Tin tức

Nguyên nhân són tiểu là gì? Vì sao phụ nữ dễ bị són tiểu hơn nam giới?

Ngày 21/09/2022
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Bệnh són tiểu có thể gặp cả hai giới nhưng phổ biến hơn ở nữ giới. Bệnh không chỉ gây ra những bất tiện cuộc sống sinh hoạt mà còn khiến chị em mặc cảm, tự ti. Bên cạnh đó, tình trạng són tiểu kéo dài còn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh viêm nhiễm. Vậy nguyên nhân són tiểu là gì? Vì sao phụ nữ lại bị són tiểu nhiều hơn nam giới. 

1. Són tiểu là gì? Biểu hiện của bệnh són tiểu ra sao?

Són tiểu là hiện tượng bệnh nhân không thể nhịn tiểu quá lâu, nước tiểu có thể bị rò rỉ ra ngoài với lượng khác nhau ở từng đối tượng bệnh. Són tiểu được chia thành nhiều loại khác nhau và kèm theo những biểu hiện như sau: 

 Són tiểu gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh  Són tiểu gây ra nhiều phiền phức cho người bệnh

- Khi bệnh nhân thực hiện một số hành động dẫn đến tăng áp lực bàng quang có thể dẫn đến tình trạng nước tiểu bị rò rỉ ra ngoài. 

- Són tiểu cấp: Các cơ bàng quang co quá sớm và các kiểm soát thông thường bị hạn chế. Là những trường hợp người bệnh đột nhiên buồn tiểu gấp, thậm chí họ tiểu ngay khi chưa kịp đến nhà vệ sinh, có thể xảy ra vào cả ban ngày và ban đêm. 

- Tiểu són khi giãn bàng quang: Xảy ra khi có cản trở trên niệu đạo, ảnh hưởng đến bàng quang và gây ra bí tiểu mãn tính. Khi đó áp lực trên chỗ tắc nghẽn sẽ tăng, dẫn đến việc các cơ chế đào thải nước tiểu bị lỗi và nước tiểu có thể bị rò rỉ qua các tắc nghẽn theo thời gian. Đây là những trường hợp người bệnh đi tiểu liên tục với lượng tiểu ít do bàng quang lúc nào cũng có nước tiểu. 

- Són tiểu chức năng: Nếu không xảy ra bất thường trong hệ tiết niệu hoặc dây thần kinh điều khiển bàng quang. 

- Són tiểu hỗn hợp: Là trường hợp bệnh nhân gặp phải các triệu chứng són tiểu của tất cả các loại són tiểu đã kể gồm tiểu són áp lực và tiểu són cấp kỳ.  

Nếu có những biểu hiện dưới đây, bệnh nhân nên đi khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị bệnh: 

- Luôn cảm thấy không thoải mái về tình trạng són tiểu. 

- Thường xuyên bị són tiểu gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày. 

- Tình trạng són tiểu dẫn đến việc hạn chế hoạt động giao tiếp xã hội. 

- Khi người bệnh di chuyển nhanh đến nhà vệ sinh có nguy cơ cao bị té ngã. 

2. Nguyên nhân són tiểu là gì? Vì sao phụ nữ dễ bị són tiểu hơn nam giới?

2.1. Những nguyên nhân són tiểu

- Nguyên nhân tạm thời: Không phải là do bệnh lý mà són tiểu có thể do thói quen sinh hoạt hàng ngày gây ra, chẳng hạn như: 

+ Vận động: Những người lao động nặng, thường xuyên vận động thể chất với cường độ cao (nhất là một số môn như đạp xe, nâng tạ, chạy bộ,…),… sẽ gây áp lực cho bàng quang và từ đó dẫn đến són tiểu. Bên cạnh đó, một số phản ứng đột ngột như ho, hắt hơi,… cũng có thể dẫn đến són tiểu. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiểu không tự chủ

+ Dinh dưỡng: Chế độ ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân dẫn đến són tiểu tạm thời. Chẳng hạn như thói quen tiêu thụ các loại đồ uống có chứa caffeine, bia rượu,…

+ Tác dụng phụ của thuốc: Khi sử dụng các loại thuốc điều trị, người bệnh cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ của thuốc, trong đó bao gồm tình trạng són tiểu. Do đó, nếu bắt buộc phải sử dụng một số loại thuốc này, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được điều chỉnh phác đồ điều trị phù hợp hơn. 

