Tin tức
Nguyên nhân khó thở sau khi ăn và phương hướng xử trí
- 21/08/2020 | Căn nguyên của triệu chứng khó thở, chóng mặt và hướng xử trí
- 21/08/2020 | Muốn cải thiện triệu chứng ho, khó thở, nên làm ngay điều này
1. Tại sao lại bị khó thở sau khi ăn?
- Ăn quá nhanh, quá nhiều
Bỗng nhiên ăn quá nhanh với một lượng thức ăn tiêu thụ quá nhiều rất dễ khiến cho bạn nuốt phải nhiều không khí, khiến cho dạ dày phình to hơn và ép vào cơ hoành nên sau khi ăn bị khó thở.
Ăn quá nhanh, quá nhiều có thể gây ra khó thở sau khi ăn
- Dị ứng thực phẩm
Khi ăn phải loại thực phẩm có chứa chất gây dị ứng, hệ miễn dịch sẽ phản ứng quá mức đối với thực phẩm hoặc chất chứa trong thực phẩm này và sinh ra hiện tượng khó thở sau khi ăn. Điển hình trong đó phải kể đến lạc, hải sản, lúa mì, hạt cải,...
- Béo phì
Người bị béo phì rất dễ bị khó thở sau mỗi bữa ăn vì lượng thức ăn đưa vào có thể gây tác động đè nén trọng lượng lên bụng. Ngoài ra, những người này còn dễ có nguy cơ mắc các bệnh như: đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim,...
- Rối loạn lo âu
Đây là một loại bệnh tâm lý gây ra cho người bệnh các dấu hiệu như bồn chồn, sợ hãi, hoang tưởng, ám ảnh, khó thở,....
- Bệnh đường thở hoặc bệnh phổi
Nếu có vấn đề về phổi và đường thở sẽ rất dễ bị hụt hơi sau khi ăn. Điều này được lý giải do sự tồn tại của đờm hoặc chất nhầy làm tắc đường hô hấp, khiến việc di chuyển vào và ra khỏi phổi của không khí trở nên khó khăn. Đặc biệt, những người bị viêm phế quản hoặc tắc nghẽn phổi mạn tính thì triệu chứng khó thở sau khi ăn càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Rối loạn nhịp tim
Hầu hết các trường hợp bị rối loạn nhịp tim nhẹ không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng khi bệnh đã chuyển nặng có thể gây ra các triệu chứng: khó thở ngay sau khi ăn, tức ngực, ngất xỉu,...
- Trào ngược dạ dày - thực quản
Trào ngược dạ dày - thực quản gây ra một số triệu chứng như: khó nuốt, khó thở sau khi ăn, ho khan, thắt nghẹt ở bụng dưới,... Nguyên nhân của điều này là do nên acid và thực phẩm từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản, tràn vào các đường dẫn khí làm cho chúng bị co lại. Mặt khác, axit dịch vị kích thích các dây thần kinh hô hấp dưới cơ thực quản khiến cho cơ trơn vùng này co lại. Thêm vào đó, sự dung nạp một lượng lớn thức ăn cùng một lúc làm cho khí quản bị chèn ép, gián đoạn đường dẫn khí nên từ đó sinh ra khó thở.
Bệnh trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị khó thở sau mỗi bữa ăn
- Thoát vị gián đoạn
Bệnh lý này xảy ra khi dạ dày co bóp bên cạnh ống dẫn thức ăn và khiến cho một phần của dạ dày trượt lên rồi nhô vào khoang ngực. Đây là một loại thoát vị chỉ xảy ra tạm thời nhưng nếu phát triển quá lớn nó có thể đẩy vào cơ hoành và làm phổi bị đè bẹp từ đó sinh ra hiện tượng khó thở, đau ngực, khó nuốt,... Những triệu chứng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn sau ăn do dạ dày đầy làm tăng áp lực cho cơ hoành.
