Tin tức
Nguyên nhân khiến tóc thưa? Biện pháp chữa tóc thưa hiệu quả
- 06/12/2022 | Bí quyết kích thích nhanh mọc tóc hiệu quả được nhiều người áp dụng
- 16/12/2022 | Ủ tóc có tác dụng gì và ủ như thế nào mới đúng?
- 05/12/2022 | Cứu rỗi mái tóc hư tổn, xơ rối bằng liệu pháp thiên nhiên
- 05/12/2022 | Viêm nang tóc do đâu và cách điều trị?
1. Nguyên nhân khiến tóc thưa
Tóc thưa là hiện tượng tóc lâu dài, mọc với tốc độ chậm và rụng nhiều. Tốc độ tóc rụng nhanh hơn so với tốc độ tóc mọc khiến tóc thưa và mỏng hơn. Những nguyên nhân có thể kể đến khiến tóc mỏng như sau:
1.1. Di truyền
Tình trạng tóc mọc mỏng và thưa có thể bắt nguồn từ sự di truyền. Trung bình một người có khoảng 50 - 150 nghìn sợi tóc. Số lượng tóc có thể ít hơn mức trung bình đối với một số gen, điều này khiến tóc mọc thưa thớt.
Tóc mọc thưa có thể xuất phát từ yếu tố di truyền
1.2. Thiếu dưỡng chất
Việc ăn uống không đủ dưỡng chất, không bổ sung đủ khoáng chất, vitamin và nước cho cơ thể khiến cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và làm tóc so với bình thường mọc yếu hơn.
1.3. Gội đầu sai cách
Da đầu có thể bị kích ứng khi dùng dầu gội không phù hợp, khiến tóc mọc chậm và rụng nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc gãi đầu hoặc chà xát quá mạnh cũng làm tổn thương da đầu.
1.4. Mắc bệnh về da đầu
Da đầu có những bệnh lý như viêm da đầu, gàu, nhờn, nấm,... cũng tác động đến sự tăng trưởng của tóc và khiến tóc trở nên mỏng và thưa hơn.
1.5. Nội tiết tố thay đổi
Nội tiết tố thay đổi thường xảy ra ở giai đoạn dậy thì, sau sinh, nữ giới có thai, tiền mãn kinh và độ tuổi mãn dục ở nam giới. Khi hormone cơ thể có sự thay đổi có thể dẫn đến hiện tượng tóc thưa. Bên cạnh đó, một vài nguyên nhân cũng làm gia tăng tình trạng tóc mọc thưa, mỏng là những người sinh sống, làm việc trong môi trường độc hại, khói bụi và không đảm bảo nguồn nước an toàn.
Thông thường, hiện tượng này xảy ra ở vùng đỉnh đầu, đây là vùng dễ bị thương tổn bởi những ngoại lực nhất, khiến khu vực này mọc thưa tóc.
Tóc rụng nhiều và mọc thưa khi thay đổi nội tiết tố
2. Tóc mọc ngày càng thưa có thể do nguyên nhân bệnh lý
Mặc dù chỉ nhìn qua tình trạng của tóc không thể tự chẩn đoán bệnh, tuy nhiên bạn có thể chắc chắn rằng mình phải tiến hành khám sức khỏe ở bộ phận nào:
2.1. Thiếu máu
Cơ thể con người cần chất sắt để sản xuất các tế bào máu, oxy sẽ được vận chuyển khắp cơ thể bằng những hồng cầu. Cơ thể không được bổ sung đủ sắt sẽ gây ra thiếu máu, nghĩa là số lượng hồng cầu được sản sinh ra khá ít. Khi đó, oxy cung cấp cho da đầu sẽ ít đi và chân tóc không nhận đủ chất dinh dưỡng và hậu quả là hiện tượng rụng tóc dần nhiều hơn, tóc thưa dần và lộ rõ cả da đầu.
Ngoài ra, bạn có thể phát hiện bệnh thiếu máu thông qua một vài dấu hiệu như mệt nhanh, người xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Lúc này, cách điều trị duy nhất là bổ sung sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, cơ thể sẽ khó hấp thụ chất sắt nếu thường xuyên sử dụng caffeine hay đồ uống có cồn hoặc thiếu vitamin C. Do đó, để giúp phục hồi mái tóc bạn cần bổ sung nhiều thực phẩm dồi dào chất sắt.
2.2. Rối loạn ăn uống
Vòng đời của tóc sẽ bị ảnh hưởng khi giảm sút tình trạng ăn uống, dẫn đến tốc độ máu lưu thông đến da đầu giảm dần. Từ đó, tóc sẽ dần rơi rụng và không còn óng mượt. Những người đột ngột giảm lượng calo nhằm mục đích hạn chế sự tăng cân và giảm cân nhanh chóng cũng khiến mái tóc xỉn màu và thưa mỏng.