- Nguyên nhân gây són tiểu dai dẳng

+ Do độ tuổi: Theo thời gian, cơ thắt niệu đạo bị lão hóa. Đó cũng chính là lý do khiến tình trạng són tiểu, tiểu nhiều, tiểu rắt diễn ra thường xuyên. 

+ Thừa cân: Với những trường hợp thừa cân béo phì, trọng lượng của cơ thể sẽ gây ra những áp lực nhất định lên bàng quang. Theo thời gian, các cơ trong cơ thể sẽ bị suy yếu, vì thế bàng quang không thể chứa nhiều nước tiểu như bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến són tiểu. 

+ Di chứng sau phẫu thuật và một số tác dụng phụ của thuốc gây mê sẽ khiến cho các cơ vùng chậu bị suy yếu và làm tăng nguy cơ són tiểu. 

2.2. Vì sao phụ nữ dễ bị són tiểu hơn nam giới?

Cơ quan niệu đạo của nữ giới thường ngắn hơn nam giới. Hơn nữa, thể trạng sức khỏe của chị em thường thay đổi do sự thay đổi về nội tiết tố nên có nguy cơ són tiểu cao hơn nam giới: 

+ Đối với phụ nữ đang mang thai:Tử cung ngày càng lớn sẽ chèn ép các cơ quan, gây áp lực lên bàng quang. Vì thế phụ nữ sẽ đi tiểu nhiều hơn và thường xuyên dẫn đến tình trạng són tiểu. Những trường hợp gần đến ngày sinh nở, hiện tượng són tiểu cũng dễ gây nhầm lẫn với tình trạng rỉ ối. 

Phụ nữ mang thai có nguy cơ són tiểu cao hơn những đối tượng khác

Phụ nữ mang thai có nguy cơ són tiểu cao hơn những đối tượng khác

+ Đối với phụ nữ sau sinh, nhất là những chị em đã trải qua nhiều lần sinh nở, thai nhi có trọng lượng lớn,… có thể dẫn tới tình trạng cơ sàn chậu bị suy yếu. Ngoài ra, những trường hợp gặp phải di chứng sa tử cung và bàng quang cũng có thể dẫn đến són tiểu. 

+ Đối với phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh: Cơ thể bị sụt giảm nội tiết tố đáng kể khiến cho mô niêm mạc bàng quang và niệu đạo bị yếu đi, từ đó làm tăng nguy cơ són tiểu. 

3. Một số phương pháp điều trị són tiểu 

Để điều trị dứt điểm tình trạng són tiểu, cần xác định và điều trị theo nguyên nhân. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện một số lưu ý dưới đây: 

- Tránh táo bón, tập thói quen đi vệ sinh, thay đổi cách uống nước.

Chế độ ăn uống khoa học làm giảm nguy cơ són tiểu

Chế độ ăn uống khoa học làm giảm nguy cơ són tiểu

- Điều chỉnh chế độ ăn: Nên bổ sung chế độ ăn khoa học, hợp lý và đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, giúp cơ thể tăng cường đề kháng. Hạn chế các loại đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá. 

- Áp dụng chế độ vận động, tập luyện vừa phải: Không nên làm việc quá sức và chỉ nên lựa chọn những bài tập phù hợp với sức mình, tránh gây áp lực lên vùng chậu và bàng quang. 

- Thăm khám sức khỏe kịp thời: Nếu có biểu hiện bất thường cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về nguyên nhân són tiểu và một số phương pháp khắc phục bệnh. Nếu còn thắc mắc cần được giải đáp hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, bạn chỉ cần nhấc máy và liên hệ đến đường dây nóng 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đội ngũ nhân viên tư vấn của bệnh viện luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.