2. Làm cách nào để giảm khó thở sau khi ăn?
2.1. Thăm khám bác sĩ
Triệu chứng khó thở sau khi ăn ở mỗi người khác nhau về mức độ. Nếu cơn khó thở chỉ nhẹ, không quá khó chịu, tốt nhất nên dừng mọi hoạt động lại, tựa vào đâu đó hoặc trong tư thế nửa nằm nửa ngồi, vai và cánh tay buông thõng, dùng tay xoa ngực để cải thiện tình trạng này. Hãy lưu ý rằng trong quá trình thực hiện thao tác đó cần hít thở bình thường, đều đặn và nhẹ nhàng.
Thường xuyên xảy ra tình trạng khó thở sau khi ăn hoặc gặp các triệu chứng sau đây là trường hợp cần được gặp bác sĩ càng sớm càng tốt:
- Cảm giác ngực phải chịu áp lực hoặc bị đau.
- Nằm thẳng bị khó thở.
- Chóng mặt, thở khò khè.
- Ớn lạnh, ho, sốt.
- Đầu ngón tay hoặc môi có màu xanh.
- Mắt cá chân hoặc bàn chân bị sưng.
Sở dĩ chúng tôi khuyên bạn đến gặp bác sĩ trong tình huống trên là bởi đôi khi khó thở sau khi ăn có thể cảnh báo một vấn đề nào đó về sức khỏe. Khi không biết vì sao bị khó thở mà cứ để tình trạng này sẽ vô cùng nguy hiểm.
Thăm khám và làm những kiểm tra cần thiết mà bác sĩ yêu cầu sẽ giúp bạn tìm ra được nguyên nhân gây khó thở. Tiếp sau đó, khi đã chẩn đoán được bệnh, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra triệu chứng này mà bác sĩ sẽ có hướng điều trị riêng cho từng bệnh nhân sao cho đạt được hiệu quả cao nhất.
Thăm khám bác sĩ là cách tốt nhất để tìm ra nguyên nhân gây khó thở
Thực tế cho thấy, có không ít trường hợp khi bị khó thở thường tham khảo kinh nghiệm của người khác, tự ý mua thuốc điều trị tại nhà. Việc làm này là tuyệt đối không nên bởi khi ấy chưa xác định được đúng căn nguyên gây khó thở nên nó không có cơ sở đẩy lùi bệnh, chẳng những thế nó còn có thể khiến cho tình trạng sức khỏe của bạn trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn.
2.2. Một số điều cần lưu ý
Bên cạnh sự can thiệp y tế như đã nói ở trên, người bị khó thở sau khi ăn cũng cần lưu ý:
- Trong khi ăn cần nhai chậm và nhai kỹ.
- Trước và sau khi ăn cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút. Ngay sau khi ăn cần tránh nằm ngủ ngay, tốt nhất chỉ nằm sau khi ăn ít nhất 1 - 2 tiếng.
- Duy trì thể dục thường xuyên nhưng chỉ nên tập sau bữa ăn ít nhất 2 tiếng.
- Hạn chế tối đa việc ăn thực phẩm chế biến sẵn.
- Khi khó thở không nên ăn tiếp vì nó có thể bẫy khí khiến cho tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
- Giảm thực phẩm chứa nhiều đường bởi chúng rất dễ gây ra mệt mỏi.
- Tăng cường bổ sung hoa quả tươi, rau cải, ngũ cốc nguyên hạt và cá nước lạnh.
- Dừng hút thuốc lá và tránh xa những nơi có khói thuốc.
Không phải cứ bị khó thở sau khi ăn là sức khỏe đang có vấn đề và cũng không ai giống ai về lý do gây nên hiện tượng này. Vì thế, chủ động thăm khám ở cơ sở y tế uy tín luôn là việc khuyến cáo cần được ưu tiên hàng đầu. Bên cạnh các bệnh viện công lập, khi bị khó thở mà chưa biết nên làm gì bạn có thể đến trực tiếp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hoặc gọi tổng đài 1900 56 56 56, chuyên viên y tế sẽ giúp bạn có được những lời khuyên hữu ích.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!