Hiếm khi hiện tượng tóc thưa, tóc rụng kéo dài mãi mãi, tuy nhiên mái tóc sẽ khôi phục lại nếu bạn có một chế độ ăn giàu protein và cân bằng đủ chất. Việc bổ sung protein cho cơ thể vào buổi sáng là thời điểm đặc biệt quan trọng bởi chân tóc đang có mức protein thấp nhất và tóc được hình thành từ protein.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần bổ sung nhiều loại vitamin khác, nhất là các axit béo quan trọng, kẽm, vitamin nhóm B.
2.3. Hội chứng buồng trứng đa nang
PCOS (Hội chứng đa nang buồng trứng) ở nữ giới là do lượng hormone giới tính nam dư thừa. Hormone này làm cho phần tóc ở phía trước đầu mọc rất khó và thường diễn ra ở những bệnh nhân bị PCOS sinh ra trong gia đình có di truyền hói đầu. Bên cạnh đó, bệnh lý này còn dẫn đến sự tăng trưởng vượt trội của lông trên cơ thể và mặt.
Tóc sẽ mọc trở lại khi sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng hormone nam. Đồng thời việc thường xuyên mát xa da đầu sẽ giúp máu tăng cường lưu thông ở khu vực da đầu, giúp nuôi dưỡng nang tóc.
Tóc rụng, tóc thưa có thể là dấu hiệu mắc bệnh đa nang buồng trứng
2.4. Mắc bệnh tuyến giáp
Triệu chứng ban đầu cho biết bạn mắc bệnh về tuyến giáp là rụng tóc. Hormone tuyến giáp trong cơ thể quá ít hoặc quá nhiều đều ảnh hưởng đến vòng đời và sự chuyển hóa của tóc. Tóc thưa và rụng liên tục ở phía sau, đỉnh đầu và 2 bên.
Các biện pháp chữa trị hoặc thuốc đều có thể cải thiện được bệnh. Bạn cần bổ sung nhiều loại thức ăn giàu protein và mỗi sáng mát xa da đầu để tóc nhanh chóng mọc trở lại.
2.5. Stress
Tình trạng tóc thưa, hói đầu ở vùng trán hoặc 2 bên thái dương cũng có thể bắt nguồn khi cơ thể bị căng thẳng, khiến hệ thống miễn dịch quay ngược lại tấn công những tế bào tóc.
3. Cách điều trị tình trạng tóc thưa
Tóc thưa sẽ gây mất thẩm mỹ, đặc biệt là nữ giới bởi có thể dẫn đến hiện tượng hói đầu. Do đó, chữa trị tình trạng tóc mọc thưa, nhất là ở khu vực đỉnh đầu là rất cần thiết.
3.1. Massage da đầu thường xuyên
Máu dưới da đầu sẽ được kích thích lưu thông tốt hơn thông qua việc mát xa da đầu, từ đó giúp nang tóc phát triển. Có thể sử dụng dầu bưởi hoặc dầu ô liu khi mát xa để mang đến hiệu quả tốt hơn.
Thường xuyên mát xa da đầu giúp kích thích mọc tóc
3.2. Bổ sung dưỡng chất cho tóc
Để nang tóc phát triển và kích thích tóc mọc, việc bổ sung dưỡng chất là điều vô cùng cần thiết. Do đó, trong thực đơn ăn uống mỗi ngày nên cung cấp nhiều vitamin nhóm B và chất đạm. Hơn nữa, đối với những người đang có tình trạng tóc thưa, bổ sung một số thực phẩm như quả hạch, trứng, cá hồi,... là rất tốt.
3.3. Sử dụng dầu gội chuyên dụng
Tóc rụng quá nhiều có thể dẫn đến tình trạng tóc mọc thưa. Do đó, việc dùng dầu gội chuyên dùng ngăn ngừa rụng tóc và kích thích tóc mọc có thể giải quyết hiện tượng tóc mỏng và thưa.
3.4. Hạn chế tạo kiểu tóc và dùng hóa chất
Đối với những người có mái tóc mỏng, thưa, tóc sẽ ngày càng suy yếu và gãy rụng nếu sử dụng quá nhiều hóa chất để nhuộm màu, tạo kiểu cho tóc. Bên cạnh đó, việc sử dụng nhiệt cho tóc cũng cần được hạn chế.
Cần hạn chế tác dụng nhiệt lên tóc để ngăn ngừa tóc rụng, mọc thưa
3.5. Dùng thuốc mọc tóc
Một số trường hợp tóc rụng nhiều, thưa, mỏng có thể làm mất thẩm mỹ và các biện pháp chăm sóc tóc không mang lại hiệu quả tối ưu thì bạn có thể dùng thuốc mọc tóc.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên nhưng không thấy hiệu quả, bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ tư vấn và đưa ra giải pháp kịp thời. Một trong những địa chỉ gợi ý dành cho bạn là chuyên khoa Da liễu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.
Như vậy, tóc thưa tuy không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ và tạo ra một số khó khăn trong sinh hoạt. Do đó, bạn nên có biện pháp nuôi dưỡng tóc hiệu quả để kích thích tóc mọc nhiều, óng mượt và chắc khỏe hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!