Tin tức
Nguyên nhân thoát vị bẹn và các biến chứng có thể gặp sau điều trị
- 20/07/2021 | Bác sĩ giải đáp: Khi nào cần đi khám thoát vị bẹn?
- 24/07/2021 | Cập nhật phương pháp và chi phí mổ thoát vị bẹn mới nhất
- 20/07/2021 | Bệnh thoát vị bẹn: Tổng quan thông tin cần biết!
1. Thoát vị bẹn là gì?
Để tìm hiểu nguyên nhân thoát vị bẹn, cùng MEDLATEC đưa ra khái niệm về bệnh lý trước tiên nhé.
Thoát vị bẹn là tình trạng các tạng ở trong ổ bụng rời khỏi vị trí, chui qua ống bẹn hoặc các điểm yếu tự nhiên của thành bụng vùng trên nếp bẹn, chui xuống dưới da hoặc xuống vùng bìu. Đây là loại thoát bị thường gặp nhất của thành bụng. Thoát vị có thể xảy ra ở 1 bên hoặc cả 2 bên bẹn.
Thoát vị bẹn có thể gặp ở cả nam và nữ, tuy nhiên, tỷ lệ mắc ở nam giới là cao hơn cả, đặc biệt là với người cao tuổi. Bệnh lý được chia thành hai dạng thường gặp là thoát vị bẹn trực tiếp và gián tiếp (bẩm sinh).
Thoát vị bẹn là bệnh lý có thể gặp ở nhiều đối tượng, đặc biệt là với người già
2. Nguyên nhân thoát vị bẹn là gì?
Thoát vị bẹn có thể mắc phải ngay từ khi mới sinh hoặc đột ngột xuất hiện.
Thoát vị bẹn gián tiếp
Theo nhiều nghiên cứu, nguyên nhân thoát vị bẹn gián tiếp là do sự có mặt của ống phúc tinh mạc. Sự tồn tại của ống phúc tinh mạc như một túi thoát vị gián tiếp của cơ thể. Điều này khiến các tạng dễ dàng di chuyển khỏi vị trí hơn thông thường.
Trẻ em có thể bị thoát vị bẹn nếu cấu trúc ống phúc tinh mạc không được đóng lại hoàn toàn sau sinh. Theo nghiên cứu, có khoảng 2 - 3% trẻ sơ sinh là nam và 1% trẻ sơ sinh là nữ mắc thoát vị bẹn.
Thoát vị bẹn trực tiếp
Nguyên nhân thoát vị bẹn trực tiếp có thể kể đến như:
-
Sự suy yếu của thành bụng, các cơ quan vùng bẹn cùng với sự tăng áp lực ở các vị trí thoát bẹn. Nguyên nhân thoát vị bẹn này thường gặp ở người cao tuổi, người làm việc nặng quá sức.
-
Ảnh hưởng của một vài bệnh lý làm mất lớp Collagen ở trong mô, gây suy yếu thành bụng và tạo điều kiện cho tạng thoát ra ngoài vị trí.
Bên cạnh đó, các yếu tố thuận lợi khiến gia tăng áp lực và suy yếu thành bụng, làm tăng nguy cơ mắc thoát vị bẹn có thể kể đến như:
-
Giới tính: Nam giới là đối tượng có nguy cơ và tỷ lệ mắc thoát vị bẹn cao hơn so với nữ giới.
-
Ảnh hưởng từ các bệnh lý: ho mãn tính, người bị táo bón kéo dài,… Đây đều là các bệnh gây áp lực lên thành bụng, hậu môn và dạ dày.
-
Cân nặng: Người béo phì, thừa cân gây ra các áp lực lớn ở thành vùng, khiến các cơ ở khu vực này căng ra. Lâu dài dẫn đến thoát vị.
-
Mang thai: Mẹ bầu do sự đè ép của em bé lên cơ bụng, sinh ra các khu vực yếu, làm tăng nguy cơ mắc thoát vị bẹn hơn bình thường.
-
Lao động quá sức: thường xuyên làm việc nặng, bê vác, người có khối u lớn trong ổ bụng,... có thể khiến cơ bụng bị bục, giãn, và trở thành nguyên nhân thoát vị bẹn.
