tác động đến khối u nguyên phát và hạch di căn hoặc khu vực lân cận dễ bị xâm lấn bởi các bướu.
Xạ trị ngoài tập trung tác dụng tại chỗ
2.2. Xạ trị áp sát
Ở phương pháp xạ trị áp sát, phóng xạ thể rắn hoặc thể lỏng sẽ được đưa vào bên trong cơ thể, tiếp cận khu vực cần xạ trị. Cụ thể:
- Phóng xạ rắn: Thường là dạng ống, dạng kim, dạng sợi hoặc hạt nhỏ, phiến mỏng sẽ được đặt gần vị trí khối u. Trong một số trường hợp, phóng xạ rắn còn được đặt vào trong khối bướu. Kỹ thuật xạ trị này chủ yếu tác động tại chỗ, tập trung vào một khu vực nhất định.
- Phóng xạ lỏng: Tác động đến từng mô cơ trên cơ thể, tiêu diệt hiệu quả tế bào ung thư. Phóng xạ có thể được đưa vào cơ thể theo đường uống hoặc đường tiêm, truyền tĩnh mạch. Tiếp theo, bức xạ được đào thải thông qua đường nước tiểu, mồ hôi hoặc nước bọt.
3. Xạ trị được kết hợp với phẫu thuật khi nào?
Thông thường, xạ trị sẽ phối hợp cùng phẫu thuật trong điều trị ung thư, nhằm tối ưu tác dụng tiêu diệt tế bào gây bệnh. Theo đó, xạ trị có thể thực hiện trước, trong hoặc sau phẫu thuật.
- Xạ trị trước khi phẫu thuật: Giúp làm giảm kích thước khối u, tạo thuận lợi cho quá trình phẫu thuật loại bỏ, phòng ngừa tình trạng tái phát.
- Xạ trị trong khi phẫu thuật: Tia phóng xạ được chiếu trực tiếp vào tế bào thay vì phải qua da. Nhờ vậy, phần mô khỏe mạnh cũng được bảo toàn tốt hơn.
- Xạ trị sau khi phẫu thuật: Giúp loại bỏ tế bào ung thư vi thể còn sót lại, khó phát hiện trong quá trình phẫu thuật.
Xạ trị có thể tiến hành trước, trong hoặc sau khi phẫu thuật
4. Tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình xạ trị
Mặc dù chủ yếu tác động tại chỗ, không xâm nhập khắp cơ thể như hóa trị nhưng xạ trị đôi khi vẫn khiến người bệnh gặp phải các tác dụng phụ như:
- Buồn nôn hoặc nôn ói.
- Đau đầu kèm theo triệu chứng chóng mặt (nếu xạ trị tại vùng đầu).
- Khả năng nghe suy giảm, sưng tai, ngứa tai (nếu xạ trị gần tai).
- Suy giảm trí nhớ tạm thời.
- Vùng da xạ trị nổi đỏ, ngứa rát, phồng rộp.
- Cơ thể mệt mỏi.
Trong quá trình xạ trị, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi
Thậm chí sau khi kết thúc xạ trị một vài tháng, tác dụng phụ hiếm gặp vẫn có thể xuất hiện ở người bệnh. Cụ thể là:
- Tuyến yên tổng hợp hormone kém.
- Dây thần kinh thị giác bị ảnh hưởng.
- Đục thủy tinh thể.
- Khả năng nghe suy giảm hoặc mất dần.
- Vùng da xạ trị bị chai sạn hoặc xuất hiện mẩn đỏ, nổi mụn, cháy, sưng tấy.
- Rối loạn tâm thần.
Phần lớn tác dụng phụ trong và sau quá trình xạ trị có thể được kiểm soát bằng một số loại thuốc, hoặc điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Do đó khi nhận thấy cơ thể khó chịu, bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn xử lý.
5. Lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư sau xạ trị
Để giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn, hạn chế tác dụng phụ sau quá trình xạ trị, bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh. Trong quá trình xây dựng thực đơn, bạn cần lưu ý:
- Tích cực bổ sung thực phẩm giàu protein: Đạm hay protein giữ vai trò quan trọng trong quá trình duy trì chức năng của các khối cơ, hỗ trợ tái tạo mô cơ, cải thiện khả năng miễn dịch. Sau khi xạ trị ung thư, có thể người bệnh có nhu cầu lớn về protein. Vì thế trong chế độ ăn hàng ngày, mọi người nên ưu tiên bổ sung thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt gà, cá, sữa và sản phẩm chế biến từ sữa, trứng, các loại đậu và sản phẩm chế biến từ loại thực phẩm này.
- Bổ sung thực phẩm giàu chất béo không bão hòa: Cá thu, cá hồi, trái bơ, dầu ô liu, óc chó, hạt hạnh nhân,... đều giàu chất béo không bão hòa. Đây là nhóm chất cần thiết giúp cơ thể phòng ngừa tình trạng viêm, thúc đẩy quá trình tạo mô mới thay thế mô tổn thương.
- Không quên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ: Những loại ngũ cốc lành mạnh như gạo lứt, yến mạch hay kiều mạch là nguồn bổ sung chất xơ dồi dào, giúp phòng ngừa táo bón, hỗ trợ tốt hoạt động tại đường tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn là nguồn cung cấp lượng carbohydrate phức, các loại vitamin cũng như khoáng chất thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể sau xạ trị.
- Bổ sung trái cây, rau, củ tươi: Nhóm thực phẩm này rất giàu carbohydrate phức, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể. Bên cạnh đó trong trái cây, rau, củ còn chứa nhiều vitamin, chất xơ cũng như khoáng chất tốt. Trong đó, bông cải xanh, ổi, ớt chuông,... là những loại thực phẩm giàu vitamin C hỗ trợ tốt cho hệ miễn dịch. Mặt khác một số hợp chất như beta caroten, phytochemical tìm thấy trong nhiều loại rau củ, trái cây cũng rất cần thiết cho quá trình chống oxy hóa, chống viêm ở bệnh nhân điều trị ung thư bằng phương pháp hóa trị.
Thịt giàu protein cần được bổ sung vào chế độ ăn cho bệnh nhân xạ trị ung thư
Bên cạnh bổ sung thực phẩm có lợi, bệnh nhân xạ trị ung thư cần lưu ý:
- Hạn chế tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn chứa hóa chất bảo quản, nghèo dinh dưỡng.
- Tránh xa chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa nhiều caffeine như cà phê, trà.
- Không sử dụng thực phẩm ôi thiu, có dấu hiệu mốc hỏng.
- Nên ăn làm nhiều bữa trong ngày.
- Ưu tiên món ăn mềm, dễ tiêu.
- Có thể bổ sung thức uống giàu dinh dưỡng như sữa, sinh tố bên cạnh nước lọc.
Xạ trị ung thư đặc biệt hiệu quả khi khối u chưa lan rộng, bệnh mới tiến triển ở giai đoạn đầu. Tùy theo thể trạng sức khỏe, đặc điểm bệnh lý, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xạ trị phù hợp. Để được tư vấn kỹ hơn về kỹ thuật điều trị này, bạn nên tìm đến chuyên khoa Ung bướu trực thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Nếu cần đặt lịch khám cụ thể, Quý khách vui lòng liên hệ số tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