Phụ nữ mang thai là đối tượng có thể bị thoát vị bẹn cao
3. Triệu chứng bệnh lý
Người mắc thoát vị bẹn thường có những triệu chứng như sau:
-
Bị phình nhỏ dưới da ở một hoặc cả hai bên háng. Triệu chứng có thể biến mất khi bệnh nhân ngồi xuống.
-
Cảm thấy bìu bị sưng tấy đỏ hoặc giãn lớn ở nam giới.
-
Có cảm giác đau nhói ở bẹn, đặc biệt là khi bê đồ nặng, ho, hoặc vận động quá sức.
Bệnh lý khiến người bệnh luôn có cảm giác đau nhức một hoặc cả hai bên bẹn
4. Các biến chứng của bệnh lý
Thoát vị bẹn khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm
Thoát vị nghẹt
Là tình trạng các mô hoặc túi thoát vị bị xoắn loại, lâu dài có thể gây hoại tử do không được cung cấp đủ máu. Người bệnh có thể xuất hiện kèm theo các triệu chứng như đau, viêm, sừng vùng thoát vị, sốt cao,…
Thoát vị kẹt
Xảy ra khi mô mỡ, một phần ruột hoặc thậm trí là buồng trứng kẹt lại bên trong túi thoát vị. Người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy nôn nao, táo báo, căng đau tại vị trí thoát vị.
5. Các rủi ro có thể gặp phải sau mổ thoát vị bẹn
Mổ thoát vị bẹn là an toàn, mặc dù có tỷ lệ rất thấp nhưng sau khi phẫu thuật người bệnh có thể gặp phải các rủi ro.
Các biến chứng sau mổ sớm
Gồm có:
-
Chảy máu tại vị trí mổ thoát vị.
-
Nam giới bị bầm tím và có các cảm giác sưng đau ở tinh hoàn.
-
Đau và tê ở một hoặc cả hai bên bẹn. Nguyên nhân có thể là do sự hư hỏng hoặc mắc kẹt của dây thần kinh sau phẫu thuật.
-
Tụ huyết và dịch ở bìu của nam giới. Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lưu thông, cung cấp máu cho tinh hoàn.
Các biến chứng muộn sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật một thời gian, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng như:
-
Thoát vị bẹn tái phát, đặc biệt phổ biến ở người già, người bị thoát vị bẹn trực tiếp trước đó.
-
Đau nhức kéo dài. Tình trạng này sẽ được giảm dần sau 2 năm.
-
Giảm cảm giác tại vị trí vết mổ hoặc xung quanh vết mổ.
-
Tinh hoàn bị teo lại. Bệnh nhân là nam giới có thể gặp phải các vấn đề về sinh lý, sức khỏe sinh sản.
Thoát vị bẹn có thể tái phát trở lại, đặc biệt là đối với người cao tuổi
Biến chứng sau phẫu thuật thoát vị bẹn có thể xảy ra với bất cứ ai. Do đó, để giảm thiểu nguy cơ gặp phải rủi ro, nên lưu ý các vấn đề sau:
-
Sớm thực hiện phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh lý, tăng cơ hội chữa trị triệt để và thành công bệnh.
-
Chú ý vệ sinh, chăm sóc vết mổ và sức khỏe sau phẫu thuật. Đặc biệt không nên lao động mạnh, quá sức.
-
Thay đổi chế độ ăn uống, có cho mình một lối sống khoa học hơn. Nên tập luyện thể dục mỗi ngày với cường độ vừa phải.
-
Lựa chọn và thực hiện thăm khám, phẫu thuật tại các địa chỉ, cơ sở y tế uy tín.
Trên đây là những chia sẻ về nguyên nhân thoát vị bẹn cùng những thông tin liên quan đến bệnh lý. Thăm khám và điều trị bệnh lý là thực sự cần thiết nếu bạn đang gặp phải căn bệnh này.
Để được giải đáp thêm các thắc mắc về thoát vị bẹn, vui lòng gọi tới 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!